Đề khảo sát chất lượng học kỳ II môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Hải Yến (Có đáp án)

docx 3 trang thaodu 3500
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học kỳ II môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Hải Yến (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_khao_sat_chat_luong_hoc_ky_ii_mon_vat_li_lop_6_nam_hoc_20.docx

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng học kỳ II môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Hải Yến (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018-2019 THCS Hải Yến – Môn: Vật lý - Lớp 6 Tĩnh Gia – Thanh Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) hóa Họ và tên học sinh: Lớp: Số báo danh Giám thị 1 Giám thị 2 Số phách Điểm Giám khảo 1 Giám khảo 2 Số phách I. Phần trắc nghiệm: ( 4 điểm) Hãy khoanh tròn vào vào một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1: Chọn phát biểu sai khi nói về ròng rọc A. Ròng rọc cố định có tác dụng làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp. B. Dùng ròng rọc động thì kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật C. Dùng ròng rọc động thì lực kéo vật lên lớn hơn trọng lượng của vật D. Ròng rọc là một bánh xe dễ dàng quay quanh một trục, trên vành bánh xe có xẻ rãnh để đặt dây kéo. Câu 2: Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủ tinh, nút bị kẹt . Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây ? A. Hơ nóng nút B.Hơ nóng cổ lọ B. Hơ nóng cả nút và cổ lọ D. Hơ nóng đáy lọ Câu 3: Dụng cụ nào dưới đây giúp ta thay đổi hướng và độ lớn của lực kéo so với vật trực tiếp A. Đòn bẩy B.Pa lăng C. Mặt phẳng nghiêng D. Cần cẩu Câu 4: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, các nào sắp xếp đúng A. Rắn, lỏng, khí B.Rắn, khí, lỏng C.Khí lỏng rắn D. Khí, rắn ,lỏng Câu 5: Hoạt động của nhiệt kế dự trên hiện tượng nào dưới đây. A.Hiên tượng bay hơi B. Hiên tượng đông đặc C. Hiên tượng nóng chảy D. Hiên tượng giản nở vì nhiệt của các chất Câu 6: Nhiệt độ 450C tương ứng với bao nhiêu độ F dưới đây. A.1100F B.1130F C.1600F D.2250F Câu 7: Các tấm tôn lợp nhà có dạng lượn sóng vì: A.Để trang trí cho đẹp B.Giảm sự hấp thụ nhiệt của tôn C. Tăng sự hấp thụ nhiệt của tôn D.Tránh gây ra lực lớn làm rách tôn khi có sự co giãn vì nhiệt. Câu 8. Trong các ao hay ruộng lúa thường thả bèo hoa dâu vì A. Giúp lúa nhanh lớn hơn B.Tránh được sâu bệnh B. Nhanh thu hoạch hơn D. Giảm sự thoát hơi nước
  2. Không làm bài vào phần gạch chéo này II.Phần tự luận (6 điểm). Câu 9. (1,5 điểm). Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp, khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên ? Câu 10. (2,5 điểm). a) Tại sao để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi người ta dùng nhiệt kế thủy ngân mà không dùng nhiệt kế rượu? b) Tại sao khi nhúng nhiệt kế thủy ngân vào nước nóng thì mực thủy ngân lúc đầu hạ xướng 1 ít, rồi sau đó mới dâng lên cao? Câu 11 . (2,0 điểm). Vào những buổi sáng sớm mùa đông giá lạnh, những lá cây hoặc các cửa kính ô tô thường bị phủ một lớp nước rất mỏng a) Lớp nước mỏng này từ đâu đến? Vì sao lớp nước này biến mất dưới ánh sáng mặt trời? b) Hãy chỉ ra các sự biến đổi trạng thái của nước trong hiện tượng này? BÀI LÀM
  3. KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II NĂM HỌC 2018-2019 Môn: VẬT LÍ – LỚP 6 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C B B C D B D D II. Tự luận (6,0 điểm) Câu Đáp án Điểm 9 Khi cho quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng, có hai chất (chất khí, 0,75đ (1,5 chất rắn) ở quả bóng bị nóng lên và nở ra. điểm) Vì chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn nên không khí trong quả bóng bị 0,75đ nóng lên, nở ra gây ra lực đẩy làm cho quả bóng phồng lên. 10 a) Vì nhiệt độ sôi của rượu nhỏ hơn nhiệt độ sôi của nước, nếu dùng nhiệt 1,5đ (2,5 kế rượu thì không đo được vì rượu sẽ bay hơi. Trong khi đó nhiệt độ sôi điểm) của thủy ngân lại cao hơn nhiệt độ sôi của nước. b) Vì khi nhúng nhiệt kế vào nước nóng thì lớp vỏ bằng thủy tinh tiếp xúc với nước nóng trước, nở ra làm cho mực thủy ngân hạ xuống một ít. Sau đó thủy ngân củng nóng lên và nở ra. Vì thủy ngân nở nhiều hơn thủy tinh nên 1,0đ thủy ngân trong ống sẽ dâng lên. 11 a) - Lớp nước mỏng này do hơi nước trong không khí bị ngưng tụ. 0,75đ (2,0 - Lớp nước này biến mất dưới ánh sáng mặt trời do nước bị bay hơi. 0,75đ điểm) b) Sự biến đổi trạng thái của nước trong hiện tượng này: Sự ngưng tụ và sự 0,5đ bay hơi.