Đề kiểm tra bài viết số 6 môn Ngữ văn Lớp 12 (Có đáp án)

docx 8 trang thaodu 3541
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra bài viết số 6 môn Ngữ văn Lớp 12 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_bai_viet_so_6_mon_ngu_van_lop_12_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra bài viết số 6 môn Ngữ văn Lớp 12 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 6 NGỮ VĂN LỚP 12 I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 1.Kiểm tra: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học cuối năm - học kì 2, môn Ngữ văn lớp 12, bài viết văn số 6. - Thời gian: 90 phút - Đối tượng: Học sinh lớp 12 - Hình thức tổ chức: Hình thức: Tự luận; Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm ở lớp 2.Yêu cầu ra đề đảm bảo: - Kiến thức: + Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 12, học kì 2. + Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra phù hợp. - Kỹ năng: + Nắm vững thao tác lập luận. + Đọc – hiểu văn bản + Phân tích tác pahảm theo đặc trưng thể loại truyện ngắn + Rèn kĩ năng kết nối, vận dụng những kiến thức đã đọc được vào việc tạo lập văn bản, kĩ năng làm việc cá nhân. - Về thái độ, phẩm chất: Về thái độ: - Coi trọng việc đọc hiểu các loại văn bản để tích lũy tri thức và rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản. - Hs có cái nhìn khách quan về sự vận động, phát triển của vhvn, có thái độ yêu mến văn học nước nhà truyền thống văn hóa của dân tộc từ đó chủ động, tích cực học tập, sáng tạo. Về phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
  2. - Năng lực - Năng lực chung: Phát huy năng lực tự học và tự chủ, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mỹ - Năng lực riêng: Năng lực đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. II. THIẾT LẬP MA TRẬN - Xác định khung ma trận. MA TRẬN ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 6 - LỚP 12 Mức Nhận Thông hiểu Vận dụng cấp độ Vận dụng cấp Cộng độ biết thấp độ cao Chủ đề I. Đọc hiểu: Xác định - Tìm nét - Tác dụng của việc thể thơ. nghĩa chung sử dụng thể thơ. của các từ - Tác dụng của biện Hỏi – Hữu ngữ. pháp tu từ. Thỉnh - Chỉ ra - Lý giải vì sao khi biện pháp tu hỏi đất, nước, cỏ thì từ được nhận được câu trả dùng trong lời, còn khi hỏi sáu dòng người thì không thơ cuối. được trả lời. Viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của bản thân khi được hỏi “Người sống với người như thế nào?” Số câu: 4 0,5 1,5 2 30%= 3,0 Tỉ lệ: 30% 0,25 0,75 điểm 2,0 điểm = 20% điểm điểm = =7,5% 2,5%
  3. II. Làm - Biết vận dụng văn: kiến thức, kĩ năng để cảm - Nghị luận nhận nhân vật văn học người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. (4 đ) Số câu: 1 70% = 7,0 Tỉ lệ: 70% 7 điểm = 70% đ Tổng cộng 0,5 1,5 2 1 5 0,25 0,75 điểm 2,0 điểm = 20% 7 = 70% 10 điểm = =7,5% điểm 2,5% ĐỀ BÀI VIẾT SÔ 6 (Thời gian làm bài: 90 phút) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: Hỏi Tôi hỏi đất: - Đất sống với đất như thế nào? - Chúng tôi tôn cao nhau. Tôi hỏi nước: - Nước sống với nước như thế nào ? - Chúng tôi làm đầy nhau. Tôi hỏi cỏ:
  4. - Cỏ sống với cỏ như thế nào? - Chúng tôi đan vào nhau Làm nên những chân trời. Tôi hỏi người: - Người sống với người như thế nào? Tôi hỏi người: - Người sống với người như thế nào? Tôi hỏi người: - Người sống với người như thế nào? (Hữu Thỉnh, Trích Thư mùa đông, NXB Hội Nhà văn, 1994) Câu 1 (0,75 điểm): Xác định thể thơ và nêu tác dụng của việc sử dụng thể thơ mà Hữu Thỉnh đã lựa chọn cho bài thơ trên. Câu 2 (0,5 điểm): Ở ba khổ thơ đầu, các từ ngữ “tôn cao”, “làm đầy”, “đan vào”, “làm nên” cùng có chung nét nghĩa nào? Câu 3 (0,75 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng ở sáu dòng thơ cuối bài. Câu 4 (1,0 điểm): Tại sao khi nhân vật trữ tình hỏi đất, nước, cỏ đều nhận được trả lời, còn khi hỏi người lại không nhận được câu trả lời? Nếu được hỏi: “Người sống với người như thế nào?”, anh/chị sẽ trả lời ra sao? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng) II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 2 (7,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2014). HẾT
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM - ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 6 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 12 Câu Ý Nội dung Đọc bài thơ Hỏi của Hữu Thỉnh và thực hiện các yêu cầu 3,0 đ Yêu cầu chung - Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh, đòi hỏi học sinh phải huy động kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một văn bản văn học thuộc thể thơ trữ tình để làm bài. - Đề không yêu cầu đọc hiểu mọi phương diện của bài thơ, chỉ kiểm tra một số khía cạnh. Cảm nhận của học sinh có thể phong phú nhưng cần nắm bắt được thể thơ và tác dụng của việc chọn lựa thể thơ, thấy được cách sử dụng từ ngữ và tác dụng của các biện pháp tu từ được dùng trong bài thơ, Yêu cầu cụ thể 1 Xác định thể thơ và nêu tác dụng của việc sử dụng thể thơ 0,75 - Thể thơ: Bài thơ viết theo thể thơ tự do. (0,25đ) đ - Tác dụng: Chọn thể thơ không bị chi phối bởi luật thơ; các câu thơ I linh hoạt, tự do về vần điệu; nhà thơ có thể bộc lộ nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau một cách tự nhiên, (0,5đ) 2 Nét nghĩa chung của các từ ngữ “tôn cao”, “làm đầy”, “đan vào”, 0,5đ “làm nên” - Sự hiểu biết của học sinh về các từ ngữ: + Tôn cao: nâng đỡ, biết tạo điều kiện để cùng tiến bộ; + Làm đầy: bổ khuyết, khỏa lấp, bù đắp những chỗ còn khiếm khuyết; + Đan vào: gắn bó, đoàn kết để tạo nên sức mạnh, kết thành một khối thống nhất để hoạt động vì một mục đích chung; + Làm nên: tạo một thành quả. - Nét nghĩa chung: cùng nhau sinh tồn, phát triển, Lưu ý: Nếu học sinh không giải thích các từ ngữ mà chỉ nêu nét nghĩa chung hợp lý thì vẫn cho đủ điểm. 3 Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng 0,75 ở sáu dòng thơ cuối bài đ - Biện pháp tu từ: (0,25đ)
  6. + Lặp cú pháp (điệp cấu trúc): “Tôi hỏi người: - Người sống với người như thế nào?” + Câu hỏi tu từ: “Người sống với người như thế nào?” - Tác dụng: Qua hình thức nghệ thuật này, tác giả nhắc nhở mọi người tự nhận thức lại, tự nhìn lại mình để có cách “sống với nhau” cho phù hợp, (0,5đ) 4 Tại sao khi nhân vật trữ tình hỏi đất, nước, cỏ đều nhận được 1,0đ trả lời, còn khi hỏi người lại không nhận được câu trả lời? Bằng đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 dòng), anh/chị hãy giúp nhân vật trữ tình trong bài thơ đưa ra câu trả lời cho câu hỏi: “Người sống với người như thế nào?”. Học sinh lý giải hợp lý, thuyết phục. Học sinh đặt mình vào vị trí của nhân vật trữ tình để trả lời cho câu hỏi “Người sống với người như thế nào?” và giải thích cho câu trả lời ấy của mình. Nội dung câu trả lời phải hợp lý, không đi ngược lại những giá trị đạo đức và nhân văn cao đẹp của nhân loại. II Cảm nhận về nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ 7,0 nhặt của nhà văn Kim Lân. đ Yêu cầu chung - Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của học sinh, đòi hỏi học sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm thụ văn chương của mình để làm bài. - Học sinh có thể phân tích và cảm nhận theo những cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ, có căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản tác phẩm. Yêu cầu cụ thể 1 Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân, truyện ngắn Vợ nhặt, nhân 1,0đ vật người vợ nhặt. 2 Cảm nhận về nhân vật 5,0đ Nội dung: - Đây là nhân vật chính của tác phẩm, là nạn nhân của nạn đói. Người đàn bà không tên thể hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả: tố cáo tội ác man rợ, tàn bạo của thực dân Pháp, phát xít Nhật đã cướp đi mạng sống, tên tuổi của nhiều người dân Việt Nam lúc bấy giờ; thể
  7. hiện sự cảm thông, thương xót đối với những người dân mất nước đang bị đẩy vào con đường cùng bế tắc, - Xây dựng nhân vật người vợ nhặt, Kim Lân muốn phơi bày nạn đói. Chỉ một thời gian ngắn giữa hai lần gặp, thị đã biến đổi đến mức Tràng không nhận ra. Cái đói không chỉ thay đổi ngoại hình con người mà còn làm cho người phụ nữ quên đi sĩ diện, quên đi lòng tự trọng; vì miếng ăn mà sẵn sàng theo không người đàn ông. Tuy nhiên, sâu thẳm trong con người này vẫn khát khao một mái ấm, - Thị không phải là người xấu. Nhà văn đã phát hiện những phẩm chất tốt đẹp của người vợ nhặt kể từ khi theo Tràng: + Ngay trên đường về nhà, người phụ nữ trước đó còn cong cớn, sưng sỉa, giờ đã trở nên rón rén, e thẹn, ngượng nghịu. + Về đến nhà Tràng, thị khép nép, chỉ dám ngồi mớm ở mép giường. + Đến sáng hôm sau, thị đã hoàn toàn thay đổi, là người con dâu, người vợ đảm đang hiền hậu đúng mực, không còn chao chát, chỏng lỏn nữa, - Chính người đàn bà này đã thắp sáng lên niềm vui, niềm hạnh phúc trong căn nhà nghèo khổ của mẹ con Tràng, và hướng mọi người nghĩ đến Cách mạng bằng chuyện kể về Việt Minh phá kho thóc Nhật, chia cho người đói, Nghệ thuật: - Xây dựng tình huống truyện độc đáo: “nhặt” vợ giữa lúc đói khát nhất, khi cái chết đang cận kề. - Nhân vật được khắc họa sinh động, đối thoại hấp dẫn, ấn tượng, thể hiện tâm lí tinh tế, 3 Đánh giá chung: 1,0đ - Qua việc xây dựng nhân vật của nhà văn Kim Lân, ta cảm nhận được số phận, phẩm chất, khát khao của người vợ nhặt. - Nhân vật người vợ nhặt góp phần tô đậm giá trị hiện thực (bức tranh thảm đạm của ngày đói) và giá trị nhân đạo (niềm tin vào con người, tin vào tương lai tươi sáng, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu, đùm bọc lẫn nhau) của tác phẩm, Lưu ý: Trong quá trình làm bài, học sinh cần phân tích các chi tiết để cảm nhận về nhân vật người vợ nhặt.
  8. TỔN Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ 10,0 G năng và kiến thức. đ ĐIỂM