Đề khảo sát chất lượng học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Lê Lợi (Có đáp án)

doc 4 trang thaodu 3680
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Lê Lợi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_hoc_ki_i_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Lê Lợi (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017 Môn: Khoa học tự nhiên 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1 (2,0 điểm) 1. Nguồn sáng là gì? Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn như thế nào? 2. Phát biểu định luật phản xạ của ánh sáng? - Chiếu một tia sáng vào một gương phẳng. Biết góc tới là 60o. Vẽ hình và tính góc giữa tia tới và tia phản xạ? 3. Khi ánh sáng truyền từ nước sang không khí thì góc khúc xạ nhỏ hơn hay lớn hơn góc tới? Vẽ hình minh họa. Câu 2 (1,0 điểm). 1. Ánh sáng trắng là gì? Kể tên các nguồn phát ánh sáng trắng? 2. Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu ta thu được ánh sáng có màu như thế nào? Vì sao? 3. Tại sao con tắc kè hoa (còn gọi là con kỳ nhông) khi leo cây nào thì có màu giống lá của cây ấy? Câu 3 (2,0 điểm). 1. Nêu khái niệm trao đổi chất ở cấp độ cơ thể? Trình bày các quá trình trao đổi chất ở cấp độ cơ thể? 2. Con thằn lằn đứt đuôi, tái sinh đuôi mới có phải là sinh sản không? Giải thích tại sao? 3. Lấy 2 ví dụ về hiện tượng cảm ứng ở con người và cho biết đâu là tác nhân kích thích, đâu là hình thức phản ứng? Câu 4 (1,5 điểm). 1. Đa dạng sinh vật là gì? Nêu các đơn vị phân loại sinh vật theo thứ tự từ lớn đến nhỏ? 2. Sinh giới được chia thành mấy giới? Mỗi giới lấy ví dụ về các đại diện. 3. Giải thích vì sao con người ta thường thu hoạch cá sau 1 năm mà không cho cá lớn? Câu 5 (2 điểm). 1. Tính khối lượng của 6,72 lít khí oxi (ở đktc). 2. Tính thành phần % theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất SO2. Câu 6 (1,5 điểm): 1. Xác định công thức hóa học của hợp chất có thành phần % các nguyên tố: 70% Fe, 30% O. Khối lượng mol hợp chất là 160 (g/mol). 2. Lập nhanh công thức hóa học của các hợp chất tạo bởi: a. Al và NO3 b. Mg và SO4 Ghi chú: Cho biết: Fe: 56; O: 16; S : 32.
  2. ĐÁP ÁN ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I Môn: Khoa học tự nhiên 7 Biểu Câu Đáp án điểm Câu 1 1. - Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. 0,25 đ (2 điểm) - Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường 0,25đ thẳng có hướng gọi là tia sáng. 2. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tia tới và ở phía bên kia 0,25đ pháp tuyến so với tia tới. - Góc phản xạ bằng góc tới . 0,25đ - Vẽ hình đúng kí hiệu gương phẳng và tia tới. Vẽ đúng tia phản xạ có i’ = i = 60o. 0,25đ - Tính được góc giữa tia tới và tia phản xạ là: 0,25 đ SIR = i + i’ = 60o + 60o = 120o 3. Khi ánh sáng truyền từ nước sang không khí thì góc khúc xạ 0,25đ lớn hơn góc tới. 0,25đ - Vẽ đúng hình minh họa. Câu 2 1. Ánh sáng trắng là tập hợp vô số ánh sáng đơn sắc có màu 0.25 đ (1đ) sắc biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. - Các nguồn phát ánh sáng trắng: + Ánh sáng Mặt Trời. + Vật rắn bị nung nóng đến hàng nghìn độ. 0,25đ + Các đèn ống + Đèn LED 2. Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màng ta thu được ánh sáng có màu tấm lọc đó. Vì: Trong chùm ánh sáng trắng có ánh sáng màu đó. 0,25 đ 3. Con tắc kè hoa (con kỳ nhông) khi leo cây nào thì có màu giống lá cây ấy vì da của nó có những vảy nhỏ màu trắng, tán 0,25đ xạ tất cả các ánh sáng màu. Nên khi leo cây có màu nào thì tán
  3. xạ tốt ánh sáng màu đó. Câu 3 (2 1. Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là: Cơ thể lấy ở môi trường điểm) thức ăn, khí oxi, và trả lại cho môi trường khí cacbonic, các 0.25 đ chất dư thừa và cặn bã. - Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể gồm: + Trao đổi nước: Ở thực vật, trao đổi nước gồm 3 quá trình: hấp thụ nước ở rễ, vận chuyển nước trong thân và thoát hơi nước ở lá. 0.25 đ Ở người, trung bình mỗi người cần 6 – 8 cốc nước/ngày. Nước đưa vào cơ thể dưới dạng thức ăn, đồ uống. Con đường bài tiết nước chủ yếu là qua nước tiểu. + Sự dinh dưỡng: Dinh dưỡng là quá trình lấy, tiêu hóa, hấp 0.25 đ thụ và đồng hóa thức ăn. Có hai hình dạng dinh dưỡng chính là tự dưỡng và dị dưỡng. + Trao đổi khí: Ở người, hô hấp hoặc hít – thở là sự trao đổi 0.25 đ khí giữa cơ thể với môi trường xung quanh, giúp cơ thể lấy khí oxi và thải khí cacbonic. 2. Con thằn lằn đứt đuôi, tái sinh đuôi mới không phải là sinh 0,5đ sản. Vì: không tạo ra cá thể mới, chỉ tái sinh bộ phận là đuôi. 3. Lấy đúng 2 ví dụ, xác định đúng tác nhân kích thích, hình 0,5đ thức phản ứng. Câu 4 1. Đa dạng sinh vật là sự đa dạng về số lượng các loài sinh vật 0,25đ (1.5điểm) trên Trái Đất. - Các đơn vị phân loại theo thứ tự từ lớn đến nhỏ: 0,25 đ Giới -> Ngành -> Lớp -> Bộ -> Họ -> Chi -> Loài 2. Sinh vật trên Trái Đất đươc chia thành 5 giới: - Giới Khởi sinh (Ví dụ: Vi khuẩn) - Giới Nguyên sinh (VD: Trùng roi, tảo silic ) - Giới Nấm (VD: Nấm rơm, nấm linh chi ) 0,5 đ - Giới Thực vật (Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín) - Giới Động vật (ĐVKXS, ĐVCXS)
  4. 3. Người ta thường thu hoạch cá sau 1 năm mà không cho cá lớn vì: Cá được nuôi sau 1 năm là đạt kinh tế, vì ở giai đoạn này cá sinh trưởng mạnh, nhanh hơn so với giai đoạn trước và sau đó. 0,5đ Sau thời điểm này, mặc dù khối lượng cá tăng nhưng thức ăn và công chăm sóc còn tốn hơn. (Vì lợi nhuận kinh tế tính bằng tốc độ sinh trưởng trên đơn vị thời gian, đơn vị tiêu tốn thức ăn, công chăm sóc). Câu 5 1.nO2 = = 0,3 (mol) 0,5đ (2,0 đ) 0,5đ mO2 = 0,3.32= 9,6 (g) 2. MSO2 = 32 + 32 = 64 (g/mol) 0,25đ Trong 1 mol SO2 có 1 mol S, 2 mol O 0,25đ mS = 32 (g) mO =2. 16 = 32 (g) 0,25đ % mS = = 50% % m = 100% - 50% = 50% O 0,25đ Câu 6 1. Trong 1 mol hợp chất có: (1,5đ) mFe = = 112 (g) 0,25đ mO = 160 – 112 = 48 (g) 0,25đ nFe = = 2 (mol) nO = = 3 (mol) 0,25đ Trong 1 phân tử có 2 nguyên tử Fe, 3 nguyên tử O 0,25đ => CTHH: Fe2O3 2. Al(NO3)3 0,25đ MgSO4 0,25đ