Đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn Vật lý Lớp 10 - Mã đề 166 - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc

doc 2 trang thaodu 3490
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn Vật lý Lớp 10 - Mã đề 166 - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_10_ma_de_166.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn Vật lý Lớp 10 - Mã đề 166 - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I; NĂM HỌC 2019-2020 MÔN VẬT LÍ- LỚP 10 ĐỀ CHÍNH THỨC ( Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 2 trang) Mã đề 166 Họ và tên thí sinh Số báo danh (Thí sinh làm ra tờ giấy thi, ghi rõ mã đề) A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm) Câu 1: Có hai lực đồng qui có độ lớn bằng 9 N và 12 N. Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào có thể là độ lớn của hợp lực? A. 15 N. B. 1 N. C. 2 N. D. 25 N. 1 Câu 2: Một vật chuyển động thẳng có phương trình x x v t at 2 , trong đó đại lượng a là 0 0 2 A. tọa độ lúc đầu. B. quãng đường đi. C. gia tốc. D. vận tốc lúc đầu. Câu 3: Chuyển động của một vật rơi tự do là A. chuyển động thẳng nhanh dần đều. B. chuyển động thẳng đều. C. chuyển động thẳng chậm dần đều. D. chuyển động tròn đều. Câu 4: Một vật chuyển động thẳng đều có tốc độ v, quãng đường vật đi được trong thời gian t là 2 2 A. .s v .t B. . s v.t C. s v t . D. s v.t . Câu 5: Đơn vị đo của hệ số đàn hồi của lò xo là A. N/m2. B. m/N. C. N/s. D. N/m. Câu 6: Véc tơ gia tốc của vật chuyển động tròn đều A. ngược hướng với véc tơ vận tốc. B. hướng ra xa tâm quỹ đạo. C. hướng vào tâm quỹ đạo. D. cùng hướng với véc tơ vận tốc. Câu 7: Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều có gia tốc 2m/s 2, thời gian tăng vận tốc từ 10 m/s đến 40 m/s bằng A. 15 s. B. 10 s. C. 25 s. D. 20 s. Câu 8: Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn A. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá. B. tác dụng vào hai vật khác nhau. C. không bằng nhau về độ lớn. D. tác dụng vào cùng một vật. Câu 9: Khối lượng trái đất, bán kính trái đất và hằng số hấp dẫn lần lượt là M, R, G. Biểu thức của gia tốc rơi tự do ở gần mặt đất là M GM GM G A. g . B. g . C. .g D. . g R 2 R 2 R R 2 Câu 10: Một quả cam khối lượng m đặt tại nơi có gia tốc trọng trường g. Khối lượng Trái đất là M. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Quả cam hút Trái đất một lực có độ lớn bằng Mg. B. Trái đất hút quả cam một lực bằng Mg. C. Quả cam hút Trái đất một lực có độ lớn bằng mg. D. Trái đất hút quả cam một lực bằng (M+m)g. Câu 11: Phép đo quãng đường đi S của vật rơi tự do có sai số tuyệt đối S 0,1 cm và giá trị trung bình là S 10,0 cm. Sai số tỉ đối S là tỉ số giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng đo, tính bằng phần trăm. Giá trị của S bằng A. 10 %. B. 5 %. C. 1 %. D. 11 %. Câu 12: Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là A. khối lượng. B. lực. C. trọng lượng. D. vận tốc. B. PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm) Trang 1/2 - Mã đề 166
  2. Câu 13 (3 điểm): a) Sự rơi tự do là gì? Viết công thức vận tốc và quãng đường đi của vật rơi tự do. b) Viết hệ thức của lực hấp dẫn giữa hai chất điểm và giải thích các đại lượng có trong hệ thức này. c) Nêu những đặc điểm về điểm đặt, phương, chiều, độ lớn của lực đàn hồi lò xo. Câu 14 (1 điểm): Cho phương trình chuyển động thẳng đều x 10 5t (x tính bằng m ; t tính bằng s ). Hãy xác định tọa độ ban đầu, vận tốc, chiều chuyển động và tọa độ của vật sau 10 s. Câu 15 (1 điểm): Một chiếc thuyền chuyển động thẳng đều cùng chiều dòng nước, sau một giờ đi được 12 km đối với bờ. Một khúc gỗ trôi theo dòng nước với vận tốc 2 km/h đối với bờ. Hãy tính vận tốc của thuyền so với nước. Câu 16 (1 điểm): Một vật có khối lượng 500 g đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 18 km/h thì chịu tác dụng của một lực F có độ lớn 2 N ngược chiều chuyển động của vật. a) Tính độ lớn gia tốc của vật khi chịu tác dụng của lực F . b) Tính quãng đường và thời gian vật chuyển động từ khi chịu tác dụng của lực F cho đến khi dừng lại. Câu 17 (1 điểm): Một lò xo treo thẳng đứng, đầu trên cố định. Khi treo vào đầu dưới lò xo vật khối lượng m1 500 g thì chiều dài lò xo bằng 25 cm, còn khi treo vật m2 800 g thì chiều dài bằng 28 cm. Lấy g 10 m / s2. a) Tìm chiều dài tự nhiên và độ cứng của lò xo. b) Vẽ đồ thị lực đàn hồi của lò xo theo chiều dài lò xo thay đổi từ 12 cm đến 28 cm. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Trang 2/2 - Mã đề 166