Đề khảo sát chất lượng học kì I môn Lịch sử Lớp 7+9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nguyễn Trường Tộ

docx 4 trang thaodu 3270
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học kì I môn Lịch sử Lớp 7+9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nguyễn Trường Tộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_khao_sat_chat_luong_hoc_ki_i_mon_lich_su_lop_79_nam_hoc_2.docx

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng học kì I môn Lịch sử Lớp 7+9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nguyễn Trường Tộ

  1. ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I. MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 7. THỜI GIAN: 45 PHÚT. Câu 1. ( 2điểm) Trong xã hội phong kiến có những giai cấp nào? Quan hệ giữa các giai cấp ấy ra sao? Câu 2. ( 5 điểm) Em hãy nêu tên các vị anh hùng dân tộc có công trong sự nhiệp đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc của các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ. Em thích nhất vị anh hùng nào? Nêu công lao của ông đối với lịch sử dân tộc. Câu 3. (3 điểm). Em hãy trình bày những nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. Nguyên nhân nào quan trọng nhất. Vì sao? ĐÁP ÁN ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I. MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 7. THỜI GIAN: 45 PHÚT. Câu 1. ( 2điểm) Trong xã hội phong kiến có những giai cấp nào? Quan hệ giữa các giai cấp ấy ra sao? - Trong xã hội phong kiến có 2 giai cấp. (1 điểm) + Phương Đông có: Địa chủ và nông dân lĩnh canh. + Phương Tây có: Lãnh chúa và Nông nô. - Quan hệ giưa các giai cấp: (1 điểm) - + Phương Đông : Địa chủ bóc lột nông dân lĩnh canh bằng địa tô. - + Phương Tây : Lãnh chúa bóc lột Nông nô bằng tô thuế. Câu 2. ( 5 điểm) Em hãy nêu tên các vị anh hùng dân tộc có công trong sự nhiệp đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc của các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ. Em thích nhất vị anh hùng nào? Nêu công lao của ông đối với lịch sử dân tộc. TRIỀU ĐAI TÊN VỊ ANH HÙNG Điểm Ngô Ngô Quyền 0,5 Đinh Đinh Bộ Lĩnh 0,5 Tiền Lê Lê Hoàn 0,5 Lý Lý Thường Kiệt 0,5 Trần Hưng Đạo Vương 0,5 (Trần Quốc Tuấn) Hồ Hồ Quý Ly 0,5 - Nhân vật em thích nhất. + Ví dụ: Ngô Quyền (0,5 điểm) - Ngô Quyền: Đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc. Đặt nền móng xây dựng nền độc lập và tự chủ của dân tộc.(1,5điểm) Câu 3. (3 điểm). Em hãy trình bày những nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. Nguyên nhân nào quan trọng nhất. Vì sao?
  2. - Sự tham gia tích cực, chủ động của các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc. (0,5 điểm) - Sự chuẩn bị chu đáo tiềm lực mọi mặt của nhà Trần cho mỗi cuộc kháng chiến. (0,5 điểm) - Tinh thần hy sinh, ý chí quyết chiến của quân và dân ta mà nòng cốt là quân đội nhà Trần. (0,5 điểm) - Có đường lối kháng chiến đúng đắn. (0,5 điểm) * Nguyên nhân nào quan trọng nhất: Có đường lối kháng chiến đúng đắn. (0,5 điểm) Vì: Nhà Trần đã biết tránh chỗ mạnh, rút lui đúng lúc để bảo toàn lực lựơng.Thực hiện vườn không nhà trông gây cho địch nhiều khó khăn. Chớp cơ hội lúc địch suy yếu tấn công tiêu diệt địch. (0,5 điểm)
  3. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 9 NĂM HỌC 2016-2017 MÔN LỊCH SỬ THỜI GIAN: 45 PHÚT Câu 1 (5 điểm): Em hãy nêu hoàn cảnh ra đời, mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN. Đánh giá vai trò của ASEAN trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông hiện nay? Câu 2 (3 điểm): Em hãy trình bày những nét chính về hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925. Câu 3 (2 điểm): Em hãy phân tích những điều kiện bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 – 1931. Ý nghĩa lịch sử và bài học của phong trào? Đáp án: Câu 1: a. Hoàn cảnh: 2 điểm - Sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á bước vào thời kỳ ổn định và phát triển kinh tế, nhiều nước có nhu cầu hợp tác với nhau để phát triển kinh tế 0,25 đ - Các nước cũng muốn liên kết với nhau nhằm hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương khó tránh khỏi thất bại 0,25 đ - Trên thế giới nhiều tổ chức mang tính khu vực xuất hiện, nhất là sự thành công của khối thị trường chung châu Âu càng cổ vũ thúc đẩy các nước Đông Nam Á. 0,25 đ - Ngày 8/8/1967, đại biểu 5 nước (Inđônnêxia, Malaixia,Thái Lan, Philippinvà Xingapo) họp ở Băng Cốc (Thái Lan) chính thức tuyên bố thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 0,5 đ b. Mục tiêu: - Hợp tác phát triển kinh tế văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực (0,75 đ) c. Vai trò của ASEAN:(3 điểm) - ASEAN đã cùng chung tay giải quyết nhiều thách thức mang tính thời đại đồng thời có những thay đổi tích cực trong chính sách chung của khối nhằm tăng cường sự đoàn kết và hiểu biết lẫn nhau. (0,5 đ) - ASEAN thực sự là chiếc cầu nối tình đoàn kết hữu nghị giữa các nước thành viên và Cộng đồng quốc tế. (0,5 đ) - ASEAN thực sự trở thành diễn đàn hòa bình, hữu nghị và hợp tác nhằm tăng cường ổn định, hòa bình, an ninh và phát triển khu vực. (0,5 đ) - Trong thời gian qua Trung Quốc đã thể hiện tham vọng của mình đối với Biển Đông với chính sách “Bẻ đũa từng chiếc” nhằm chia rẽ sự đoàn kết của các quốc gia trong khối (0,5 đ) - ASEAN đã tỏ ra mạnh mẽ hơn, đoàn kết hơn trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông. (0,5 đ)
  4. - ASEAN đưa ra tuyên bố chung về Biển Đông. Trong đó nhấn mạnh nguyên tắc giải quyết vấn đề phức tạp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế. (0,5đ) Câu 2: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp, Liên Xô và Trung Quốc (3 điểm) - Cuối 1917, Nguyễn Ái Quốc từ Anh trở lại Pháp, hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp (0,25đ) - Tháng 6/1919, thay mặt cho những người Việt Nam yêu nước, Nguyễn Ái Quốc gửi đên Hội nghị Véc – xai Bản yêu sách của nhân dân An Nam (0,25đ) - Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Từ đó, Người đã tìm thấy con đường cứu nước của dân tộc Việt Nam: con đường cách mạng vô sản (0,5đ) - Tháng 12/1920, tại Đại hội Pháp (họp tại Tua), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành quốc tế thứ III. Sự kiện này đánh dấu bước ngoạt trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (0,25đ) - 1921, Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, cơ quan ngôn luận của Hội là báo Người cùng khổ do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút. (0,25đ) - Nguyễn Ái Quốc còn viết bài cho báo Nhân đạo, Đời sông công nhân (0,25đ) - Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân (0,25đ) - 1924, Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội V của Quốc tế Cộng sản. (0,25đ) - Cuối 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) (0,25đ) - 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Xuất bản Báo Thanh niên (0,5đ) Câu 3. Những điều kiện bùng nổ: - Do tác động của phong trào cách mạng thế giới (0,25đ) - Những mâu thuẫn trong xã hội thuộc địa ở Đông Dương phát triển gay gắt: Do tác động của cuộc khủng hoảng. Thực dân Pháp đang tiến hành khủng bố phong trào yêu nước kể từ sau khởi nghĩa Yên Bái (0,25đ) - Tình hình kinh tế, chính trị trên làm cho mâu thuẫn xã hội gay gắt (0,25đ) - Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lao vào lãnh đạo đấu tranh (0,25đ) Ý nghĩa: - Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và quyền lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân (0,25đ) - Khẳng định được vai trò của khối liên minh công nông (0,25đ) - Phong trào được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế (0,25đ) - Đây là bước thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa quyết định đến tiến trình phát triển về sau của cách mạng Việt Nam. Phong trào đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm về sau cho cách mạng Việt Nam (0,25đ)