Đề khảo sát chất lượng học kì II môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2019-2020

doc 3 trang thaodu 1990
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học kì II môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_hoc_ki_ii_mon_vat_ly_lop_6_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng học kì II môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2019-2020

  1. ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN VẬT LÝ 6 Thời gian làm bài : 45 phút I. Phần trắc nghiệm ( 4,0 điểm) Chọn câu trả lời đúng ghi vào bài làm Câu 1: Khi dùng ròng rọc cố định người ta có thể: A. đổi hướng tác dụng của lực. B. nâng được vật có trọng lượng bằng lực kéo. C. nâng được vật có trọng lượng gấp đôi lực kéo. D. đổi hướng tác dụng của lực kéo và nâng được vật có trọng lượng bằng lực kéo. Câu 2: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng? A. Khối lượng của chất lỏng tăng. B. Trọng lượng của chất lỏng tăng C. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng. D. Thể tích của chất lỏng tăng. Câu 3: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi nung nóng một vật rắn? A. Trọng lượng riêng của vật giảm. B. Trọng lượng của vật tăng. C. Trọng lượng riêng của vật tăng D. Cả 3 hiện tượng trên đều không xảy ra. Câu 4: Trong các cách sắp xếp dưới đây cho các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều, cách sắp xếp nào đúng? A. Rắn - Lỏng - Khí. B. Lỏng - Rắn - Khí. C. Rắn - Khí - Lỏng. D. Lỏng - Khí - Rắn. Câu 5: Nhiệt kế nào sau đây có thể dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi? A. Nhiệt kế y tế. B. Nhiệt kế Thủy ngân. C. Nhiệt kế rượu. D. Cả A,B,C không dùng được Câu 6: Tại sao khi đặt đường ray xe lửa người ta phải để 1 khe hở ở chỗ tiếp giáp giữa 2 thanh ray? A. Vì không thể hàn 2 thanh ray được. B. Vì để lắp các thanh ray dễ dàng hơn. C. Vì khi nhiệt độ tăng, thanh ray có thể dài ra D. Vì chiều dài của thanh ray không đủ Câu 7: Hiện tượng nào sau đây xảy ra đối với khối lượng riêng của nước khi đun nước trong 1 bình thủy tinh? A. Khối lượng riêng của nước tăng. B. Khối lượng riêng của nước giảm. C. Khối lượng riêng của nước không thay đổi. D. Khối lượng riêng của nước thoạt đầu giảm rồi sau đó mới tăng. Câu 8: Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dựa trên: A. Sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng. B. Sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn. C. Sự dãn nở vì nhiệt của các chất. D. Sự dãn nở vì nhiệt của chất khí. II. Phần tự luận (6,0 điểm ) Câu 1: (1,0 điểm) F F Hình 1 Hình 2 Sử dụng hệ thống ròng rọc nào có lợi hơn về lực. Tại sao?
  2. Câu 2: (3,0 điểm) a/ Sự bay hơi là gì? Sự ngưng tụ là gì? b/ Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào? c / Tại sao khi trồng chuối người ta phải phạt bớt lá đi ? Câu 3: (2,0 điểm) a/ Hãy giải thích vì sao khi ta bơm bánh xe đạp quá căng mà để ở ngoài trời nắng thì có thể bánh xe sẽ bị nổ? b / Bỏ vài cục đá lạnh vào một cốc thủy tinh, sau một thời gian ta thấy có các giọt nước đọng ở mặt ngoài của cốc. Em hãy giải thích hiện tượng trên ? HẾT
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM I. Phần trắc nghiệm(4 điểm): Mỗi câu đúng 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đ/án D D A A B C B D II. Phần tự luận (6 điểm) Bài Đáp án Điểm Câu 1: Sử dụng hệ thống hình 1 gồm 1 ròng rọc cố định và 1 ròng (1,0 điểm) rọc động có lợi hơn. 0,5 đ Vì vừa được lợi về độ lớn, vừa được lợi về hướng của lực kéo. 0,5 đ Câu 2 a/ Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi. 0,5đ (3,0 đ) Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng. 0,5đ b/ Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, diện tích 1,0đ mặt thoáng của chất lỏng. (phải nói đúng cả 3 ý mới cho 1,0 điểm) c/ Khi trồng chuối phải phạt bớt lá để hạn chế thoát hơi 1,0 đ nước qua lá cây vì lúc này bộ rễ chưa kịp phát triển để hút nước và chất dinh dưỡng Câu 3 a/ Nhiệt độ cao, chất khí trong bánh xe nở ra nhanh gây ra 1,0 đ (2,0 đ) lực rất lớn nổ bánh. b/ Vì không khí có chứa hơi nước nên lớp không khí tiếp 1,0 đ xúc với mặt ngoài của cốc khi bị lạnh đi, chúng ngưng tụ lại thành những giọt nước. HẾT