Đề khảo sát chất lượng học kỳ II môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Hải Yến (Có đáp án)

docx 3 trang thaodu 3011
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học kỳ II môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Hải Yến (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_khao_sat_chat_luong_hoc_ky_ii_mon_vat_ly_lop_8_nam_hoc_20.docx

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng học kỳ II môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Hải Yến (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018-2019 THCS Hải Yến – Môn: Vật lý - Lớp 8 Tĩnh Gia – Thanh Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) hóa Họ và tên học sinh: Lớp: Số báo danh Giám thị 1 Giám thị 2 Số phách Điểm Giám khảo 1 Giám khảo 2 Số phách I. Phần trắc nghiệm: ( 4 điểm) Hãy khoanh tròn vào vào một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1: Hệ thống ròng rọc như hình vẽ có thể cho ta lợi bao nhiêu lần về lực A. Lơi 8 lần B. Lơi 3 lần C. Lơi 4 lần D. Lợi 2 lần Câu 2: Một con ngựa dùng một lực 200N để kéo một chiếc xe đi với vận tốc 9km/h. Công suất của con ngựa đó là A. P= 400W B. P= 500W C.P =600W D. P=700W Câu 3: Trong các câu nói về nhiệt năng sau đây, câu nào không đúng ? A. Nhiệt năng của vật là một dạng năng lượng B. Nhiệt năng của vật là nhiệt lượng thu vào hay tỏa ra C. Nhiệt năng là tổng động năng của các phần tử cấu tạo nên vật D. Nhiệt năng của vật phụ thuộc vào nhiệt độ của vật Câu 4: Khi chuyển động nhiệt của của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng ? A. Nhiệt độ B.Nhiệt năng C. Khối lượng D.Thể tích Câu 5: Thả một cục đường vào cốc nước rồi khuấy lên. Đường tan và nước có vị ngọt. Câu giải thích nào sau đây là đúng ? A. Vì khi khuấy nhiều thì đường cũng nóng lên B. Vì khi khuấy lên thì các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước C. Vì khi bỏ đường vào và khuấy lên thì thể tích nước trong cốc tăng D. Một cách giải thích khác Câu 6: Trong một số nhà máy người ta thường xây những cột ống khói rất cao.Bởi vì ống khói cao A. Có tác dụng tạo ra sự truyền nhiệt tốt B. Có tác dụng tạo ra sự đối lưu tốt B. Có tác dụng tạo ra bức xạ nhiệt tốt D.Có tác dụng tạo ra sự dẫn nhiệt tốt Câu 7: Nhiệt lượng là A.Đại lượng chỉ xuất hiện khi có thực hiện công B. Đại lượng tăng khi có nhiệt độ tăng, giảm khi nhiệt độ giảm C. Một dạng năng lượng có đơn vị là Jun D. Phần nhiệt mà vật nhận được hay mất đi khi truyền nhiệt. Câu 8. Để đun sôi 800g nước ở trên mặt đất từ nhiệt độ 20 0C, nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K nhiệt lượng cần thiết là: A. 67200KJ B.67,2 KJ C.268800KJ D.268,8KJ
  2. Không làm bài vào phần gạch chéo này II.Phần tự luận (6 điểm). Câu 9. (2,0 điểm). a. Viết công thức tính công suất, giải thích rõ tên và đơn vị cảu đại lượng có trong công thức b. Một người kéo một vật nặng m = 25kg từ giếng sâu 8m lên trong 20 giây. Hãy tính công suất mà người ấy đã thực hiện. Câu 10. (1,5 điểm). a.tại sao người ta thường dùng kim loại để làm xoong nồi ? b. Vào mùa đông, khi sờ tay vào kim loại, tay có cảm giác lạnh.Giải thích hiện tượng trên Câu 11 . (2,5 điểm). Thả một vật bằng đồng có khối lượng 2kg có nhiệt độ ban đầu là 1200C vào 2 lít nước, nhiệt độ của nước khi có cân bằng nhiệt là 40 0C. Biết khối lượng riêng và nhiệt dung riêng của nước là 1000 kg/m 3 và 4200J/Kg.K ,nhiệt dung riêng của đồng là 380J/Kg.K ( bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường) a. Tính nhiệt lượng vật bằng đồng tỏa ra b. Tính nhiệt độ ban đầu của nước. BÀI LÀM
  3. KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II NĂM HỌC 2018-2019 Môn: VẬT LÍ – LỚP 8 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM A. Phần trắc nghiệm khách quan: 4 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C B B C B B D D Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 B. Phần tự luận: 6 điểm Câu Nội dung Điểm a. Viết công thức đúng, nêu rõ các đại lượng và đơn vị trong công thức. 1,0 đ b. Công của người đó đã thực hiện là: 9 A = F.s = P.h = 10.25.8 = 2000 J 0,5 đ (2 điểm) - Công suất của người đó là: P = A: t = 2000:20 = 100 W 0,5 đ a. Khi đun nấu, nhiệt năng được truyền từ nguồn nhiệt đến thức ăn qua xoong, nồi bằng hình thức dẫn nhiệt. Do kim loại dẫn nhiệt tốt nên người ta dùng kim loại làm 1,0 đ 10 xoong, nồi để rút ngắn thời gian đun nấu, thức ăn chín nhanh hơn. (2,0 điểm) b. Vào mùa đông, nhiệt độ cơ thể cao hơn so với môi trường. Khi sờ tay vào kim 1,0 đ loại, nhiệt năng truyền từ cơ thể qua tay bằng hình thức dẫn nhiệt. Tay mất bớt nhiệt năng, do đó tay có cảm giác lạnh. a. 2 lít = 2.10-3m3 -3 0,5 đ Khối lượng nước m2 = D.V = 1000.2.10 = 2 (kg) Nhiệt lượng vật bằng đồng tỏa ra để hạ nhiệt độ từ 1200C xuống 400C là: Q =m c t =2.380.(120-40) = 60800 (J) 1 1 1 1 0,5 đ 11 b. Gọi t là nhiệt độ ban đầu của nước (2,0 điểm) Nhiệt lượng nước thu vào để tăng nhiệt độ là: Q2 = m2c2 t = 2.4200.(40-t) = 8400(40-t) (J) 0,5đ Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt ta có: 0 Q1 = Q2 60800 = 8400(40-t) t = 32,76 C 0,5đ