Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn 3 môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nghĩa An (Có đáp án)

doc 2 trang thaodu 3491
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn 3 môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nghĩa An (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_giai_doan_3_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn 3 môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nghĩa An (Có đáp án)

  1. Trần Thanh Hương – THCS Nghĩa An ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIAI ĐOẠN 3 MÔN: NGỮ VĂN 6 ( Thời gian 90p) I. TRẮC NGHIỆM ( 2 điểm): Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi bằng cách nghi lại chữ cái ở đầu phương án đúng. " Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bay giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã". Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? A. Vượt thác B. Sông nước Cà Mau C. Bài học đường đời đầu tiên D. Lượm Câu 2: Ai là tác giả đoạn văn trên? A. Đoàn Giỏi B. Võ Quảng C. Minh Huệ D. Tô Hoài. Câu 3: Đoạn văn viết theo phương thức biểu đạt chính nào? A. Tự Sự B. Miêu tả. C. Biểu cảm D. Thuyết minh. Câu 4: Đoạn văn có mấy từ láy? A. Hai từ . B. Ba từ C. Bốn từ . D. Năm từ. Câu 5: Đoạn văn: " Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt" có mấy cụm danh từ. A. Hai cụm . B. Ba cụm C. Bốn cụm. D. Năm cụm. Câu 6: Trong câu" Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng" có mấy phó từ. A. Một từ B. Hai từ . C. Ba từ. D. Bốn từ Câu 7: Đoạn văn có sử dụng những biện phát tu từ nảo? A. So sánh, ẩn dụ B. So sánh, nhân hóa. C. Nhân hóa, ẩn dụ D. Nhân hóa, hoán dụ. Câu 8: Mục đích của văn miêu tả là gì? A. Kể diễn biến sự việc B. Làm cho hình ảnh sự vật hiện lên sinh động C. Bộc lộ cảm xúc D. Giới thiệu sự vật. II. TỰ LUẬN ( 8 diểm). Câu 1 ( 2 điểm). 1. Ẩn dụ là gì? Các kiểu ẩn dụ? 2. Chỉ ra các ẩn dụ trong những câu sau và cho biết đó là kiểu ẩn dụ nảo a. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng. Thấy một Mặt trời trong lăng rất đỏ b. Dọc theo những con đường mới đắp, vượt qua chiếc cầu gỗ, bắc qua con suối từng tốp nam nữ thanh niên thoăn thoắt ghánh lúa về sân phơi. Tiếng cười giòn tan vọng vào vách đá Câu 2 ( 1,5 điểm). Dựng một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau: " Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh". ( Trích " Đêm nay Bác không ngủ"- Minh Huệ) Câu 3(4,5 điểm). Tuổi thơ của em có nhiều kỷ niệm gắn bó với con sông quê hương. Em hãy miêu tả lại con sông ấy vào một buổi chiều xuân nắng đẹp.
  2. Trần Thanh Hương – THCS Nghĩa An Đáp án + Biểu điểm Phần I: Trắc nghiệm (2điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,25đ Câu 1 – C Câu 5- B Câu 2 – D Câu 6 - A Câu 3 – B Câu 7 - B Câu 4 – D Câu 8 – B Phần II: Tự luận (8đ) Câu 1 (2đ) 1. - Trả lời đúng khái niệm ẩn dụ 0,5đ - Các kiểu ẩn dụ 0,5đ 2. Mỗi câu làm đúng 0,5đ a. “Mặt trời trong lăng” _ chỉ Bác Hồ Kiểu ẩn dụ phẩm chất b. “tiếng cười giòn tan” – tiếng cười to, vang Kiểu ẩn dụ: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác Câu 2(1,5đ) Trình bày được: - Khổ thơ đã giải thích nguyên nhân đêm nay Bác k ngủ. Khổ thơ cuối đã nâng ý nghĩa câu chuyện lên một tầng khái quát lớn làm người đọc thấu hiểu một chân lý đơn giản mà lớn lao - Cái đêm k ngủ được miêu tả trg bài thơ chỉ là một đêm trong vô vàn những đêm k ngủ của Bác - Việc Bác k ngủ vì lo việc nước và thương các anh bộ đội, dân công đã là “một lẽ thường tình” trong cuộc đời Bác vì Bác là Hồ Chí Minh – vị cha già kính yêu của dân tộc, vị lãnh tụ của nhân dân ta. Cả cuộc đời người đã dành trọn vẹn cho nhân dân, cho đất nước và Tổ quốc. Đó chính là lẽ sống”nâng niu tất cả chỉ quên mình” của Bác Câu 3(5,5đ) Mở bài: Giới thiệu chung về con sông quê hương (0,5đ) Thân bài (4,5đ) - Miêu tả khái quát - Miêu tả chi tiết: Lựa chọn trình tự miêu tả, chú ý đối tượng miêu tả sau: + Độ dài, độ rộng + Mặt nước gợn sóng, đàn cá bơi lội, thuyền bè đi lại + Hai bên bờ: bãi dâu, bãi ngô, khoai + Cảnh vật xung quanh: bầu trời, những tia nắng yếu ớt chiếu xuống dòng sông, từng đám mây trôi, ong bướm chim chóc + Hoạt đọng của con người - Biết sử dụng hình ảnh so sánh, nhân hóa để làm nổi bật hình ảnh con sông Kết bài: Nêu cảm nhận, những ấn tượng của em về con sông (0,5đ)