Đề khảo sát rèn kĩ năng làm bài thi giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo TP. Bắc Giang (Có đáp án)

doc 5 trang thaodu 6990
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát rèn kĩ năng làm bài thi giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo TP. Bắc Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_ren_ki_nang_lam_bai_thi_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_v.doc

Nội dung text: Đề khảo sát rèn kĩ năng làm bài thi giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo TP. Bắc Giang (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT RÈN KỸ NĂNG LÀM BÀI THI THÀNH PHỐ BẮC GIANG GIỮA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2018-2019 MÔN: Ngữ Văn lớp 9 (Đề có 01 trang) Thời gian làm bài 90 phút Câu 1. (3,0 điểm) Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi: Hồi ở Pác Bó, Bác Hồ sống rất chan hòa với mọi người. Một hôm được tin Bác đi công tác xa, một trong những em bé thường ngày quấn quýt bên Bác chạy đến cầm tay Bác thưa: - Bác ơi, Bác đi công tác về nhớ mua cho cháu một chiếc vòng bạc nhé! Bác cúi xuống nhìn em bé âu yếm, xoa đầu em khẽ nói: - Cháu ở nhà nhớ ngoan ngoãn, khi nào Bác về Bác sẽ mua tặng cháu. Nói xong Bác vẫy tay chào mọi người ra đi. Hơn hai năm sau, Bác quay trở về, mọi người mừng rỡ ra đón Bác. Ai cũng vui mừng xúm xít hỏi thăm sức khỏe Bác, không một ai còn nhớ đến chuyện năm xưa. Bỗng Bác mới mở túi lấy ra một chiếc vòng bạc mới tinh trao tận tay em bé - bây giờ đã là một cô bé. Cô bé và mọi người cảm động đến rơi nước mắt. Bác nói: - Cháu nó nhờ mua tức là nó thích lắm, mình là người lớn đã hứa thì phải làm được, đó là “chữ tín”. Chúng ta cần phải giữ trọn niềm tin với mọi người. (Trích “117 câu chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”) a. Xác định thành phần biệt lập trong câu: “Bác mới mở túi lấy ra một chiếc vòng bạc mới tinh trao tận tay em bé - bây giờ đã là một cô bé.” b. Chỉ ra phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn sau: “Hơn hai năm sau, Bác quay trở về, mọi người mừng rỡ ra đón Bác. Ai cũng vui mừng xúm xít hỏi thăm sức khỏe Bác, không một ai còn nhớ đến chuyện năm xưa.” c. Câu nói của Bác: “Cháu nó nhờ mua tức là nó thích lắm, mình là người lớn đã hứa thì phải làm được, đó là “chữ tín”. Chúng ta cần phải giữ trọn niềm tin với mọi người.” khuyên chúng ta điều gì? d. Câu chuyện kể cho em cảm nhận được điều gì về Bác? Câu 2. (2,0 điểm) Truyện “Chiếc lược ngà” xoay quanh một kỉ vật đơn sơ mà vô giá nối hai cuộc gặp gỡ với ba con người. Nhưng vang vọng suốt cả câu chuyện, suốt những quãng đời, suốt những cuộc đời ấy chỉ có một tiếng kêu, một tiếng kêu bình dị mà thiêng liêng bậc nhất của cõi đời này, ấy là tiếng ! (Chu Văn Sơn, Phân tích - bình giảng tác phẩm văn học) Viết đoạn văn trả lời cho câu hỏi: “Tiếng kêu bình dị mà thiêng liêng bậc nhất” trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng được nhắc đến trong đoạn trích trên là gì và nó thể hiện tâm trạng nào của nhân vật? Câu 3. (5,0 điểm). Viết bài văn nghị luận với nhan đề: Chữ tín trong cuộc sống. HẾT
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT RÈN KỸ NĂNG LÀM BÀI THI GIỮA HỌC KỲII MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 NĂM HỌC 2018- 2019 Câu Hướng dẫn chấm Điểm 1 a. (0.5 điểm) (3 điểm) - Mức tối đa: HS chỉ ra và gọi tên đúng: 0.5 “bây giờ đã là một cô bé” - thành phần phụ chú - Mức không đạt: Không làm hoặc làm sai. b. (0.5 điểm) - Mức tối đa: HS gọi đúng tên phép liên kết: 0.5 Phép lặp: “Bác”; Phép thế “ai” thay thế cho “mọi người” - Mức chưa tối đa: + HS gọi đúng tên một trong hai phép liên kết. 0.25 - Mức không đạt: Không làm hoặc làm sai. c. (1.0 điểm) - Mức tối đa: HS nêu được nội dung lời khuyên của Bác qua câu 1.0 nói: phải biết tôn trọng chữ tín bởi nó là nền tảng, hành vi đạo đức từ xưa đến nay. - Mức chưa tối đa: HS nêu được nội dung lời khuyên của Bác qua 0.5 câu nói nhưng chưa rõ ý. - Mức không đạt: Không làm hoặc làm sai. d. (1.0 điểm) - Mức tối đa: HS nêu được cảm nhận của bản thân về Bác qua nội 1.0 dung câu chuyện: Bác Hồ là người luôn giữ chữ tín (lời hứa) với mọi người, đặc biệt là với các em nhỏ. Bác xứng đáng với sự tin tưởng, kỳ vọng của mọi người để họ học tập và làm theo. - Mức chưa tối đa: HS nêu được cảm nhận của bản thân về Bác qua 0.5 nội dung câu chuyện nhưng chưa đầy đủ. - Mức không đạt: Không làm hoặc làm . a. Đúng hình thức đoạn văn. 0.25
  3. 2 b. Xác định đúng nội dung trình bày trong đoạn văn. Triển khai nội 1.5 dung đoạn văn hợp lý, đảm bảo các ý sau: ( 2 điểm) - “Tiếng kêu bình dị mà thiêng thiêng liêng bậc nhất” trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng được nhắc đến qua đoạn trích trên là: tiếng “Ba”. - Đối với ông Sáu, tiếng “Ba’ ấy thể hiện lòng yêu thương của một người cha đối với con và niềm khao khát được nghe con gọi tiếng “Ba” sau rất nhiều năm cha con không gặp mặt vì chiến tranh - Còn đối với bé Thu, tiếng “Ba’ ấy là một tiếng gọi thiêng liêng thể hiện lòng yêu thương của người con đối với cha. Vì vậy, trước khi khẳng định ông Sáu là cha của mình, em đã nhất định không gọi ông Sáu là ba. Chỉ đến khi xác định được ông Sáu đúng là ba của mình, em đã kêu ông Sáu là ba, cái tiếng “Ba” xé sự im lặng, xé cả ruột gan của mọi người, nghe thật xót xa c. Sáng tạo, cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng. Đảm bảo 0.25 những quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu. - Mức tối đa: HS nêu và đảm bảo đầy đủ các yêu cầu ở phần trên. - Mức chưa tối đa: + Viết được thành đoạn văn, trình bày được một số ý, nhưng chưa thật đầy đủ, sâu sắc. + Chỉ viết được một vài câu, ý sơ sài - Mức không đạt: + Viết sai lạc nội dung. + Không trả lời * Yêu cầu về kĩ năng: 0.25 3 - Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội. ( 5 điểm) - Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lí lẽ thuyết phục. - Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Bố cục ba phần rõ ràng. * Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những ý sau: 1.Mở bài: Dẫn dắt và nêu được vấn đề. 0.25 2.Thân bài: 4.0 * Giải thích: 0.5 - Tín nghĩa là niềm tin, là giữ điều hẹn ước, không thất hứa, làm
  4. đúng theo lời nói, cư xử đáng tin cậy. - Người biết giữ chữ tín luôn biết trọng lễ nghĩa, thực hiện nghiêm khắc những gì mình đã hứa, dám chịu trách nhiệm về những việc mình đã làm và luôn khiến người khác hài lòng, tin tưởng. * Biểu hiện của chữ tín trong cuộc sống ra sao, dẫn chứng minh họa. 0.75 * Vai trò, ý nghĩa của chữ tín: 1.25 - Tại sao phải giữ chữ tín? Sống biết giữ chữ tín là sống đúng đạo lí truyền thống của dân tộc. Đó là một phẩm chất tốt đẹp được gìn giữ và trân trọng qua bao thế hệ và ngày càng được tỏa sáng hơn. - Nhờ chữ tín, con người có thể sát cánh bên nhau để vượt qua mọi gian nan, thử thách của cuộc đời. - Ai cũng biết trọng danh dự, luôn giữ chữ tín trong công việc và trong lời nói thì xã hội sẽ ổn định, cái xấu, cái ác bị loại bỏ, niềm tin tưởng tăng lên. - Sống và làm việc có uy tín sẽ khiến người khác vô cùng tin tưởng, tôn trọng, yêu quý, phấn đấu cùng ta làm việc và hướng đến kết quả tốt đẹp nhất. (dẫn chứng) - Sống biết giữ chữ tín thể hiện một nhân cách cao cả, một lối sống trọng tình trọng nghĩa. Đó cũng là cách sống mà biết bao con người đã lựa chọn để có thể thành công. (dẫn chứng) * Phản đề, lật lại vấn đề: 0.5 * Bài học nhận thức và hành động: 1.0 - Sống chân thực, ngay thẳng. - Biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau - Cần phải làm tốt chức trách, nhiệm vụ của mình. - Cần bày tỏ quan điểm rõ ràng với người không biết giữ chữ tín. - Thời đại càng văn minh, mặc dù các mối quan hệ được đảm bảo bằng hợp đồng, bằng giao ước, nhưng sự giao ước quý giá nhất vẫn là chữ tín trong tâm mỗi người. Chữ tín ấy phải được bảo đảm từ những nhỏ nhặt nhất của cuộc sống . Và chính nó sẽ đem lại một cuộc sống văn minh. 0.25 3. Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề - Liên hệ.
  5. d. Sáng tạo trong cách lập luận, kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố tự 0.25 sự, biểu cảm trong văn ngjhij luận. Lời văn mạch lạc, logic, trong sáng, có văn phong riêng. Đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ. - Mức tối đa: HS nêu và đảm bảo đầy dủ các yêu cầu ở phần trên. - Mức chưa tối da: + Viết được bài văn, trình bày được một số ý, nhưng chưa thật đầy đủ, sâu sắc. + Mỗi ý chỉ viết được một vài câu, ý sơ sài - Mức không đạt. + Viết sai lạc yêu cầu của đề. + Không viết bài Tổng 10 điểm *Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý cơ bản. Khi chấm, giáo viên cần vận dụng linh hoạt, tránh áp đặt. Tuỳ theo mức độ trình bày về nội dung và sai phạm về hình thức mà cho điểm từng phần cho phù hợp. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, diễn đạt tốt, chữ đẹp và không sai lỗi chính tả. (Hướng dẫn chấm gồm có: 04 trang)