Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn 8 (Có đáp án)

docx 3 trang Hoài Anh 7030
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_15_phut_mon_ngu_van_8_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn 8 (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS BẮC CƯỜNG KIỂM TRA 15 PHÚT MÔN: NGỮ VĂN 8 Câu 1. Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” được Hồ Chí Minh viết vào năm nào? A. 1941 B. 1942 C. 1943 D. 1942-1943 Câu 2: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” được viết theo phương thức biểu đạt nào? A. Phương thức miêu tả và tự sự. B. Phương thức trần thuật và tự sự. C. Phương thức tự sự và biểu cảm. D. Phương thức miêu tả và biểu cảm. Câu 3: Giọng điệu chung của bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” là gì? A. Giọng điệu trang nghiêm, chừng mực. B. Giọng vui đùa, dí dỏm. C. Giọng buồn thương, phiền muộn. D. Giọng thiết tha, trìu mến. Câu 4: Dòng nào diễn tả đúng nhất nghĩa của từ “chông chênh”? A.Ở thế không vững, lắc lư nghiêng ngả như chực ngã. B. Cao và không có chỗ bấu víu, luôn đu đưa, nguy hiểm. C. Không vững chãi vì không có chỗ dựa chắc chắn. D. Trạng thái bất định, khi lên khi xuống, khi nghiêng, khi ngả. Câu 5: Hình ảnh người chiến sĩ CM vừa giản dị, vừa lớn lao với nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” được thể hiện qua câu thơ nào dưới đây? A. Sáng ra bờ suối, tối vào hang. B. Cháo bẹ, rau mãng vẫn sẩn sàng. C. Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng. D. Cuộc đời cách mạng thật là sang. Câu 6. Trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”, nhận định nào nói đúng nhất về con người Bác ? A. Bình tĩnh và tự chủ trong mọi hoàn cảnh. B. Ung dung, lạc quan trước cuộc sống cách mạng đầy khó khăn. C. Quyết đoán, tự tin trước mọi tình thế của cách mạng. D. Yêu nước thương dân, sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời cho Tổ quốc. Câu 7. Khi nhận xét về Bác Hồ, nhiều nhà thơ, nhà nghiên cứu đều có chung nhận định: “Trong người Bác luôn có sẵn cái thú lâm tuyền”. “Thú lâm tuyền” ở đây có nghĩa là gì? A. Thường hay nuôi dưỡng những con thú để bầu bạn với mình. B. Luôn yêu thích thiên nhiên, sống gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên. C. Tình yêu đối với những con vật ở chốn núi rừng. D. Tấm lòng yêu mến cảnh đẹp nước non.
  2. Câu 8. Tập thơ “Nhật kí trong tù” gồm bao nhiêu bài thơ và phần lớn được viết theo thể thơ nào? A. Gồm 133 bài thơ – được viết chủ yếu theo thể thơ tứ tuyệt. B. Gồm 143 bài thơ – được viết chủ yếu theo thể thơ thất ngôn bát cú. C. Gồm 134 bài thơ - được viết chủ yếu theo thể thơ song thất lục bát. D. Gồm 135 bài thơ – được viết chủ yếu theo thể thơ tứ tuyệt. Câu 9. Tập thơ “Nhật kí trong tù” được sáng tác trong hoàn cảnh nào ? A. Khi Bác đang hoạt động cách mạng sôi nổi ở Pháp. B. Khi Bác bị giam trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch (Quảng Tây -Trung Quốc). C. Khi Bác về Việt Bắc, trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. D. Khi Bác ở Hà Nội để lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Mĩ. Câu 10: Qua bài thơ “Ngắm trăng”, em rút ra bài học gì trong cuộc sống? A. Biết yêu thương con người B. Biết chăm chỉ, trung thực C. Biết kiên trì, nhẫn nại. D. Biết yêu thiên nhiên, sống lạc quan. Câu 11. Dòng nào sau đây nói đúng nhất tâm trạng của Bác Hồ trước cảnh đẹp ở bài “Ngắm trăng”? A. Xao xuyến, bối rối. B. Mừng rỡ, niềm nở. C. Buồn bã, chán nán. D. Bất bình, giận dữ. Câu 12. Câu thơ “Nguyệt tòng song khích khán thi gia” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A. So sánh B. Nhân hoá C. Điệp ngữ D. Ẩn dụ Câu 13. Vì sao nói: bài thơ “Ngắm trăng” là một cuộc vượt ngục về tinh thần của người tù cách mạng? A. Trong cuộc ngắm trăng người tù đã biến mất và xuất hiện nhà thơ. B. Nhà tù không thể giam cầm được tinh thần của nhà thơ. C. Hành động ngắm trăng chính là hành động vượt ngục. D. Cả ba ý kiến trên đều đúng. Câu 14. Câu “Đối thử lương tiêu nại nhược hà?” thuộc kiểu câu gì ? A. Câu trần thuật B. Câu nghi vấn C. Câu cảm thán D. Câu cầu khiến Câu 15. Từ “thi gia” có nghĩa là gì? A. Người ngắm trăng B. Người tù
  3. C. Nhà thơ D. Người uống rượu Câu 16. Ý nào không đúng về bài thơ “Ngắm trăng”? A. Bài thơ đơn thuần tả và kể chuyện ngắm trăng. B. Bài thơ trích trong tập “Nhật kí trong tù”. C. Bài thơ vừa có nghĩa đen, vừa có nghĩa bóng. D. Nguyên bản bài thơ viết theo thể tứ tuyệt. Câu 17. Bài thơ “Đi đường” được viết theo thể thơ gì? A. Ngũ ngôn tứ tuyệt B. Thất ngôn tứ tuyệt C. Thất ngôn bát cú D. Song thất lục bát Câu 18. Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong câu thơ: “Trùng san chi ngoại hựu trùng san” là gì? A. Miêu tả hết lớp núi này đến lớp núi khác. B. Diễn tả sự vượt khó khăn, gian lao của người đi đường. C. Nhấn mạnh những gian lao chồng chất mà người đi đường phải trải qua. D. Nhấn mạnh vẻ đẹp của hết lớp núi này đến lớp núi khác. Câu 19: Bài thơ "Đi đường" thể hiện triết lý sâu xa nào? A. Đường đời nhiều gian nan, thử thách nhưng nếu con người kiên trì và có bản lĩnh thì sẽ đạt được thành công. B. Càng đi nhiều thì càng gặp nhiều khó khăn gian khổ C. Để thành công trong cuộc sống con người phải chớp lấy thời cơ. D. Trong cuộc sống, con người phải rèn luyện bản lĩnh. Câu 20. Ý nghĩa tư tưởng của bài “Đi đường” của Hồ Chí Minh gợi cho em nhớ tới bài thơ nào trong trường trình Ngữ văn 8? A. Muốn làm thằng cuội – Tản Đà. B. Đập đá ở Côn Lôn – Phan Châu Trinh C. Khi con tu hú – Tố Hữu D. Nhớ rừng – Thế Lữ. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A D B C C B B A B D A B D B C A B C A B