Đề khảo sát học sinh giỏi cấp huyện vòng I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2013-2014 (Có đáp án)

doc 4 trang thaodu 4502
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát học sinh giỏi cấp huyện vòng I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2013-2014 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_vong_i_mon_ngu_van_lop_8.doc

Nội dung text: Đề khảo sát học sinh giỏi cấp huyện vòng I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2013-2014 (Có đáp án)

  1. ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN VÒNG I NĂM HỌC 2013 - 2014 Môn: Ngữ văn 8 Thời gian làm bài:120 phút (Đề thi gồm : 01 trang) Câu 1: (3 điểm). Hãy viết về những điều em cảm nhận được từ câu chuyện dưới đây: HOA HỒNG TẶNG MẸ Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một đứa bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc. - Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu - nó nức nở - nhưng cháu chỉ có bảy mươi lăm xu trong khi giá một bông hoa hồng đến hai đô-la. Anh mỉm cười và nói với nó: - Đến đây, chú sẽ mua cho cháu. Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh và trả lời: - Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu. Rồi nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có một phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói: - Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong, nó ân cần đặt nhánh hoa hồng lên phần mộ. Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa, huỷ bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái một mạch 300km về nhà mẹ để trao tận tay bà bó hoa. (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB trẻ, 2006) Câu 2: (7 điểm) Xuân Diệu khẳng định thơ hay là “ hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”. Hãy chứng minh qua bài thơ Quê hương của Tế Hanh. HẾT (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) - Họ và tên thí sinh: - Số báo danh: phòng thi
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 8 Năm học: 2013-2014 Môn: Ngữ Văn 8 Câu Nội dung Điểm Yêu cầu học sinh viết một bài văn nghị luận xã hội và cần đảm 1 bảo các ý sau đây. - Tóm tắt câu chuyện bằng một đoạn văn ngắn. 0, 25 đ - Rút ra ý nghĩa của câu chuyện: Hãy trân trọng và quý những giây phút được sống bên mẹ, hãy thực hiện lòng hiếu thảo một 0, 5 đ cách thật tâm, chân tình ,đừng thực hiện lòng hiếu thảo một cách quá muộn mằn, lòng hiếu thảo thật sự có thể làm thay đổi nhận thức và hành động của mỗi người - Phân tích, lí giải: + Câu chuyện kể về hai người con mua hoa tặng mẹ. Nó không 0, 25 đ đơn thuần chỉ có vậy, hai người con một lớn một nhỏ mua hoa trong hai hoàn cảnh khác nhau. + Dường như tình yêu ấm áp của cô bé dành cho người mẹ đã 0, 25 đ mất đã đánh thức được chàng trai, đưa anh về với những giá trị thực tại, và cũng vô tình đứa trẻ ấy để lại trong lòng người lớn những suy ngẫm sâu sắc hơn. + Anh nhận ra rằng đến một ngày nào đó mẹ anh cũng sẽ rời xa anh để bước đi sang bên kia thế giới và lúc ấy anh có muốn tặng 0,5 đ những bông hoa đẹp nhất thì cũng không thể nào trao đến tay mẹ được nữa. Lúc này đây mẹ anh cần gặp anh chứ không phải là bó hoa mà anh gửi về. Đúng, bây giờ thì anh đã hiểu ra dù mình đã trưởng thành rồi nhưng vẫn có những phút giây vô tâm đối với mẹ - người đã sinh thành và nuôi dưỡng anh nên người. - Liên hệ: Trong thực tế có nhiều người con hiếu thuận chăm sóc, 0,75 đ phụng dưỡng, thờ cúng cha mẹ tử tế. Trong văn học: Bé Hồng trong đoạn trích: Trong lòng mẹ hay câu chuyện Sự tích hoa cúc - Đánh giá bình luận: Hiếu thuận và biết ơn cha mẹ là đạo lí tốt đẹp của con người, nhất là người Việt Nam, đạo lí ấy ngày nay vẫn được kế thừa, phát huy nhưng với một số người có phần bị 0,5 đ mai một bởi đâu đó vẫn thấy những đứa con bất hiếu, ngược đãi cha mẹ cần phê phán lên án 2 1. Mở bài: Có thể mở bài theo nhiều cách nhưng phải: - Dẫn dắt được vấn đề và hướng vào nhận định của Xuân Diệu về 0,5 đ thơ hay phải là “ hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”. - Khẳng định bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đúng với nhận định về thơ của thi sĩ Xuân Diệu. 2. Thân bài. 2.1 Giải thích nhận định + Xuân Diệu thật tinh tế khi quan niệm về thơ hay, thơ hay phải là “ hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”. Hồn ở đây chính là 0, 5 đ nội dung, là tình cảm, là tấm lòng, là hiện thực và điều gửi gắm của tác giả vào bài thơ, còn xác là nghệ thuật thơ hay chính là hình thức thơ, là cấu tứ, thể thơ, ngôn từ, nhịp điệu, giọng điệu, hình ảnh thơ, là cái phản ánh nội dung của bài thơ. Có thể thấy quan niệm của Xuân Diệu thật toàn vẹn, đầy đủ và hài hòa về thơ hay, phải là một thi sĩ, một người am hiểu và từng trải về nghệ thuật mới có cái nhìn sâu sắc đến vậy. + Cái hồn trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh chính là
  3. tình cảm yêu nhớ quê hương của nhà thơ, tình cảm ấy hướng về vị trí địa lí, nghề nghiệp của làng, là cảnh dân làng ra khơi đánh cá, cảnh trở về, là hình ảnh con thuyền và những chàng trai miền biển 0, 5 đ đầy thơ mộng, là cánh buồm căng gió, là nỗi nhớ chơi vơi, da diết, còn xác trong bài thơ là thể thơ tám chữ, hình ảnh thơ bay bổng, lãng mạn, ngôn từ, giọng điệu trong sáng, thiết tha, là phương thức miêu tả kết hợp với biểu cảm và các biện pháp tu từ được sử dụng tinh tế, hài hòa. 2. 2. Chứng minh nhận định qua việc phân tích chi tiết bài thơ ( PT nội dung và nghệ thuật của tác phẩm) * Nội dung bài thơ ( Đây là luận điểm chủ yếu: kết hợp phân tích cả nội dung và nghệ thuật). + Vị trí, nghề nghiệp: Hai câu đầu giới thiệu về vị trí rất đặc biệt 0, 25 đ và nghề chài lưới của làng quê tác giả. + Cảnh ra khơi đánh cá: Đó là cảnh rất đẹp, đầy khí thế với 0, 25 đ những hình ảnh thật đẹp và ấn tượng về thời tiết, con người, cánh buồm. “ Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng . Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” - Thời tiết trong lành, sáng sủa, mát mẻ: trời trong, gió nhẹ, sớm 0, 25 đ mai hồng. Con người khỏe mạnh: Dân trai tráng. - Chiếc thuyền được so sánh và nhân hóa như: con tuấn mã rất 0, 25 đ hăng hái vượt trường giang. - Cánh buồm là hình ảnh thơ độc đáo, sáng tạo được so sánh như 0, 5 đ mảnh hồn làng, nhân hóa như con người biết “Rướn thân trắng” để thâu góp gió. + Cảnh trở về thật ồn ào, đông đúc, yên bình, tươi vui, no đủ, một bức tranh ấm cúng, giàu sự sống, thơ mộng với lời cảm tạ chân 0, 25 đ tình của người dân chài. “ Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” - Hình ảnh người dân chài vừa tả thực vừa sáng tạo với nước da 0, 5 đ nhuộm nắng gió, thân hình vạm vỡ thấm đậm vị mặn mòi, nồng tỏa vị xa xăm của biển. - Con thuyền được nhân hóa như có một tâm hồn tinh tế biết nằm 0, 5 đ nghỉ ngơi và lắng nghe. - Người viết có một tâm hồn tinh tế, tài hoa, có tấm lòng gắn bó 0, 25 đ sâu nặng với quê hương. + Nỗi nhớ quê hương: Biểu cảm trực tiếp với nỗi nhớ biển, cá, cánh buồm, thuyền, mùi biển tất cả được cảm nhận bằng tấm 1đ tình trung hiếu của người con xa quê. “ Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá” * Nghệ thuật ( luận điểm phụ) - Quê hương là bài thơ trữ tình, phương thức biểu đạt chủ yếu là 1đ biểu cảm. Ngòi bút miêu tả thẫm đẫm cảm xúc. Hình ảnh, ngôn từ đẹp, bay bổng, lãng mạn, biện pháp nhân hóa, so sánh độc đáo thổi linh hồn vào sự vật. - Sáng tạo hình ảnh thơ rất phong phú, chính xác, chân thực qua ngôn ngữ giản dị.
  4. 3. Kết bài - Học sinh khái quát bài thơ và đánh giá nhận định 0, 5đ