Đề kiểm tra bài viết số 5 môn Ngữ văn Lớp 12

doc 2 trang thaodu 3840
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra bài viết số 5 môn Ngữ văn Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_bai_viet_so_5_mon_ngu_van_lop_12.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra bài viết số 5 môn Ngữ văn Lớp 12

  1. ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 5 MÔN: NGỮ VĂN 12 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể phát đề) I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu: Vàng bạc uy quyền không làm ra chân lý Óc nghĩ suy không thể mượn vay Bạch Đằng xưa, Cửu Long nay Tắm gội lòng ta, chẳng bao giờ cạn. Ta tin ở sức mình, vô hạn Như ta tin ở tuổi 25 Của chúng ta, là tuổi trăng rằm Dám khám phá, bay cao, tự tay mình bẻ lái. Ta tin ở loài người thúc nhanh thời đại Những sông Thương bên đục bên trong Chảy về xuôi, càng đẹp xanh dòng Lịch sử vẫn một sông Hồng vĩ đại ( Trích Tuổi 25 của Tố Hữu, sách Tố Hữu Từ ấy và Việt Bắc, NXB Văn học, tr.332) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. Câu 2. Chỉ ra hai biện pháp tu từ được sử dụng ở khổ thơ thứ 2 và cho biết hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ ấy. Câu 3. Anh/chị có đồng ý với ý kiến: “Vàng bạc uy quyền không làm ra chân lý Óc nghĩ suy không thể mượn vay”. Vì sao? Câu 4. Việc tác giả nhắc đến tên những dòng sông của nước ta như Bạch Đằng, Cửu Long, sông Thương, sông Hồng, có ý nghĩa gì? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về niềm tin vào giá trị của chính mình. Câu 2 (5.0 điểm) Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã hai lần miêu tả hình ảnh nhân vật Mị. Đó là: “Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi” và “Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi.” (Tô Hoài- Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.6) Phân tích nhân vật Mị qua hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài.