Đề khảo sát chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Toàn (Có đáp án)

docx 5 trang thaodu 3480
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Toàn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_khao_sat_chat_luong_giai_doan_iii_mon_ngu_van_lop_8_nam_h.docx

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Toàn (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT NAM TRỰC ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GĐIII TRƯỜNG THCS NAM TOÀN Năm học: 2016 -2017 Môn: Ngữ văn 8 (Thêi gian lµm bµi : 120 phót. Kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò) PHẦN I: Trắc nghiệm (2,0 điểm) Hãy chọn phương án đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm. Câu 1. Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” thuộc thể thơ nào? A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Ngũ ngôn tứ tuyệt C. Thất ngôn bát cú D. Song thất lục bát Câu 2. Thơ của tác giả nào được coi là gạch nối giữa hai nền thơ cổ điển và hiện đại Việt Nam? A. Trần Tuấn Khải B. Tản Đà C. Phan Bội Châu D. Phan Châu Trinh Câu 3. Tác phẩm nào dưới đây không thuộc thể loại nghị luận trung đại? A. Chiếu dời đô B. Hịch tướng sĩ. C. Nhớ rừng D. Bình Ngô đại cáo Câu 4. Đọc hai câu thơ sau và cho biết: "Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ- Khắp dân làng tấp nập đón ghe về"(Tế Hanh), thuộc hành động nói nào? A. Hỏi B. Trình bày C. Điều khiển D. Bộc lộ cảm xúc Câu 5. Tác phẩm “Hịch tướng sĩ” được viết vào thời kì nào? A. Thời kì nước ta chống quân Tống B. Thời kì nước ta chống quân Thanh C. Thời kì nước ta chống quân Minh
  2. D. Thời kì nước ta chống quân Nguyên Câu 6. Giọng điệu chủ đạo của bài thơ “Nhớ rừng” của (Thế Lữ) là gì? A. Bay bổng, lãng mạn B. Thống thiết, bi tráng, uất ức C. Nhỏ nhẹ, trầm lắng D. Sôi nổi, hào hùng Câu 7. Yêu cầu về lời văn của bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh là gì? A. Có tính hình tượng B. Có nhịp điệu, giàu cảm xúc C. Có tính hàm xúc D. Có tính chính xác và biểu cảm Câu 8. Dòng nào phù hợp với nghĩa của từ “thắng địa” trong câu: “Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa.” (Chiếu dời đô)? A. Đất có phong cảnh đẹp B. Đất có phong thủy tốt C. Đất trù phú, giàu có D. Đất có phong cảnh và địa thế đẹp PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm) Câu 1 (1,0 điểm): Em hãy cho biết: Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố nào? Câu 2 (2,0 điểm): Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh cá bạc, chiếc buồm vôi, Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!” (Quê hương – Tế Hanh) Câu 3 (5.0 điểm): Giới thiệu bài thơ “ Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh
  3. Phòng GD &ĐT Nam Trực Hướng dẫn chấm đề khảo sát chất lượng giai đoạn 3 Trường THCS Nam Toàn Môn: Ngữ văn 8 Năm học: 2016 -2017 PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm) – Yêu cầu: Học sinh viết lại chữ cái đầu câu trả lời đúng (trong các câu trả lời sau mỗi câu hỏi). Mỗi câu đúng được 0,25 điểm, trả lời sai hoặc thừa thì không cho điểm. – Đáp án: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A B C B D B D D PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm) Câu Yêu cầu về nội dung Điểm Câu 1 (1,0 điểm) – Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: Nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ; phong tục tập quán; lịch sử riêng; chế độ chủ quyền riêng. – Với những yếu tố căn băn này, tác giả đã đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh về quôc gia, dân tộc đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng (0,5đ) (0,5đ) Câu 2 (2,0 điểm) * Học sinh cảm nhận được: – Giới thiệu khái quát nội dung của đoạn thơ: Tế Hanh đã trực tiếp bày tỏ nỗi nhớ của mình về làng quê miền biển thật cảm động – Nỗi nhớ ấy luôn thường trực trong ông qua hình ảnh “luôn tưởng nhớ”. Quê hương hiện lên cụ thể với một loạt hình ảnh quen thuộc, gần gũi: màu nước xanh, cá bạc, buồm vôi, con thuyền và “mùi nồng mặn” đặc trưng của quê hương làng chài – Tác giả sử dụng điệp từ “nhớ”, phép liệt kê, kết hợp câu cảm thán góp phần làm nổi bật tình cảm trong sáng tha thiết của người con với quê hương yêu dấu. Đoạn thơ như lời nhắc nhở chúng ta nhớ về cội nguồn, quê hương, đất nước 0,25 đ 1,0 đ 0,75 đ Câu 3 (5,0 điểm) a,Mở bài: ( 0,5 điểm) Giới thiệu được tác giả, tác phẩm cần thuyết minh b, Thân bài: ( 4 điểm) Yêu cầu:
  4. Bài viết phải đầy đủ các phần theo yêu cầu sau: - Cuộc đời và sự nghiệp của Bác 0,5 điểm + Cuộc đời : HS phải giới thiệu được năm sinh ,năm mất của Bác, tên khai sinh, quê quán 0.25đ Giới thiệu được nguồn gốc xuất thân, tư chất thông minh, chăm chỉ, ham tìm hiểu ngay từ khi còn nhỏ. Giới thiệu được công lớn của Người là sáng lập Đảng cộng sản VN, dẫn dắt nhân ta thoát khỏi ách nô lệ lầm than. Cuộc đời của người là những chuyến đi 5 châu 4 bể để tìm ra con đường cứu nước cứu dân. + Sự nghiệp 0,25 đ HS phải thiệu được ngay từ khi còn nhỏ nguyễn Sinh Cung đã sớm có năng khiếu văn học nhưng Người chưa bao giờ có ý định xây dựng cho mình 1 sự nghiệp văn chương. Nhưng vì hoàn cảnh nước mất nhà tan nhân dân nô lệ tù đầy, Người đã sáng tác văn chương như 1 thứ vũ khí sắc bén lợi hại, trên con đường hoạt động cách mạng. Quan điểm sáng tác của Người văn chương phải hướng vào nhân dân, phải phục vụ cho cuộc kháng chiến, phải là 1 thứ vũ khí sắc bén và nhà văn phải là 1 chiến sỹ anh hùng. đ - Tác phẩm 0,5đ + Tập thơ " Nhật ký trong tù" gồm 133 bài, ra đời trong những ngày Bác bị Tưởng Giới Thạch bắt giam. Tác phẩm "Ngắm trăng" là 1 trong 7 bài thơ viết về trăng rút ra trong tập " Nhật ký trong tù". - Giới thiệu giá trị nội dung và nghệ thuật 1,5 đ + Giá trị nội dung 1,0đ Giới thiệu đc nội dung của 4 câu trong bài thơ 1đ, qua đó ta thấy đc tình yêu thiên nhiên, tinh thần lac quan của Bác, Chúng ta bắt gặp hình ảnh 1 thi gia nổi bật với cốt cách nghệ sỹ, phong thái ung dung tự tại vượt lên trên hoàn cảnh tù đầy. 0,5đ + Giá trị nghệ thuật 0,5 đ - Sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại trong thơ Bác
  5. - Bài viết theo thể thơ truyền thống, thất ngôn tứ tuyệt với việc sử dụng nghệ thuật đối linh hoạt. - Ngôn ngữ và hình ảnh rất bình dị. - Bài thơ ko nói chuyện thép, ko lên giọng thép nhưng chứa đầy tinh thần thép. - Đánh giá và đóng góp 0,5đ + Đánh giá : Ngắm trăng là bài thơ tứ tuyệt mang phong vị Đường thi. Bài thơ có sự kết họp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại, chất tình và chất thép, chất nghệ sỹ và chiến sỹ. Từ thi đề vọng nguyệt thi liệu là rượu và hoa, trăng cấu trúc đăng đối chủ thể hình ảnh trữ tình với tình yêu thiên nhiênđặc biệt sâu sắc, thể hiện sức mạnh tâm hồn của người nghệ sỹ chiến sỹ. _ Đóng góp 1đ: BT là 1mảng tâm hồn thi sỹ dạt dào cảm xúc. Bài thơ không chỉ làm phong phú hơn đề tài ngắm trăng trong thơ Bác mà còn giúp người đọc thấy đc cái hay của thơ Bác và vẻ đẹp của 1 nhân sinh quan. c, Kết bài 0,5điểm: Khái quát về vấn đề giới thiệu Cách cho điểm: + Điểm 4-5 phải đạt đc như yêu cầu của đáp án, châm trước sai 1 vài nỗi chính tả + Điểm 2-3 phải đạt đc như yêu cầu của đáp án nhưng nội giới thiệu sơ sài ko sâu sắc như yêu cầu của đáp án, châm trước sai 1 vài nỗi chính tả. + Điểm 1-1,5 phải đạt đc như yêu cầu của đáp án nhưng nội dung đơn giản thiếu dẫn chứng cho phần giá trị nội dung, châm trước sai 3-5 nỗi chính tảvà 1 vài lỗi diễn đạt. + Điểm 0 sai hoàn toàn.