Đề khảo sát chất lượng giữa học kì II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2021-2022

docx 6 trang Hoài Anh 27/05/2022 2080
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng giữa học kì II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_khao_sat_chat_luong_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_8_nam_hoc.docx

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng giữa học kì II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2021-2022

  1. MA TRẬN ĐỀ KSCL GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: NGỮ VĂN 8 Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng thấp cao Tên chủ đề Phần văn Nhận biết Hiểu nghĩa bản được của từ ngữ cổ phương giúp cảm thức biểu nhận đúng đạt chính; giá trị nội nhớ được dung của văn tên tác giả. bản. Số câu: 2 1 Phần I Số điểm: 1,0 0,5 Đọc- Hiểu Tỉ lệ: 10% 5% Phần Nhận diện tiếng đúng kiểu Việt câu phân loại theo mục đích nói. Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% Viết Chép thuộc Viết đoạn văn đoạn văn được các câu (có giới hạn cảm thơ đã học độ dài) nêu nhận về cảm nhận đoạn thơ những chi tiết, trong đó hình ảnh đặc Phần II: kết hợp sắc, nghệ Tập làm sử dụng thuật độc đáo văn đơn vị trong đoạn kiến thức trích kết hợp tiếng dùng câu cảm Việt. thán hoặc câu
  2. nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc. Số câu: 1 1 Số điểm: 0,75 2,25 Tỉ lệ: 7,5% 22,5% Làm bài - Nhận diện - Hiểu được Tạo lập văn - Tạo lập văn đúng kiểu phương pháp bản TM có bố thành văn thuyết bài, đúng tạo ra đối cục rõ ràng, bản có tính minh về đối tượng. tượng thuyết mạch lạc. thống nhất, một minh. nội dung chặt phương chẽ, thuyết pháp phục, cung (cách cấp tri thức làm). hữu ích cho người đọc (nghe), vận dụng được các PPTM hiệu quả. Số câu: 1 Số điểm: 5,0 Tỉ lệ: 50% Tổng số câu: 7 3 2 1 1 Tổng số điểm: 10,0 1,5 1,25 2,25 5,0 Tổng tỉ lệ: 100% 15% 12,5% 22,5% 50%
  3. TRƯỜNG THCS ĐẠO TRÙ ĐỀ KSCL GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021-2022 Môn: Ngữ văn 8 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I. ĐỌC-HIỂU (2 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi. “Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiên sầu ” (SGK Ngữ văn 8, tập 2, NXBGD, tr.9) Câu 1. Tác giả của đoạn trích trên là ai? A. Tế Hanh B. Vũ Đình Liên C. Tố Hữu D. Thế Lữ Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 3. Câu thơ: “Người thuê viết nay đâu?” thuộc kiểu câu gì? A. Câu trần thuật B. Câu nghi vấn C. Câu cảm thán D. Câu cầu khiến Câu 4. Từ “nghiên” trong câu “mực đọng trong nghiên sầu ” có nghĩa là gì? A. Dụng cụ làm bằng chất liệu cứng, có lòng trũng để mài và đựng mực tàu. B. Dụng cụ làm bằng chất liệu cứng như gỗ hoặc nhựa để đựng bút máy. C. Dụng cụ làm bằng chất liệu cứng để chấm vào mực và tô những nét chữ đậm. D. Dụng cụ làm bằng chất liệu cứng có bi nhỏ lăn cho mực ra đều khi viết. PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 5 (3 điểm): Cho câu sau: “Nhân hướng thi gia” a. Hai câu thơ trên còn khuyết một số từ em hãy bổ sung và chép lại cho hoàn chỉnh. b. Viết một đoạn văn ngắn (7-8 câu) nêu cảm nhận của em về cái hay cái đẹp trong hai câu thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu cảm thán (gạch chân dưới câu cảm thán đó). Câu 6 (5 điểm): Chọn và thực hiện một trong hai yêu cầu sau: a. Em hãy giới thiệu cách làm một món ăn trong ngày Tết Nguyên Đán. b. Em hãy thuyết minh cách làm một thí nghiệm hóa học hoặc vật lí. - Hết – Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi khảo sát không giải thích gì thêm.
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM Phần I. Đọc- hiểu (2 điểm) Câu 1 2 3 4 Đáp án B C B A Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm Phần II. Tạo lập văn bản Câu 4 Chép thuộc thơ và cảm nhận về cái hay cái đẹp trong hai câu thơ 3,0 của Bác. a Chép lại đúng được câu thơ trong bài “Ngắm trăng”: 0,75 “Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia” B 1. Về kỹ năng - Biết trình bày đoạn văn. 2. Về kiến thức HS viết thành đoạn văn hoàn chỉnh phân tích được cái hay cái đẹp, đặc sắc nghệ thuật trong câu thơ, có cảm xúc. Có thể trình bày theo định 1,5 hướng sau: Sự hòa hợp giữa người với trăng, giữa trăng với người; nghệ thuật đối chỉnh thể hiện cuộc vượt ngục về tinh thần. - HS biết kết hợp sử câu cảm thán hoặc câu nghi vấn bộc lộ cảm xúc 0,75 hợp lí, hiệu quả (có chỉ rõ). 6 Viết bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm) 5,0 1. Yêu cầu chung: 0,5 - Tạo lập bài văn hoàn chỉnh, diễn đạt, trình bày nội dung rõ ràng chính xác, khách quan. - Câu chữ viết đúng chính tả, ngữ pháp, mạch lạc, trình bày sạch sẽ. - Sáng tạo trong nội dung và diễn đạt. 2. Yêu cầu cụ thể: 4,5 HS chọn một trong hai đề, có thể triển khai bài viết theo nhiều cách. Dưới đây là một số gợi ý định hướng cho việc chấm bài.
  5. 6.a * Mở bài: Giới thiệu chung về món ăn ngày Tết của dân tộc, sự hấp 0,5đ dẫn cách làm món ăn đó. * Thân bài: Trình bày lần lượt các bước làm món ăn: - Có thể giới thiệu truyền thuyết, câu chuyện, sự tích về món ăn. - Chuẩn bị nguyên vật liệu: 0,5 + Chất liệu gì? 0,75 + Số lượng bao nhiêu? - Cách làm cụ thể: + Sơ chế + Chế biến cụ thể (các bước chính để tạo ra món ăn) 1,25 + Một vài lưu ý, mẹo nhỏ trong khi thực hiện - Yêu cầu thành phẩm: + Hình thức 0,5 + Chất lượng - Giá trị, vai trò, ý nghĩa của món ăn trong đời sống con người. 0,5 * Kết bài: Nhấn mạnh, khẳng định tầm quan trọng của đối tượng ở 0,5 hiện tại và tương lai. Ý thức giữ gìn và phát triển món ăn. 6.b * Mở bài: Giới thiệu chung về các thí nghiệm trong đời sống cũng như 0,5đ trong môn học. Dẫn dắt đến thí nghiệm em ấn tượng và cho là hữu ích, thú vị nhất * Thân bài: Trình bày lần lượt các bước làm thí nghiệm: - Chuẩn bị: + Dụng cụ gì? Chất hóa học nào? 0,75 + Số lượng bao nhiêu? - Tiến hành: 1,5 + Bước 1: Kiểm tra và cố định các vật dụng thí nghiệm + Bước 2: Lấy các chất hoặc tiêu bản theo yêu cầu và đúng trình tự + Bước 3: Cho chất/ vật mẫu vào dụng cụ thí nghiệm cần thiết + Bước 4: Bổ sung các điều kiện cần thiết cho thí nghiệm (lửa/ nước/ điện ) - Hiện tượng: 0,75 + HS báo cáo được hiện tượng (hình thức, màu sắc, mùi vị ) + giải thích hiện tượng bằng kiến thức khoa học
  6. + Viết phương trình hoặc sơ đồ thí nghiệm (nếu có) - Giá trị, vai trò, ý nghĩa, ứng dụng của thí nghiệm trong đời sống 0,5 con người. * Kết bài: Nhấn mạnh, khẳng định tầm quan trọng của thí nghiệm trong 0,5 học tập cũng như ứng dụng vào cuộc sống.