Đề khảo sát chất lượng môn Hóa học Lớp 10 lần 4

doc 4 trang thaodu 5030
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng môn Hóa học Lớp 10 lần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_mon_hoa_hoc_lop_10_lan_4.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng môn Hóa học Lớp 10 lần 4

  1. ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 4 MÔN: HÓA HỌC 10 Thời gian làm bài: 50 phút (Đề gồm 40 câu) Câu 1: Hãy cho biết, phản ứng nào sau đây HCl đóng vai trò là chất oxi hóa? A. Fe + 2HCl→ FeCl2 + H2 B. NaOH + HCl → NaCl + H2O C. Fe + KNO3 + 4HCl→ FeCl3 + KCl + NO + 2H2O D. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O Câu 2: Kim loại Natri là kim loại kiềm, có tính khử rất mạnh. Natri được dùng làm trao đổi nhiệt trong một vài lò phản ứng hạt nhân và làm xúc tác cho một số phản ứng tổng hợp hợp chất hữu cơ. Nguyên tử nguyên tố Na có điện tích hạt nhân là 11+, số khối là 23. Số hạt mang điện trong hạt nhân của nguyên tử nguyên tố Natri là A. 22. B. 12. C. 11. D. 23. Câu 3: Cho phản ứng: FeSO 4 + K2Cr2O7 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3+ K2SO4 + H2O. Sau khi cân bằng với hệ số nguyên tối giản nhất thì hệ số của chất khử trong phương trình là A. 25. B. 6. C. 1. D. 27. Câu 4: Trong một chu kì của bảng tuần hoàn, sự biến đổi tính axit–bazơ của các oxit cao nhất và các hiđroxit tương ứng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân là A. tính axit và bazơ đều giảm. B. tính axit và bazơ đều tăng. C. tính axit tăng dần, tính bazơ giảm dần. D. tính axit giảm dần, tính bazơ tăng dần. Câu 5: Hoà tan 8,45 gam oleum X (H2SO4.nSO3) vào nước được dung dịch Y, để trung hoà dung dịch Y cần 200ml dung dịch NaOH 1M. Gía trị của n là? A. 3. B. 5. C. 4. D. 2. Câu 6: Cho 26,32 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu phản ứng với dung dịch HCl loãng (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí H 2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị m là A. 37,80. B. 36,97. C. 19,05. D. 12,70. Câu 7: X là muối bromua của một kim loại trong nhóm IIA của bảng tuần hoàn. Cho 4 gam X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được 7,52 gam kết tủa màu vàng nhạt. Công thức muối X là A. BeCl2 B. BaCl2. C. MgCl2. D. CaBr2. Câu 8: Trong phòng thí nghiệm để thu khí SO2 người ta dùng cách nào sau ? A. Đẩy không khí, ngửa bình thu B. Đẩy nước, úp bình thu C. Đẩy nước, ngửa bình thu D. Đẩy không khí, úp bình thu Câu 9: Chất phản ứng được với dung dịch H2SO4 tạo ra kết tủa là A. Na2CO3. B. NaOH. C. BaCl2. D. NaCl. Câu 10: Để hạn chế khí clo thoát ra gây ô nhiễm môi trường khi tiến hành thí nghiệm điều chế khí clo, cần đặt trên miệng bình thu một mẩu bông tẩm dung dịch nào sau đây? A. CaCl2. B. Ca(OH)2. C. quỳ tím. D. H2SO4. Câu 11: Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là A. muối ăn. B. cát. C. lưu huỳnh. D. vôi sống. Câu 12: Hợp chất X có các đặc điểm sau: là chất khí ở điều kiện thường, nặng hơn không khí, làm nhạt màu thuốc tím, bị hấp thụ bởi dung dịch Ba(OH)2 dư tạo kết tủa trắng. X là chất nào sau đây? A. Cl2. B. H2S. C. CO2. D. SO2. Câu 13: Hoà tan khí clo vào dung dịch KOH đặc nóng dư, dung dịch thu được sau phản ứng có các chất tan là A. KCl, KClO B. KCl, KClO3 C. KCl, KClO,KOH D. KCl, KClO3, KOH Câu 14: Có thể phân biệt 3 dung dịch: NaOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là A. phenolphtalein. B. Al C. Al2O3 D. BaCO3 Câu 15: Cấu hình electron của ion Cr3+ là (biết Cr có Z = 24) Trang 1/4 - Mã đề thi 136
  2. A. [Ar]3d5. B. [Ar]3d3. C. [Ar]3d2. D. [Ar]3d4. Câu 16: Để đánh giá loại liên kết trong phân tử hợp chất, người ta có thể dựa vào hiệu độ âm điện. Khi hiệu độ âm điện của hai nguyên tử tham gia liên kết 1,7 thì đó là liên kết A. cộng hoá trị có cực B. cộng hoá trị không cực C. kim loại. D. ion. Câu 17: Khí nào sau có trong không khí đã làm cho các đồ dùng bằng bạc lâu ngày bị xám đen? A. CO2. B. SO2. C. H2S. D. O2. Câu 18: Khi tăng nhiệt độ từ 10 0C lên tới 300C thì tốc độ của một phản ứng hoá học tăng 4 lần. Để tốc độ phản ứng trên tăng 16 lần so với ở 10 0C thì cần thực hiện phản ứng ở nhiệt độ nào ? (các điều kiện phản ứng khác giữ nguyên). A. 800C B. 500C C. 600C D. 400C Câu 19: Cho các chất sau: HCl, H2S, SO2, SO3. Chất nào không có khả năng làm mất màu dung dịch KMnO4? A. H2S. B. SO3. C. HCl. D. SO2. Câu 20: Để phân biệt khí SO 2 và H2S bằng phương pháp hóa học ta có thể dùng dung dịch nào sau đây? A. Dung dịch nước Brom B. Dung dịch NaOH C. Dung dịch HCl D. Dung dịch CuCl2 Câu 21: Hoà tan hoàn toàn 8 gam CuO bằng lượng đủ V lít dung dịch H 2SO4 loãng 0,05 M. Giá trị của V là A. 3,0 lít. B. 2,0 lít. C. 2,5 lít. D. 4,0 lít. Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 33,4 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu trong không khí thì thu được 41,4 gam hỗn hợp Y gồm 3 oxit. Cho Y tác dụng hoàn toàn với V ml dung dịch H2SO4 20% (d=1,14g/ml). Giá trị của V gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 215 ml. B. 245 ml. C. 43 ml. D. 86 ml. Câu 23: Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với kim loại nào sau đây? A. Au. B. Fe. C. Ag. D. Cu. Câu 24: Một hỗn hợp gồm 13 gam kẽm và 5,6 gam sắt tác dụng với dung dịch H 2SO4 loãng dư. Thể tích khí hidro (đktc) thu được là A. 4,48 lit. B. 6,72 lit. C. 2,24 lit. D. 3,36 lit. Câu 25: Cho dãy các chất: FeS 2, Cu, Na2SO3, S, Fe2O3, FeSO4, Fe(OH)2, FeO, Al2O3. Số chất tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư tạo ra khí SO2 là A. 7. B. 4. C. 6. D. 5. Câu 26: Phát biểu nào sau đây sai? A. Phương pháp sunfat không dùng để điều chế HBr và HI B. Điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn thu được nước Gia-ven. C. Cồn iot được sử dụng để làm thuốc sát trùng. D. Tính axit giảm dần theo thứ tự: HF, HCl, HBr, HI. Câu 27: Biện pháp nào dưới đây không làm tăng tốc độ phản ứng ? A. Đưa lưu huỳnh đang cháy ngoài không khí vào bình chứa khí oxi. B. Thay thế Zn hạt bằng Zn bột khi cho tác dụng với dung dịch HCl 1M ở cùng 25oC C. Cho lượng Fe bột tác dụng với 100 ml HCl 1M, sau đó thay bằng 200 ml HCl 1M. D. Nén hỗn hợp khí N2 và H2 ở áp suất cao để tổng hợp amoniac. Câu 28: Cho 3 kim loại X, Y, Z. Một vài tính chất của chúng như sau - Y và Z đều tan được trong dung dịch H SO loãng. 2 4 - X không tan trong dung dịch H SO loãng. 2 4 - Y tác dụng với dung dịch muối của Z sinh ra Z. Tính khử giảm dần của 3 kim loại đã cho là A. Y, Z, X B. X, Y, Z C. X, Z, Y D. Z, Y, X Câu 29: Cho 2,415 gam hỗn hợp gồm hai kim loại thuộc nhóm IIA, có cùng số mol tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là Trang 2/4 - Mã đề thi 136
  3. A. Sr và Ba B. Mg và Ba C. Ca và Sr D. Sr và Mg Câu 30: Hoà tan hết m gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng,dư thu được 4,48 lít khí NO2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 145,2 gam muối khan. Giá trị m là A. 46,4. B. 33,6. C. 64,4. D. 42,8. Câu 31: Cho 5,5 gam hỗn hợp 2 kim loại Al, Fe tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch A và 4,48 lít H2 (đktc). Lấy toàn bộ dung dịch A tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 54,7. B. 68,2. C. 62,8. D. 57,4. Câu 32: Chia m gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, Mg thành 2 phần bằng nhau: Phần 1: cho vào dung dịch HCl dư thu được 1,344 lít H2 (đktc). Phần 2: phản ứng với oxi dư, thu được 3,04 gam chất rắn. Giá trị của m là A. 4,16. B. 2,56. C. 2,08. D. 5,12. Câu 33: Cho 1,68 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Fe phản ứng với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được dung dịch Y có khối lượng lớn hơn khối lượng dung dịch HCl lúc đầu là 1,584 gam. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam muối. Giá trị m là A. 5,088. B. 5,423. C. 5,216. D. 2,408. Câu 34: [ ] Cho cân bằng hóa học: 2SO2 (k) + O2 (k) 2SO3 (k); ∆H < 0. Phát biểu đúng là: A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ. B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng. C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2. D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3. Câu 35: Hỗn hợp X gồm Fe và Cu (có tỉ lệ mol 1:1). Hòa tan hết 12 gam X bằng dung dịch H 2SO4 đặc nóng dư, thì thu được V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của V là A. 3,36 B. 4,48. C. 11,2. D. 5,6. Câu 36: : Để hòa tan vừa hết 37,65 gam hỗn hợp ZnO và Al 2O3 cần vừa đủ 450 ml dung dịch H2SO4 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 80,85. B. 109,65. C. 124,05. D. 195,15. Câu 37: Hỗn hợp X gồm các kim loại Mg, Al, Zn. Lấy m gam hỗn hợp X tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí (ở đktc). Cũng lấy m gam X tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và (m + a) gam muối. Giá trị của V và a lần lượt là A. 6,72 và 28,8. B. 3,36 và 57,6. C. 3,36 và 28,8. D. 6,72 và 57,6. Câu 38: Nung nóng hỗn hợp gồm 31,6 gam KMnO4 và 24,5 gam KClO3 một thời gian, thu được 46,5 gam hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl đặc dư, đun nóng thu được khí clo. Hấp thụ khi sinh ra vào 300 ml dung dịch NaOH 5M đun nóng, thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 91,8. B. 79,8. C. 66,5. D. 86,5. Câu 39: Hòa tan m gam hỗn hợp FeO, Fe(OH)2, FeCO3 và Fe3O4 (trong đó Fe3O4 chiếm 1/3 tổng số mol hỗn hợp) vào dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp gồm CO2 và NO (sản +5 phẩm khử duy nhất của N ) có tỉ khối so với H2 là 18,5. Số mol HNO3 phản ứng là A. 3,8 B. 1,8 C. 3,2 D. 2,0 Câu 40: Hỗn hợp X gồm Al, Al2O3, Fe và các oxit của sắt (trong đó O chiếm 18,49% về khối lượng). Hòa tan hết 12,98 gam X cần vừa đủ 627,5 ml dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch Y và 0,448 lít hỗn hợp Z (đktc) gồm NO và N2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1:1. Làm bay hơi dung dịch Y thu được m gam muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 42. B. 51. C. 60. D. 47. HẾT Trang 3/4 - Mã đề thi 136
  4. Trang 4/4 - Mã đề thi 136