Tài liệu chuyên đề: Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí - Phần địa lí tự nhiên Việt Nam - Nguyễn Toàn

pdf 6 trang thaodu 17310
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu chuyên đề: Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí - Phần địa lí tự nhiên Việt Nam - Nguyễn Toàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_chuyen_de_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_dia_li_phan_d.pdf

Nội dung text: Tài liệu chuyên đề: Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí - Phần địa lí tự nhiên Việt Nam - Nguyễn Toàn

  1. TÀI LIỆU CHUYÊN ĐỀ: BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM Sưu tầm và biên tập: NGUYỄN TOÀN 3/2015
  2. CHUYÊN ĐỀ: BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ 04.2015 PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM 0775 88 41 90 CHUYÊN ĐỀ: ĐỊA HÌNH VIỆT NAM CÁC DẠNG BÀI TẬP TRONG ÔN THI HSG QUỐC GIA Theo cấu trúc đề thi Quốc gia nhiều năm gần đây, nội dung phần địa lí tự nhiên Việt Nam, trong đó phần địa hình Việt Nam gắn với nội dung câu 3 và câu 4 trong đề thi là đặc điểm tự nhiên và đặc điểm phân hoá các thành phần tự nhiên Việt Nam, gắn với kĩ năng chủ yếu là kĩ năng khai thác Atlat, thống kê các dạng câu hỏi có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến yếu tố địa hình Việt Nam xuất hiện: PHẦN 1: HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI I. CÂU HỎI TRÌNH BÀY 1. Các nội dung có thể hỏi - Đặc điểm chung địa hình Việt Nam (hướng, dạng địa hình, ) - Phân hóa: các khu vực địa hình, địa hình các miền tự nhiên. 2. Các câu hỏi mẫu - Trình bày đặc điểm chung của địa hình Việt Nam. - Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc. - Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc. - Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Nam. - Trình bày đặc điểm địa hình bán bình nguyên và trung du. - Trình bày đặc điểm địa hình các vùng đồng bằng ở nước ta. - Trình bày đặc điểm địa hình đồng bằng sông Hồng. - Trình bày đặc điểm địa hình đồng bằng sông Cửu Long. - Trình bày đặc điểm địa hình đồng bằng Duyên hải miền Trung. - Trình bày thế mạnh, hạn chế vùng địa hình đồi núi. - Trình bày thế mạnh, hạn chế vùng địa hình đồng bằng. - Trình bày sự phân hóa địa hình của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. - Trình bày sự phân hóa địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. - Trình bày sự phân hóa địa hình của miền Nam Bộ và Nam Trung Bộ 3. Cách trả lời - Xác định đối tượng địa hình cần trình bày - Trình bày theo từng yếu tố địa hình hoặc khu vực địa hình tuỳ theo yêu cầu từng câu hỏi. Các bài tập dạng này bao giờ cũng gồm 2 phần là: trình bày đặc điểm địa hình và giải thích đặc điểm địa hình. Học sinh có thể làm bài theo 2 cách: Cách 1: Trình bày hết các đặc điểm địa hình, sau đó giải thích các đặc điểm địa hình. Cách 2: Trình bày các đặc điểm địa hình và giải thích kèm theo những đặc điểm đó. Hai cách làm đều có thể chấp nhập, tuy nhiên tùy từng trường hợp ta có thể có những cách làm khác nhau và phù hợp để không bị lẫn, nhầm hay thiếu giải thích để tránh mất điểm. Phần trình bày: đối với mỗi phần khu vực có những tiêu chí riêng, cần trình bày theo những tiêu chí đó: 2 Nguyễn Toàn Vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức nguyentoan2696@yahoo.com.vn
  3. CHUYÊN ĐỀ: BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ 04.2015 PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM 0775 88 41 90 Trình bày địa hình Tiêu chí - Giới hạn (+ chiều dài nếu trình bày về dãy núi) - Độ cao Núi/ Dãy núi - Hướng nghiêng - Hướng núi - Cấu trúc bề mặt địa hình - Diện tích - Nguồn gốc - Hình dạng Đồng bằng - Đặc điểm địa hình (độ cao, hướng nghiêng, bề mặt địa hình bị chia cắt như thế nào) - Xu hướng tiến biển - Giới thiệu: vị trí, phạm vi - Khái quát chung đặc điểm của miền o Gồm những khu vực địa hình nào. Tỉ lệ diện tích giữa các dạng địa hình, dạng địa hình chính. 1 miền tự nhiên o Hướng nghiêng chung của địa hình. - Đặc điểm từng khu vực địa hình: trình bày đặc điểm o Khu vực đồi núi o Khu vực đồng bằng o Khu vực bờ biển, thềm lục địa: nông, sâu, rộng, hẹp, - Giới thiệu khái quát: thuộc miền nào, chạy từ đâu đến đâu, dài bao nhiêu km? - Đặc điểm chung o Hướng o Đi qua những dạng địa hình nào 1 lát cắt o Độ cao: đi qua khu vực nào với phân tầng độ cao, cao nhất, - Đặc điểm từng khu vực: phân khu với tiêu chí viết: o Chiều dài o Độ cao, độ chia cắt so với toàn lát cắt o Mô tả địa hình theo từng độ cao - Rút ra những đặc điểm chung Phần giải thích: dựa vào các nhân tố ảnh hưởng đến địa hình: Vị trí địa kiến tạo, lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ (nội lực) và ngoại lực. II. CÂU HỎI GIẢI THÍCH 1. Các nội dung có thể hỏi - Giải thích các đặc điểm của địa hình, sự phân hoá địa hình 2. Các câu hỏi mẫu - Giải thích tại sao vùng đồi núi nước ta phát triển địa hình xâm thực? 3 Nguyễn Toàn Vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức nguyentoan2696@yahoo.com.vn
  4. CHUYÊN ĐỀ: BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ 04.2015 PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM 0775 88 41 90 - Giải thích tại sao địa hình nước ta phân hoá đa dạng? - Giải thích nguyên nhân của sự khác nhau về địa hình vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc? - Tại sao nói địa hình nước ta có cấu trúc phức tạp? - Tại sao địa hình Việt Nam mang tính nhiệt đới gió mùa ẩm? - Tại sao nói độ nông – sâu, rộng – hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng và vùng đồi núi kề bên ? 3. Cách trả lời - Lấy các nhân tố ảnh hưởng tới phát sinh, phát triển, thay đổi địa hình: Nội lực và ngoại lực (khí hậu, sinh vật, ) để giải thích cho đặc điểm địa hình hoặc sự phân hóa địa hình. Cần có dẫn chứng kết hợp với lý lẽ để làm bài chặt chẽ, sâu. III. DẠNG CÂU HỎI CHỨNG MINH 1. Nội dung có thể sử dụng - Chứng minh đặc điểm địa hình 1 vùng, 1 miền - Chứng minh sự phân hóa của địa hình 2. Các câu hỏi mẫu - Chứng minh nước ta là đất nước nhiều đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp - Chứng minh địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ phân hoá đa dạng - Chứng minh khu vực địa hình đồng bằng nước ta phân hoá đa dạng. - Chứng minh khu vực địa hình đồng bằng nước ta đa dạng. - Chứng minh địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ đa dạng. - Chứng minh địa hình nước ta đơn giản về hình thái và phức tạp về cấu trúc. - Chứng minh địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa. - Chứng minh sự phân hoá địa hình dọc lát cất A – B trong trang 13/Atlat. 3. Cách trả lời - Tìm đặc điểm đối tượng cần chứng minh - Chứng minh có tính chọn lọc, dẫn chứng phù hợp, làm rõ vấn đề Cách làm Đặc điểm Chứng minh Giải thích Chủ yếu là đồi núi, nhưng đồi núi thấp (Qua phân tầng độ cao) + Núi: tỉ lệ diện tích, phân bố, thang màu + Chủ yếu là đồi nào chiếm phần lớn lãnh thổ núi + Đồng bằng: tỉ lệ diện tích, trong đồng + Vị trí kiến tạo: bằng có đồi núi sót hay các mạch ăn sát + Nội lực: cường độ nâng yếu biển + Ngoại lực: bào mòn, hạ thấp + Tỉ lệ diện tích thang màu 2000m: ít 4 Nguyễn Toàn Vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức nguyentoan2696@yahoo.com.vn
  5. CHUYÊN ĐỀ: BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ 04.2015 PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM 0775 88 41 90 Địa hình cổ, trẻ lại + Địa tầng cổ: địa chất, tuổi địa hình + Lịch sử hình thành lâu dài và + Địa hình cổ + Hướng cổ:quy định bởi mảng nền cổ phức tạp (miền núi) + Độ cao: thấp + Cổ kiến tạo: phát triển chế độ + Hình thái: đỉnh tròn, sườn thoải lục địa + Miền núi: độ cao, hình thái + Nội lực: Tân kiến tạo nâng + Trẻ lại: cả ở + Đồng bằng: sự hình thành và xu hướng phát lên miền núi và đồng triển + Ngoại lực: bồi lấp, hình thành bằng + Thung lũng sông: khác nhau 2 miền đồng bằng + Gồm mấy bậc địa hình + A-H nhiều đợt Địa hình phân + Các bậc địa hình liên tục + Cường độ nâng khác nhau, kế bậc + Các bậc: phân bố thừa Nhiều dạng địa hình khác nhau (phần các + Chịu tác động tổng hợp, đồng kiểu địa hình): thời Địa hình + Vai trò khác nhau của: nội đa dạng lực, ngoại lực + Mối quan hệ khác nhau giữa các khu vực Địa hình phân Phân hóa thành các khu vực địa hình khác + Nội lực hóa đa dạng nhau: Khu vực núi/ đồi/ đồng bằng + Ngoại lực IV. DẠNG CÂU HỎI SO SÁNH 1. Nội dung có thể hỏi - So sánh đặc điểm, sự phân hóa, hình thành địa hình 2. Các câu hỏi - So sánh địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam. - Vùng núi Tây Bắc và vùng núi Đông Bắc có gì giống và khác nhau về đặc điểm địa hình. - So sánh địa hình đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. - So sánh địa hình đồng bằng châu thổ và đồng bằng duyên hải. - Phân biệt dạng địa hình bán bình nguyên và trung du. - So sánh đặc điểm địa hình đồng bằng sông Hồng và đồng bằng Duyên Hải Miền Trung. - So sánh đặc điểm địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. 3. Cách trả lời - Xác định đối tượng cần so sánh - Tìm tiêu chí so sánh - Tiến hành so sánh dựa trên các tiêu chí giống và khác nhau hoặc vùng này khác với vùng kia Cách làm Dạng so sánh cần đưa ra những điểm giống nhau và khác nhau. Quan trọng nhất trong dạng bài là tìm các tiêu chí so sánh. Việc tìm các tiêu chí đã được đề cập đến trong dạng đầu tiên: trình bày đặc điểm địa hình. Học sinh dựa vào các tiêu chí này để tìm những điểm giống và khác nhau. 5 Nguyễn Toàn Vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức nguyentoan2696@yahoo.com.vn
  6. CHUYÊN ĐỀ: BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ 04.2015 PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM 0775 88 41 90 V. DẠNG CÂU HỎI PHÂN TÍCH 1. Các nội dung có thể hỏi - Đặc điểm địa hình. - Nhân tố tác động địa hình - Phân hóa địa hình. 2. Các câu hỏi - Trình bày + giải thích - Ảnh hưởng, mối quan hệ giữa địa hình với phát triển kinh tế xã hội và với các thành phần tự nhiên khác. - Đọc lát cắt. 6 Nguyễn Toàn Vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức nguyentoan2696@yahoo.com.vn