Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn Lớp 10 - Mã đề 296 - Trường THPT Nguyễn Hữu Thuận
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn Lớp 10 - Mã đề 296 - Trường THPT Nguyễn Hữu Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_15_phut_mon_ngu_van_lop_10_ma_de_296_truong_thpt.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn Lớp 10 - Mã đề 296 - Trường THPT Nguyễn Hữu Thuận
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU THẬN ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT HỌ VÀ TÊN: MÔN: NGỮ VĂN LỚP: NGÀY KT: MÃ ĐỀ : 296 NGÀY TB: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Người ta thường nói: “Trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không tạo ra người đứng dưới người”. Kể từ khi tạo hóa làm ra con người thì tất cả sinh ra đều bình đẳng, mọi người đều có tư cách, có địa vị như nhau, không phân biệt đẳng cấp trên dưới, giàu nghèo. Vậy mà nhìn rộng ra khắp xã hội, cuộc sống con người luôn có những khoảng cách một trời một vực. [ ] Như thế là tại làm sao? Nguyên nhân thực ra rất rõ ràng.[ ] Trên thế gian có cả việc khó lẫn việc dễ. Người làm việc khó được coi là người quan trọng. Người làm việc dễ thường có địa vị thấp, bị coi thường. Công việc cần sự khổ nhọc về tinh thần được xem là việc khó, còn lao động chân tay là việc dễ. Vì thế, học giả, quan chức chính phủ, giám đốc các công ty lớn, chủ trang trại sử dụng nhiều nhân công là những người có địa vị cao, quan trọng. Một khi đã là những người có địa vị, quan trọng thì đương nhiên gia đình họ cũng giàu sang sung túc đến mức tầng lớp hạ đẳng nằm mơ cũng không được. Tuy vậy, nếu suy nghĩ kỹ lưỡng gốc rễ của vấn đề thì chỉ có một nguyên nhân. Đó chẳng qua là do có chịu khó học hay không mà thôi, chứ có người nào được Trời phú cho đâu. Như tôi đã đề cập: ở con người vốn dĩ không có chênh lệch sang hèn, giàu nghèo. Vì thế, có thể nói rằng: người chịu khó học, hiểu biết nhiều sẽ trở thành người quan trọng, sống sung túc; người vô học sẽ trở thành con người thấp kém, nghèo khổ. (Khuyến học, Fukuzawa Yukichi) Câu 1: Văn bản trên thuộc phương thức biểu đạt nào? Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên là gì? Câu 2: Theo tác giả nguyên nhân gây nên sự bất bình đẳng giữa con người với con người là gì? Theo anh/ chị những nguyên nhân đó đúng hay sai? Vì sao? Câu 3: Tại sao tác giả cho rằng con người bình đẳng về mọi mặt nhưng trong cuộc sống chưa bao giờ có sự bình đẳng? Theo anh/ chị tại sao tác giả lại cho rằng mọi người bình đẳng về mọi mặt? Câu 4: Viết 1 đoạn văn ngắn 15 – 20 dòng trình bày suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của sự bình đẳng giữa con người với con người. BÀI LÀM