Đề khảo sát chất lượng giữa học kỳ I môn Vật lý Lớp 11 - Mã đề 345 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Quang Trung

doc 4 trang thaodu 1950
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng giữa học kỳ I môn Vật lý Lớp 11 - Mã đề 345 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_giua_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_11_ma_de.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng giữa học kỳ I môn Vật lý Lớp 11 - Mã đề 345 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Quang Trung

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HKI NĂM HỌC 2019 - 2020 TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG MÔN: VẬT LÝ 11 Thời gian làm bài: 50 phút (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 345 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Thế năng của một electron tại điểm M trong điện trường của một điện tích điểm là -3,2.10-19 J. Điện thế tại điểm M là A. -3,2 V. B. 2 V. * C. -2 V. D. 3,2 V. Câu 2: Gọi Q, C, U lần lượt là điện tích, điện dung và hiệu điện thế giữa 2 bản của 1 tụ điện. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. C tỉ lệ thuận với Q B. C không phụ thuộc vào Q và U * C. C tỉ lệ nghịch với U D. C phụ thuộc vào Q và U Câu 3: Một điện tích chuyển động trong điện trường theo một đường cong kín. Gọi công của lực điện trong chuyển động đó là A thì A. A > 0 nếu q > 0. B. A = 0. * C. A 0 nếu q < 0. Câu 4: Khi 1 điện tích q = - 3 C di chuyển từ điểm M đến điểm N trong một điện trường thì lực điện sinh công A = - 9 J. Hiệu điện thế UMN có giá trị nào sau đây? A. UMN = 18 V B. UMN = 3 V * C. UMN = - 3 V D. UMN = - 18 V Câu 5: Cho điện tích dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều với cường độ 150 V/m thì công của lực điện trường là 60 mJ. Nếu cường độ điện trường là 200 V/m thì công của lực điện trường dịch chuyển điện tích giữa hai điểm đó là A. 80 J. B. 80 mJ. * C. 40 J. D. 40 mJ. Câu 6: Công của lực lạ khi làm dịch chuyển điện lượng q = 1,5 C trong nguồn điện từ cực âm đến cực dương của nó là 18 J. Suất điện động của nguồn điện đó là A. 2,7 V. B. 1,2 V. C. 12 V. D. 27 V. * Câu 7: Điều kiện để có dòng điện là A. chỉ cần có hiệu điện thế. B. chỉ cần có nguồn điện. C. chỉ cần duy trì một hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn. * D. chỉ cần có các vật dẫn. Câu 8: Chọn câu đúng. Thả 1 electron không vận tốc ban đầu trong một điện trường bất kì. Electron đó sẽ: A. Đứng yên B. Chuyển động dọc theo 1 đường sức điện C. Chuyển động từ điểm có điện thế thấp đến nơi có điện thế cao * D. Chuyển động từ điểm có điện thế cao xuống điểm có điện thế thấp Câu 9: Cường độ điện trường do một điện tích điểm Q = 10 -10 C gây ra tại một điểm trong môi trường điện môi cách nó 2 cm có giá trị là 750 V/m. Giá trị của hằng số điện môi trong môi trường đó là: A.  = 3 * B.  = 2 C.  = 0,5 D.  = 1 Câu 10: Hiệu điện thế giữa hai đầu một mạch điện gồm 2 điện trở 10  và 30  ghép nối tiếp nhau bằng 20 V. Cường độ dòng điện qua điện trở 10  là A. 0,67 A. B. 0,5 A. * C. 2 A. D. 1 A. Câu 11: Dòng điện là: Trang 1/4 - Mã đề thi 345
  2. A. dòng chuyển dời của ion dương. B. dòng chuyển động của các điện tích. C. dòng chuyển dời có hướng của các điện tích. * D. dòng chuyển dời của eletron. Câu 12: Một electron bay ra từ bản dương sang bản âm trong điện trường đều của 1 tụ điện phẳng theo một đường thẳng MN dài 3 cm có phương làm với đường sức điện một góc 60 0. Biết cường độ điện trường trong tụ điện là 1000 V/m. Công của lực điện trong dịch chuyển này là bao nhiêu? A. A = - 1,6. 10-18 J B. A = - 2,4. 10-18 J * C. A = 1,6. 10-18 J D. A = 2,4. 10-18 J Câu 13: Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn có điện trở 50 Ω trong thời gian 30 phút khi có dòng điện 2 A chạy qua: A. 360 kJ * B. 6 kJ C. 150 kJ D. 9000 kJ Câu 14: Dòng điện không đổi là: A. Dòng điện có cường độ không thay đổi theo thời gian B. Dòng điện có điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây không đổi theo thời gian C. Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian * D. Dòng điện có chiều không thay đổi theo thời gian Câu 15: Khi một điện tích di chuyển trong một điện trường từ một điểm A đến một điểm B thì lực điện sinh công 2,5 J. Nếu thế năng của q tại A là 5 J thì thế năng của q tại B là A. 2,5 J. * B. 7,5J. C. -7,5 J. D. - 2,5 J. Câu 16: Điện năng tiêu thụ được đo bằng A. công tơ điện. B. ampe kế. C. vôn kế. D. tĩnh điện kế. Câu 17: Một ấm điện gồm hai dây điện trở R 1 và R2. Nếu chỉ dùng R1 thì thời gian đun sôi nước là 15 phút, nếu chỉ dùng R 2 thì thời gian đun sôi nước là 30 phút. Hỏi khi dùng R 1 song song R2 thì thời gian đun sôi nước là bao nhiêu? Biết lượng nước đun và nhiệt độ ban đầu của nước giữa các lần là như nhau. A. 30 phút B. 22,5 phút C. 15 phút D. 10phút * Câu 18: Cường độ dòng điện điện không đổi chạy qua dây tóc của một bóng đèn là I = 0,273A. Tính số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong một phút. A. 1,024.1018. B. 1,024.1020. C. 1,024.1019. * D. 1,024.1021. Câu 19: Biết hiệu điện thế UMN = 9 V. Hỏi đẳng thức nào dưới đây chắc chắn đúng? A. VM = 9 V. B. VN = 9 V. C. VM - VN = 9 V. * D. VN - VM= 9 V. Câu 20: Tích điện cho tụ điện C 1 = 25 F dưới hiệu điện thế 220 V sau đó nối tụ điện C 2 có điện dung 15 F không tích điện thành mạch kín. Xác định hiệu điện thế của mỗi tụ sau đó. ' ' A. U1 = U2 = 220 V ' ' B. U1 = U2 = 137,5 V * ' ' C. U1 = U2 = 550 V ' ' D. U1 = 220 V; U2 = 137,5 V Câu 21: Một ampe kế có điện trở bằng 9 Ω chỉ cho dòng điện tối đa là 0,1 A đi qua. Muốn mắc vào mạch điện có dòng điện chạy trong nhánh chính là 5 A mà ampe kế hoạt động bình thường không bị hỏng thì phải mắc song song với nó điện trở R là: A. 0,12 Ω B. 0,16 Ω C. 0,1 Ω D. 0,18 Ω * Câu 22: Đưa một thanh kim loại trung hoà về điện đặt trên một giá cách điện lại gần một quả cầu tích điện dương. Sau khi đưa thanh kim loại ra thật xa quả cầu thì thanh kim loại A. tích điện âm. B. có hai nữa tích điện trái dấu. Trang 2/4 - Mã đề thi 345
  3. C. trung hoà về điện. * D. tích điện dương. Câu 23: Nếu hiệu điện thế giữa hai bản tụ tăng 2 lần thì điện dung của tụ A. tăng 4 lần. B. tăng 2 lần. C. không đổi. * D. giảm 2 lần. Câu 24: Một tụ điện có điện dung là bao nhiêu thì tích lũy một năng lượng 0,0015 J dưới một hiệu điện thế 6V: A. 83,3 mF B. 83,3 nF C. 83,3 pF D. 83,3Μf * Câu 25: Đại lượng nào sau đây mà cường độ điện trường không phụ thuộc vào nó? A. Hằng số điện môi  B. Điện tích điểm Q C. Điện tích thử q * D. Khoảng cách r Câu 26: Công thức định luật Culông đặt trong môi trường điện môi đồng chất là? k q  q .q k q .q k q .q A. F 1 B. F 1 2 C. F 1 2 D. F 1 2  .r 2 k.r 2 r  .r 2 * Câu 27: Nếu truyền cho quả cầu trung hoà về điện 5.10 5 electron thì quả cầu mang một điện tích là A. 8.10-14 C. B. -8.10-14 C. * C. -1,6.10-24 C. D. 1,6.10-24 C. Câu 28: Trong trường hợp nào dưới đây sẽ không xảy ra hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng? Đặt một quả cầu mang điện ở gần đầu của một: A. Thanh kim loại mang điện âm B. Thanh kim loại mang điện dương C. Thanh nhựa mang điện âm * D. Thanh kim loại không mang điện Câu 29: Cường độ dòng điện không đổi được tính bằng công thức nào? q2 q A. .I B. I = q 2t. C. I = qt. D. I . * t t Câu 30: Điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng ở dụng cụ hay thiết bị nào dưới đây khi chúng hoạt động? A. Bàn ủi điện. * B. Quạt điện. C. Acquy đang nạp điện. D. Bóng đèn nêon. C1 Câu 31: Ba tụ C1 = 3 nF, C2 = 2 nF, C3 = 20 nF mắc như hình vẽ. C3 Nối bộ tụ với hiệu điện thế 30 V. Điện tích của tụ C1 tích được: C2 A. 48 nC B. 64 nC C. 120 nC D. 72 nC * Câu 32: Dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại có cường độ 1,5 A. Điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn này trong khoảng thời gian 3 s là: A. 4,5 C. * B. 0,5 C. C. 4 C. D. 2 C Câu 33: Một electron được thả không vận tốc ban đầu ở sát bản âm trong điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng tích điện trái dấu. Cường độ điện trường giữa hai bản là 1000 V/m. Khoảng cách giữa hai bản là 1 cm. Động năng của electron khi nó đến đập vào bản dương là? A. 1,6.10-19 J B. 3,2.10-19 J C. 1,6.10-18 J * D. 1,6.10-20 J Câu 34: Tính chất nào sau đây không phải là công của lực điện trường: A . Là đại lượng đại số B. Tỉ lệ với độ lớn của điện tích dịch chuyển C . Phụ thuộc cường độ điện trường D . Thay đổi theo hình dạng đường đi giữa 2 điểm * Câu 35: Cường độ điện trường của điện tích điểm Q tại điểm A là 16 V/m, tại điểm B là 4 V/m, EA và EB nằm trên đường thẳng qua A và B. Xác định cường độ điện trường E C tại trung điểm C của đoạn AB. A. 1,8 V/m. B. 24 V/m. C. 64 V/m. D. 7,1 V/m. * Trang 3/4 - Mã đề thi 345
  4. Câu 36: Trên một bóng đèn có ghi 100 V – 100 W. Mạch điện sử dụng có U = 110 V. Để đảm bảo đèn sáng bình thường phải mắc thêm vào mạch điện một điện trở bằng bao nhiêu? A. 100 Ω B. 10 Ω * C. 0,1 Ω D. 1000 Ω Câu 37: Công của lực điện trường khi một điện tích di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường đều là A = qEd. Trong đó d là A. chiều dài đường đi của điện tích. B. hình chiếu của đường đi lên phương của một đường sức. * C. chiều dài MN. D. đường kính của quả cầu tích điện. Câu 38: Chọn câu đúng. Đưa quả cầu tích điện Q lại gần quả cầu M nhỏ, nhẹ, bằng bấc, treo ở đầu 1 sợi dây chỉ thẳng đứng. Quả cầu bấc M bị hút dính vào quả cầu Q. Sau đó thì A. M tiếp tục bị hút dính vào Q B. M rời Q và vẫn bị hút lệch về phía Q C. M bị đẩy lệch về phía bên kia * D. M rời Q về vị trí thẳng đứng Câu 39: Trường hợp nào sau đây ta không có một tụ điện? A. Giữa hai bản kim loại nước tinh khiết. B. Giữa hai bản kim loại là nước mưa. * C. Giữa hai bản kim loại không khí. D. Giữa hai bản kim loại sứ. Câu 40: Trên vỏ một tụ điện có ghi 20 µF – 200 V. Nối hai bản tụ điện với một hiệu điện thế 120 V. Tụ điện tích được điện tích là A. 4.10-3 C. B. 6.10-4C. C. 10-4 C. D. 24.10-4 C. * HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 345