Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nghi Kim (Có đáp án)

doc 2 trang thaodu 4600
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nghi Kim (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2016_2017_t.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nghi Kim (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT TP VINH KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG MÔN NGỮ VĂN 7 TRƯỜNG THCS NGHI KIM HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1: (2 điểm) Cho đoạn văn sau “Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới ” (Theo Thi Sành) a. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn ? b. Tìm từ láy, từ ghép có trong đoan văn trên ? c. Nêu nội dung của đoạn trích trên. Câu 2 (1 điểm) Viết đoạn văn ngắn (3 đến 5 dòng) phân tích tác dụng của phép điệp ngữ “cũng” có trong đoạn văn trên. Câu 3 (7 điểm) Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của tác giả Hồ Chí Minh. B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM : Câu 1 (2 điểm) a. PTBĐ: Miêu tả ( 0,5 điểm) b. Từ láy : Đàm thắm, bát ngát, trẻ trung, phơi phới. Từ ghép : Hạ Long, xanh biếc, xanh lam, xanh lục, trường cửu . Học sinh tìm được 2 từ trở lên mỗi loại cho 1điểm. c. Nội dung của đoạn trích: Đoạn văn miêu tả cảnh sắc bốn mùa của vịnh Hạ Long.(0,5 điểm) Tùy cách diễn đạt của HS miễn là đều nói lên vẻ đẹp của Hạ Long trong bốn mùa đều đạt điểm tối đa. Câu 2 ( 1 điểm) Tác dụng : Điệp ngữ “ cũng” được nhắc lại nhiều lần (3lần) có tác dụng nhấn mạnh, khẳng định vẻ đẹp tươi trẻ, phơi phới đầy sức sống của Hạ Long trong mọi thời điểm. Qua đó ngợi ca danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam chúng ta . Yêu cầu: Học sinh viết thành đoạn văn ngắn với nội dung trên (1 điểm) Nếu H/S gạch đầu dòng cho 0,75 điểm. Câu 3: (7 điểm) Yêu cầu: - Kiểu bài: phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. - Nội dung: Bài viết có bố cục 3 phần với những ý chính sau: a, Mở bài: Giới thiệu bài thơ và cảm nghĩ chung của em về bài thơ. b, Thân bài: Nêu cảm nghĩ của em:
  2. - Cảm nhận, tưởng tượng về bức tranh thiên nhiên với âm thanh tiếng suối qua hình ảnh so sánh, hình ảnh bóng trăng lồng cổ thụ → một bức tranh đẹp, có đường nét, hình khối, màu sắc, lung linh, huyền ảo. - Cảm nhận về hình ảnh con người thao thức chưa ngủ vì say mê trước vẻ đẹp đêm trăng và đặc biệt là nỗi lo cho dân,cho nước .Qua đó cho thấy Bác Hồ là người có tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan → hài hoà giữa chất thi sĩ và chiến sĩ trong tâm hồn Bác. c, Kết bài: Tình cảm của em đối với bài thơ. Biểu điểm: + Bài viết đạt tốt yêu cầu, diễn đạt trong sáng, có cảm xúc, không phạm lỗi chính tả: 7 điểm. + Bài viết tương đối đầy đủ các ý, phạm ít lỗi chính tả: 5 – 6 điểm. + Bài viết sơ sài, phạm nhiều lỗi chính tả: 3 – 4 điểm. + Bài viết chung chung ,chưa có bố cục cho 1-2 điểm. Tùy bài làm của h/s giáo viên định điểm cho phù hợp.