Trắc nghiệm môn Vật lí 10 sách Kết nối tri thức (Có đáp án)

docx 4 trang hoaithuk2 24/12/2022 14080
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm môn Vật lí 10 sách Kết nối tri thức (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtrac_nghiem_mon_vat_li_10_sach_ket_noi_tri_thuc_co_dap_an.docx

Nội dung text: Trắc nghiệm môn Vật lí 10 sách Kết nối tri thức (Có đáp án)

  1. Trắc nghiệm lí 10-KNTT Câu 1. Có mấy cách để đo các đại lượng vật lí? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 2. Trong hệ đơn vị SI, các đại lượng có đơn vị tương ứng là A. Chiều dài: km (kilômét) B. Khối lượng: g (gam) C. Nhiệt độ: oC (độ C) D. Thời gian: s (giây) Câu 3. Kết quả sai số tuyệt đối của một phép đo là 0,0504. Số chữ số có nghĩa là A. 1 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 4. Kết quả sai số tuyệt đối của một phép đo là 1,02. Số chữ số có nghĩa là A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 Câu 5. Để đo lực kéo về cực đại của một lò xo dao động với biên độ A ta chỉ cần dùng dụng cụ đo là A. Thước mét B. Lực kế C. Đồng hồ D. Cân Câu 6. Một học sinh đo chiều dài của bàn học, kết quả thu được như sau d 120 1 cm . Sai số tương đối của phép đo là A. 0,83%. B. 8,3%. C. 0,38%. D. 3,8%. Câu 7. Để xác định tốc độ trung bình của một người đi xe đạp chuyển động trên đoạn đường từ A đến B, ta cần dùng dụng cụ đo là A. chỉ cần đồng hồ B. chỉ cần thước C. Đồng hồ và thước mét D. Tốc kế Câu 8. Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây? A. Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của bàn bè trong lớp. B. Có thể nhận biết hóa chất bằng cách ngửi hóa chất. C. Mang đồ ăn vào phòng thực hành. D. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành. Câu 9. Hoạt động nào sau đây không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành? A. Đeo găng tay khi làm thí nghiệm. B. Không ăn uống, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm. C. Để hóa chất không đúng nơi quy định sau khi làm xong thí nghiệm. D. Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên. Câu 10. Biển báo hình bên có ý nghĩa gì? A. Cấm thực hiện B. Cảnh báo nguy cơ chất độc C. Cảnh báo chỉ dẫn thực hiện D. Cảnh bảo bắt buộc thực hiện Câu 11. Sử dụng ampe kế để đo dòng điện vượt qua giới hạn đo thì có thể gây ra nguy cơ gì? A. Có thể khiến ampe kế bị hư hỏng. B. Ampe kế tự cân bằng không hỏng. C. Ampe kế hoạt động bình thường. D. Ampe không bị gì hư hỏng gì. Câu 12. Hoạt động nào trong phòng thực hành, thí nghiệm là không an toàn? A. Để chất dễ cháy cách xa thí nghiệm mạch điện. B. Thổi trực tiếp để tắt ngọn lửa đèn cồn. C. Đeo găng tay bảo hộ khi làm thí nghiệm với nhiệt độ cao. 1
  2. D. Để nước, các dung dịch dễ cháy cách xa các thiết bị điện. Câu 13. Cách làm nào sau đây an toàn khi sử dụng thiết bị chuyển đổi điện áp? A. Để thiết bị gần nước, các hóa chất độc hại. B. Sử dụng dây cắm vào thiết bị lỏng lẻo. C. Sử dụng quá công suất của thiết bị. D. Sử dụng các thiết bị đúng theo hướng dẫn. Câu 14. Vật lí là môn “khoa học tự nhiên” có đối tượng nghiên cứu tập trung vào A. các dạng vận động của vật chất (chất, trường), năng lượng. B. các chất và sự biến đổi của chúng. C. Các vật sống. D. Cấu tạo của Trái Đất và bầu khí quyển bao quanh nó. Câu 15. Các lĩnh vực vật lý mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở là A. Cơ học, quang học, nhiệt học, nhiệt động lực học B. Cơ học, điện học, nhiệt học, nhiệt động lực học C. Cơ học, điện học, quang học, nhiệt động lực học D. Cơ học, điện học, quang học, nhiệt học, nhiệt động lực học Câu 16. Việc phát minh ra máy hơi nước của James Watt dựa trên những lý thuyết nghiên cứu về A. nhiệt. B. cơ học. C. điện học. D. điện từ học. Câu 17. Sự tương tác giữa các thiên thể được giải thích dựa vào định luật vật lý nào của Newton? A. Định luật 3 Newton B. Định luật 2 Newton C. Định luật 1 Newton D. Định luật 4 Newton Câu 18. Thí nghiệm của Galilei tại tháp nghiêng Pisa đã chứng tỏ điều gì? A. Mọi vật dù có khối lượng khác nhau thì đều rơi nhanh như nhau. B. Vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ. C. Vật nặng rơi chậm hơn vật nhẹ. D. Vật có kích thước lớn rơi nhanh hơn vật có kích thước nhỏ hơn. Câu 19. Những thiết bị nào dưới đây không có ứng dụng các kiến thức về nhiệt? A. Đồng hồ đo nhiệt độ B. Cân nhiệt C. Súng đo nhiệt độ từ xa D. Đồng hồ bấm giây. Câu 20. Thành tựu nghiên cứu nào sau đây của Vật Lí được coi là có vai trò quan trọng trong việc mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất? A. Nghiên cứu về lực vạn vật hấp dẫn. B. Nghiên cứu về nhiệt động lực học. C. Nghiên cứu về cảm ứng điện từ. D. Nghiên cứu về thuyết tương đối. Câu 21. Cách sắp xếp nào sau đây trong 5 bước của phương pháp thực nghiệm đúng? A. Xác định vấn đề cần nghiên cứu, dự đoán, quan sát, thí nghiệm, kết luận. B. Quan sát, xác định vấn đề cần nghiên cứu, thí nghiệm, dự đoán, kết luận. C. Xác định vấn đề cần nghiên cứu, quan sát, dự đoán, thí nghiệm, kết luận. D. Thí nghiệm, xác định vấn đề cần nghiên cứu, dự đoán, quan sát, kết luận. Câu 22. Yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất dẫn tới việc Aristotle mắc sai lầm khi xác định nguyên nhân làm cho các vật rơi nhanh chậm khác nhau? A. Khoa học chưa phát triển. B. Ông quá tự tin vào suy luận của mình. C. Không có nhà khoa học nào giúp đỡ ông. D. Ông không làm thí nghiệm để kiểm tra quan điểm của mình 2
  3. Câu 23. Thế nào là một dự đoán khoa học A. Dự đoán khoa học là một dự đoán có cơ sở dựa trên các quan sát, các trải nghiệm thực tế, các kiến thức đã có liên quan đến dự đoán của mình B. Dự đoán khoa học là một dự đoán có cơ sở dựa trên ý thức chủ quan C. Dự đoán khoa học là một dự đoán dựa trên các kiến thức trong tài liệu, không quan tâm đến thực tế D. Dự đoán khoa học là một dự đoán có cơ sở dựa trên nghe kể, các trải nghiệm thực tế, các kiến thức đã có liên quan đến dự đoán của mình Câu 24. Một học sinh đi xe đạp 400 m từ nhà đến ngã tư của một con đường và rẽ trái đi thêm 300 m nửa. Quãng đường đi được là A. 100 m. B. 700 m. C. 500 m. D. 250 m. Câu 25. Một học sinh đi xe đạp 400 m từ nhà đến ngã tư của một con đường và rẽ trái đi thêm 300 m nửa. Độ dịch chuyển của học sinh là A. 100 m. B. 700 m. C. 500 m. D. 250 m. Câu 26. Một người đi xe máy từ nhà đến bến xe cách nhà 3 km về phía tây. Đến bến xe, người đó lên xe đi tiếp 6 km về phía bắc. Quãng đường và độ dịch chuyển tổng hợp của người đó là A. 9 km, 6 km. B. 9 km, 3 5 km. C. 3 5 km, 3 km. D. 3 5 km, 6 km. Câu 27. Chuyến bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Paris khởi hành lúc 20 giờ 30 phút giờ Hà Nội ngày hôm trước, đến Paris lúc 4 giờ 30 phút sáng hôm sau theo giờ Paris. Biết giờ Paris chậm hơn giờ Hà Nội là 6 giờ. Theo giờ Hà Nội, máy bay đến Paris lúc A. 10 giờ 30 phút. B. 14 giờ. C. 12 giờ 30 phút. D. 10 giờ. Câu 28. Kết luận nào sau đây đúng khi nói về độ dịch chuyển và quãng đường đi được của một vật. A. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được đều là đại lượng vô hướng. B. Độ dịch chuyển là đại lượng vectơ còn quãng đường đi được là đại lượng vô hướng. C. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được đều là đại lượng vectơ. D. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được đều là đại lượng không âm. Câu 29. Một người lái ô tô đi thẳng 4 km theo hướng Tây, sau đó rẽ trái đi thẳng theo hướng Nam 2 km rồi quay sang hướng Đông đi 3 km. Quãng đường đi được và độ dịch chuyển của ô tô lần lượt là A. 9 km; 5 km. B. 6 km; 3 km. C. 4 km; 7 km. D. 9 km; 3 km. Câu 30. Một xe chạy liên tục trong 2,5 giờ, trong ∆t1 = 1 giờ đầu, tốc độ trung bình của xe là 50 km/h, trong ∆t2 = 1,5 giờ sau, tốc độ trung bình của xe là v2 = 40 km/h. Tốc độ trung bình của xe trong toàn bộ khoảng thời gian chuyển động là A. 44 km/h. B. 45 km/h. C. 48 km/h. D. 49 km/h. Câu 31. Một chiếc máy bay đang bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Thủ đô Hà Nội với tốc độ 525 km/h. Trong hôm đó, gió thổi về hướng Nam với tốc độ 36 km/h. Xem như máy bay chuyển động thẳng đều theo hướng Bắc và quãng đường bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Thủ đô Hà Nội là 1160 km. Thời gian bay của máy bay trên quãng đường đó là A. 2,37 h B. 2 h C. 2,38 h D. 2,4 h 3
  4. Câu 32. Một xe tải chạy với tốc độ 40 km/h và vượt qua một xe gắn máy đang chạy với tốc độ 30 km/h. Vận tốc của xe máy so với xe tải bằng bao nhiêu? A. 5 km/h. B. 10 km/h. C. - 5 km/h. D. - 10 km/h. Câu 33. Một chiếc tàu chở hàng đang rời khỏi bến cảng để bắt đầu chuyến hải trình với tốc độ 15 hải lí/h. Vậy khi tàu rời cảng, nước chảy cùng chiều chuyển động của tàu với tốc độ 3 hải lí/h. Tốc độ rời bến cảng của tàu so với cảng là A. 18 hải lí/h B. 13 hải lí/h C. 15 hải lí/h D. 19 hải lí/h Câu 34. Từ A một chiếc xe chuyển động thẳng trên một quãng đường dài 10 km, rồi sau đó lập tức quay về về A. Thời gian của hành trình là 20 phút. Tốc độ trung bình của xe trong thời gian này là A. 20 km/h. B. 30 km/h. C. 60 km/h. D. 40 km/h. Câu 35. Một chiếc xe chạy trên đoạn đường 45 km với tốc độ trung bình là 80 km/h, trên đoạn đường 55 km tiếp theo với tốc độ trung bình là 40 km/h. Tốc độ trung bình của xe trên đoạn đường 110 km này là A. 51,61 km/h. B. 56,77 km/h. C. 60 km/h. D. 50 km/h. Câu 36. Một ô tô chạy trên đường thẳng. Trên 1/3 đoạn đầu của đường đi, ô tô chạy với tốc độ 50 km/h, trên 2/3 đoạn sau của đường đi, ô tô chạy với tốc độ 60 km/h. Tốc độ trung bình của ô tô trên cả đoạn đường là A. 54,25 km/h. B. 56,25 km/h. C. 55 km/h. D. 50 km/h. Câu 37. Biết vận tốc của ca nô so với mặt nước đứng yên là 36 km/h. vận tốc của dòng nước là 7,2 km/h. Vận tốc của ca nô so với bờ khi đi xuôi dòng là A. 14 m/s. B. 12 m/s. C. 6 m/s. D. 5 m/s. Câu 38. Một thuyền đi từ bến A đến bến B cách nhau 6 km rồi trở về A. Biết rằng vận tốc thuyền trong nước yên lặng là 6 km/h, vận tốc nước chảy là 2 km/h. Thời gian chuyển động của thuyền là A. 2,25 h. B. 2 h. C. 3,25 h. D. 5 h. Câu 39. Một ca nô chạy trong hồ nước yên lặng có vận tốc tối đa 18 km/h. Nếu ca nô chạy ngang một con sông có dòng chảy theo hướng Bắc – Nam với vận tốc lên tới 5 m/s thì vận tốc tối đa nó có thể đạt được so với bờ sông là bao nhiêu và theo hướng nào? A. 5 2 m/s, hướng 450 Đông -nam. B. 5 2 m/s hướng 450 Đông -bắc. C. 2 5 m/s, hướng 450 Đông -nam. D. 2 5 m/s, hướng 450 Đông -bắc. Câu 40. Hình vẽ bên mô tả độ dịch chuyển của 3 vật, nhận định đúng là A. Vật 1 đi 200 m theo hướng Nam. B. Vật 2 đi 200 m theo hướng 450 Đông – Bắc. C. Vật 3 đi 30 m theo hướng Đông. D. Vật 4 đi 100 m theo hướng Đông. 4