Đề kiểm tra 45 phút môn Địa lý Lớp 12 - Đề 5

docx 3 trang thaodu 3080
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 45 phút môn Địa lý Lớp 12 - Đề 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_45_phut_mon_dia_ly_lop_12_de_5.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra 45 phút môn Địa lý Lớp 12 - Đề 5

  1. Đề 5 Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng khí hậu Tây Nguyên nằm trong miền khí hậu nào sau đây? A. Miền khí hậu phía Nam. B. Miền khí hậu phía Bắc. C. Miền khí hậu Nam Bộ. D. Miền khí hậu Nam Trung Bộ. Câu 2: Sự gia tăng nhanh lượng CO2 trong khí quyển là nguyên nhân gây ra hiện tượng A. mưa axit. B. băng ở hai cực tan. C. hiệu ứng nhà kính. D. lỗ thủng tầng ôdôn. Câu 3: Đặc điểm nào không thuộc tính chất nhiệt đới của biển Đông? A. Thành phần sinh vật biển rất phong phú, đa dạng. B. Nhiệt độ nước biển luôn trên 200C. 0 C. Các dòng hải lưu nóng hoạt động quanh năm. D. Độ muối của biển từ 30 – 33 /00. Câu 4: Ở khu vực Tây Nam Á, dầu mỏ và khí tự nhiên phân bố chủ yếu ở ven A. biển Đỏ. B. biển Ca-xpi. C. Địa Trung Hải. D. vịnh Péc-xich. Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết lát cắt CD đoạn từ biên giới Việt Trung đến cửa sông Chu chạy qua cao nguyên nào sau đây? A. Cao nguyên Sín Chải. B. Cao nguyên Sơn La. C. Cao nguyên Mộc Châu. D. Cao nguyên Tà Phình. Câu 6: Đường sắt Thống Nhất là tuyến đường sắt huyết mạch trong hệ thống giao thông nước ta chạy suốt chiều dài đất nước, nối liền hai thành phố: A. Hà Nội – Đà Nẵng. B. Hà Nội – Lạng Sơn. C. Hà Nội – TP Hồ Chí Minh. D. Hà Nội – Cần Thơ. Câu 7: Thị trường xuất nhập khẩu truyền thống của nước ta là quốc gia và khu vực nào? A. Hoa Kì và Bắc Mĩ. B. Trung Quốc và Đông Á. C. Liên minh châu Âu. D. Liên bang Nga và Đông Âu. Câu 8: Việc phát triển thủy điện ở Tây Nguyên không có ý nghĩa nào sau đây? A. Cung cấp nước tưới vào mùa khô. B. Phát triển du lịch. C. Phát triển nuôi trồng thủy sản. D. Giữ mực nước ngầm. Câu 9: Biện pháp nào không được người dân Đồng bằng sông Cửu Long áp dụng để sống chung với lũ? A. Đắp bờ bao ngăn lũ. B. Đào kênh thoát lũ. C. Xây dựng hệ thống đê. D. Làm nhà vượt lũ. Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết khu kinh tế ven biển nào không nằm ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung? A. Dung Quất. B. Chu Lai. C. Chân Mây – Lăng Cô. D. Vân Đồn. Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta hiện nay là A. Đồng bằng sông Hồng. B. Trung du và miền núi Bắc Bộ. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đông Nam Bộ. Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết lát cắt AB đoạn từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa Thái Bình không đi qua địa danh nào sau đây? A. Cánh cung Ngân Sơn. B. Cánh cung Đông Triều. C. Cánh cung Bắc Sơn. D. Núi Phia Booc. Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết khách du lịch quốc tế đến Việt Nam nhiều nhất từ các quốc gia nào? A. Hoa Kì. B. Nhật Bản. C. Trung Quốc. D. Hàn Quốc. Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, cho biết dân tộc nào có số dân ít nhất nước ta? A. Ơ đu. B. Brâu. C. Rơ măng. D. Pú Péo. Câu 15: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn nước sạch ở nhiều nơi trên thế giới là do A. phân bón, thuốc trừ sâu làm ô nhiễm tầng nước ngầm. B. chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa được xử lí đổ trực tiếp vào nguồn nước. C. do nhu cầu nước sinh hoạt trong dân cư sản xuất tăng nhanh. D. nước được sử dụng ngày càng nhiều trong sản xuất. Câu 16: Trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta là A. động đất dễ phát sinh ở những vùng đứt gãy sâ . B. địa hình dốc đất dễ bị xói mòn, lũ quét, lũ nguồn dễ xảy ra. C. thiếu đất canh tác, thiếu nước nhất là ở những vùng núi đá vôi. D. địa hình chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông. Câu 17: Chủ trương phân bố lại dân cư nước ta không nhằm mục đích nào sau đây? A. Giảm bớt tỉ lệ người thất nghiệp và thiếu việc làm. B. Tập trung lao động có trình độ ở đô thị để phát triển các ngành công nghệ cao. C. Giảm bớt sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế – xã hội giữa các vùng. D. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động của mỗi vùng. Câu 18: Căn cứ vào Atlat trang 22, sản lượng điện của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2007 tăng A. 2,4 lần. B. 3,4 lần. C. 4,4 lần. D. 5,4 lần. Câu 19: Nền nông nghiệp cổ truyền của nước ta có đặc điểm A. sản xuất theo hướng thâm canh. B. sử dụng nhiều máy móc. C. gắn liền với các dịch vụ nông nghiệp. D. phần lớn sản phẩm làm ra tiêu dùng tại chỗ.
  2. Câu 20: Phần lớn vùng biển bao quanh Nhật Bản không bị đóng băng là do A. nằm ở vùng biển cận nhiệt. B. là nơi gặp nhau của các dòng biển nóng và dòng biển lạnh. C. có các dòng biển nóng chảy sát bờ. D. có các dòng biển lạnh chảy sát bờ. Câu 21: Ý nghĩa quan trọng nhất của các đảo và quần đảo đối với an ninh quốc phòng nước ta là A. hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền. B. phát triển giao thông vận tải biển. C. có nhiều thế mạnh phát triển du lịch.D. nguồn lợi sinh vật biển phong phú. Câu 22: Thế mạnh nổi bất của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là A. phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản. B. các ngành công nghiệp sớm phát triển. C. cơ sở hạ tầng tương đối tốt. D. khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản. Câu 23: Cho bảng số liệu: DÂN SỐ NƯỚC TA PHÂN THEO NHÓM TUỔI Tổng số Nhóm tuổi (%) Năm (nghìn người) 0-14 15-59 Từ 60 trở lên 1999 76 596,7 33,5 58,4 8,1 2009 86 025,0 25,0 66,1 8,9 2012 88 809,3 23,9 65,9 10,2 Nhận xét nào sau đây không đúng với sự thay đổi quy mô và cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta giai đoạn 1999 – 2012? A. Tỉ trọng nhóm tuổi 0 – 14 giảm. B. Tỉ trọng nhóm tuổi 15 – 59 và nhóm tuổi trên 60 tuổi đều tăng. C. Quy mô dân số nước ta tăng liên tục. D. Tỉ trọng nhóm tuổi 0 – 14 và nhóm tuổi trên 60 tuổi đều giảm. Câu 24: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết thị xã Móng Cái có lượng mưa lớn bậc nhất cả nước trên 2800mm/năm là do A. hướng địa hình song song với hướng gió. B. có dòng biển lạnh ven bờ. C. giáp biển, ảnh hưởng của bão và gió mùa mùa hạ. D. có vị trí giáp biển và ảnh hưởng của bão. Câu 25: Phải đặt ra vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng chủ yếu do A. sức ép dân số đối với kinh tế - xã hội và môi trường. B. đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế. C. tài nguyên thiên nhiên của vùng còn hạn chế. D. cơ cấu kinh tế theo ngành của vùng chậm chuyển biến. Câu 26: Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập úng nghiêm trọng là do ảnh hưởng yếu tố nào sau đây? A. Mưa với cường độ lớn, tập trung. B. Địa hình thấp, xung quanh có đê bao bọc. C. Bề mặt có nhiều ô trũng. D. Mưa lớn, cùng với mức triều cao. Câu 27: Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ đều có thế mạnh nổi bật để phát triển A. công nghiệp khai khoáng. B. khai thác và chế biến lâm sản. C. công nghiệp thủy điện.D. các nông sản cận nhiệt, ôn đới. Câu 28: Yếu tố quyết định đến sự phát triển ngành thủy sản của nước ta là A. dân cư có nhiều kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng. B. các phương tiện đánh bắt được đổi mới. C. thị trường ngày càng mở rộng. D. chính sách phát triển thủy sản của Nhà nước. Câu 29: Địa danh sản xuất nước mắm ngon nổi tiếng ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là A. Phú Quốc. B. Phan Thiết. C. Vân Đồn. D. Cát Hải. Câu 30: Để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm trong sản xuất công nghiệp nước ta, giải pháp cần phải làm là A. xây dựng cơ cấu công nghiệp linh hoạt, thích ứng với thị trường. B. đầu tư theo chiều sâu đổi mới trang thiết bị và công nghệ. C. đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động. D. điều chỉnh các ngành theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Câu 31: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Là vùng có diện tích lớn nhất cả nước. B. Là vùng giàu tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là khoáng sản. C. Là địa bàn cư trú của nhiều đồng bào dân tộc ít người. D. Nằm ở khu vực “ngã ba Đông Dương” Câu 32: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào dưới đây chịu tác động mạnh nhất của gió Tây khô nóng? A. Đông Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Nam Trung Bộ. D. Tây Nguyên. Câu 33: Nguồn lực để vùng Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng chuyên canh lương thực - thực phẩm lớn nhất cả nước là A. dân cư tập trung đông, có kinh nghiệm sản xuất. B. lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời. C. hế thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh. D. diện tích đất đai rộng lớn và tự nhiên thuận lợi. Câu 34: Cho bảng số liệu: KHỐI LƯỢNG LUÂN CHUYỂN HÀNG HOÁ PHÂN THEO CÁC LOẠI HÌNH VẬN TẢI Ở NƯỚC TA (Đơn vị: km) Năm Tổng số Đường sắt Đường bộ Đường sông Đường biển 2005 100 728,3 2 949,3 17 688,3 17 999,0 61 872,4 2014 219 948,5 4 297,2 47 877,4 39 577,3 127 666,2 Để thể hiện cơ cấu khối lượng luân chuyển hàng hoá phân theo các loại hình vận tải năm 2005 và năm 2014. Biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ cột chồng. B. Biểu đồ cột nhóm C. Biểu đồ miền. D. Biểu đồ tròn.
  3. Câu 35: Cho biểu đồ: CƠ CẤU DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sự chuyển dịch cơ cấu diện tích cây công nghiệp của nước ta giai đoạn 2000 - 2010? A. Tỷ trọng cây công nghiệp lâu năm lớn hơn cây hàng năm. B. Tăng tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm. C. Giảm tỉ trọng của cây công nghiệp hàng năm. D. Tỷ trọng công nghiệp cây lâu năm nhỏ hơn cây hàng năm. Câu 36: Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA NGÀNH TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA Năm 2005 2007 2010 2012 Tổng diện tích (nghìn ha) 2 496 2 668 2 809 2 953 - Cây công nghiệp hằng năm 862 846 798 730 - Cây công nghiệp lâu năm 1 634 1 822 2 011 2 223 Giá trị sản xuất (nghìn tỉ đồng) 79 91 105 116 Căn cứ vào bảng số liệu, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng nhất về diện tích và giá trị sản xuất của ngành trồng cây công nghiệp ở nước ta giai đoạn 2005 -2012? A. Diện tích cây công nghiệp lâu năm và hàng năm đều tăng, giá trị sản xuất lại giảm. B. Diện tích cây công nghiệp lâu năm và hàng năm đều giảm, giá trị sản xuất lại tăng. C. Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng, cây hàng năm giảm, giá trị sản xuất tăng liên tục. D. Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng, cây hàng năm giảm, giá trị sản xuất tăng không ổn định. Câu 37: So với các nước cùng vĩ độ, nền nông nghiệp nước ta có nhiều lợi thế hơn hẳn là do A. nước ta giáp biển Đông, chịu ảnh hưởng của các khối khí từ biển. B. nước ta nằm trong vùng hoạt động của gió mùa. C. nước ta có lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài. D. nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến. Câu 38: Giải pháp quan trọng nhất để giải quyết vấn đề dân số ở vùng Đồng bằng sông Hồng là A. chuyển cư sang các vùng khác trong nước. B. chuyển dịch cơ cấu kinh tế. C. chuyển cư trong nội bộ các tỉnh của đồng bằng. D. thực hiện công tác dân số kế hoạch hóa gia đình. Câu 39: Hãy cho biết giải pháp nào sau đây được cho là quan trọng nhất để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long? A. Cần phải có nước ngọt vào mùa khô để thau chua rửa mặn. B. Cần phải duy trì và bảo vệ rừng. C. Đẩy mạnh trồng cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản. D. Tạo ra các giống lúa chịu được phèn, mặn. Câu 40: Cho biểu đồ: Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào dưới đây? A. Giá trị khai thác thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2010. B. Giá trị nuôi trồng thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2010. C. Tình hình phát triển ngành thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2010. D. Sản lượng ngành thủy sản nước ta giai đoạn 2005 – 2010.