Đề khảo sát chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_khao_sat_chat_luong_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_7.doc
Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7
- KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II Môn ngữ lớp 7 - Thời gian: 60 phút Số phách Họ và Tên : Lớp: 7 - SBD Điểm Chữ kí người chấm Số phách ĐỀ BÀI Phần I- Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: "Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến." Câu 1(0,5đ) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai ? Câu 2(0,5đ) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì ? Câu 3(1,0đ) Đoạn văn biểu đạt nội dung gì ? Câu 4(1,0đ) Xác định các câu rút gọn có trong đoạn văn ? Phần II. Tạo lập văn bản (7,0 điểm) Câu 1(2,0đ) Viết đoạn văn ngắn chứng minh rằng: Nói dối có hại cho bản thân. Câu 2(5,0đ) Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: "Có công mài sắt có ngày nên kim" BÀI LÀM
- Không viết vào phần gạch chéo này
- HƯỚNG DẪN CHẤM Phần I- Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: "Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến." Câu 1(0,5đ) Đoạn văn trên được trích từ văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Tác giả Hồ Chí Minh. Câu 2(0,5đ) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là: Nghị luận. Câu 3(1,0đ) Đoạn văn biểu đạt nội dung: Nêu lên nhiệm vụ của chúng ta đối với tinh thần yêu nước: Phải giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo để làm cho tinh thần yêu nước được thực hành vào công việc cụ thể. Câu 4(1,0đ) Xác định các câu rút gọn có trong đoạn văn: Phần gạch chân. Phần II. Tạo lập văn bản (7,0 điểm) Câu 1(2,0đ) Viết đoạn văn ngắn chứng minh rằng: Nói dối có hại cho bản thân. - Nói dối là một thói xấu và là một hiện tượng tương đối phổ biến. (0,25) -Việc nói dối gây ra nhiều tác hại xấu đến chính bản thân. Nó làm ta mất đi sự tín nhiệm của mọi người xung quanh, làm mất đi tư chất và nhân cách của một con người. Nó còn có hại đối với công việc mà bạn đang làm, nói nối dối sẽ khiến sự tín nhiệm trong công việc bạn mất đi. Dẫn chứng (1,5) - Chúng ta cần có thái độ chân thành trung thực để luôn được tôn trọng và đảm bảo uy tín (0,25) Câu 2(5,0đ) Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: "Có công mài sắt có ngày nên kim" A- Mở bài (1đ) Dẫn dắt giới thiệu câu tục ngữ : Không một thành công nào đến dễ dàng nếu con người không có quyết tâm phấn đấu. Hiểu được điều này, ông cha cha đã đúc kết thành câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Đây là một chân lí hoàn toàn đúng đắn. B- Thân bài (3,5đ) + Giải thích(1đ) -Sắt là một loại kim loại cứng, khó gọt đẽo. Kim là dụng cụ để khâu vá có hình dáng rất nhỏ, mảnh mai. -Ý nghĩa: Nói về quá trình mài sắt thành cây kim tinh xảo- một việc làm tưởng như không thể, câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ cho ý chí nghị lực và lòng kiên trì của con
- người. Có nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ thì khó khăn dù lớn đến mấy thì cũng có thể vượt qua. + Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ (2đ) -Cuộc sống vốn dĩ khó khăn, phức tạp. Để đạt được thành công, để vươn tới cái đẹp của cuộc đời thì con người phải trải qua nhiều gian nan thử thách. Phải có ý sự nỗ lực, kiên trì. -Sau cơn mưa mới có cầu vồng cũng như con người phải chịu khó, nhẫn lại vượt qua khó khăn thì mới trưởng thành, Càng gian nan thì thành quả đạt được càng đáng tự hào. -Những cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm hay cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ là bằng chứng sống cho chân lý: có ý chí, lòng quyết tâm thì mới có thắng lợi. Nếu nhân dân ta không kiên cường, chịu khó chịu khổ đấu tranh thì liệu ngày hôm nay, chúng ta có được sống trong hòa bình độc lập? Người nông dân Việt Nam đã phải “dầu mưa dãi nắng”,“đầu tắt mặt tối” ngoài đồng ruộng với mong ước có một vụ mùa bội thu. Dù hạn hán, dù lũ lụt, ý chí vươn lên thoát đối thoát nghèo của họ vẫn không thay đổi. + Bài học (0,5đ) -Câu tục ngữ là bài học về một phẩm chất đáng quý của con người. -Cần rèn luyện cho mình ý chí và nghị lực và học tập những tấm gương dám sống và dám đi đến thành công. -Đó cũng là lời phê phán những còn người thiếu ý chí quyết tâm, dễ dàng buông bỏ đi ước mơ, mục tiêu của mình. C- Kết bài (0,5đ) -Nêu suy nghĩ về vấn đề. Trên đời này không có việc khó, chỉ là bản thân mình đã chịu khó chưa mà thôi. Vậy bạn đã sẵn sàng cho công cuộc mài sắt thành kim của mình chưa ?