Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Phòng giáo dục và đào tạo Nam Trực (Có đáp án)

docx 4 trang thaodu 3451
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Phòng giáo dục và đào tạo Nam Trực (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_chat_luong_giai_doan_iii_mon_ngu_van_lop_6_nam_h.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Phòng giáo dục và đào tạo Nam Trực (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM TRỰC ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIAI ĐOẠN III NĂM HỌC 2016-2017 MÔN:NGỮ VĂN LỚP 6 Thời gian làm bài 90 phút ,không kể thời gian phát đề Phần I:Trắc nghiệm (2đ):Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi câu đúng. “Thuyền chúng chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt ,đổ ra con sông Cửa Lớn ,xuôi về Năm Căn.Dòng sông Năm Căn mênh mông ,nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác,cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu song trắng.Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước ,trông hai bên bờ ,rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận .Cây đước mọc dài theo bãi,theo từng lứa trái rụng,ngọn bằng tăm tắp,lớp này chồng lên lớp kia ôm láy dòng sông,đắp từng bậc màu xanh lá mạ,màu xanh rêu,màu xanh chai lọ, lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.” 1/Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? A.Bài học đường đời đầu tiên B.Sông nước Cà Mau C.Vượt thác D.Cô Tô 2/Ai là tác giả của đoạn văn trên? A/Đoàn Giỏi B/Võ Quảng C/Tô Hoài D/Tạ Duy Anh 3/Đoạn văn trên viết theo phương thức biểu đạt chính nào? A/Tự sự B/Miêu tả B/Biểu cảm D/Nghị luận
  2. 4/Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? A/Cảnh sông ngòi kênh rạch Cà Mau. B/Cảnh dòng sông Năm Căn C/Cảnh chợ Năm Căn D/Cảnh đàn cá trong sông Năm Căn 5/Đoạn văn trên tác giả sử dụng mấy phép so sánh? A/Một B/Hai C/Ba D/Bốn 6/Hãy giải thích từ “trường thành”? A/Bức thành cao B/Bức thành rộng C/Bức thành lớn D/Bức thành dài 7/Câu văn:”Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt,đổ ra con sông Cửa Lớn,xuôi về Năm Căn” có mấy cụm động từ? A/Một B/Hai C/Ba D/Bốn 8/Đoạn văn trên có sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? A/Nhân hóa,hoán dụ B/Nhân hóa,so sánh B/Nhân hóa,ẩn dụ D/Nhân hóa Phần II/Tự luận (8đ) Câu 1:(2đ) So sánh sự giống và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ? Câu 2:(1đ) Cuối truyện “Bức tranh của em gái tôi” có đoạn:”Tôi giật sững người.Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ.Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng,rồi đến hãnh diện ,sau đó là xấu hổ” Hãy giải thích vì sao người anh lại có tâm trạng: “Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng,rồi đến hãnh diện ,sau đó là xấu hổ”khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi”. Câu 3:(5đ)Tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi.
  3. Đáp án: Phần I:Trắc nghiệm Mỗi câu khoanh đúng cho (0,25đ). Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B A B B C D C B Phần II:Tự luận Câu 1: (2đ) So sánh sự giống và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ? *Giống nhau: -Đều là biện pháp tu từ -Đều gọi tên sự vật,hiện tượng này bằng tên sự vật ,hiện tượng khác. -Đều tăng sức gợi hình gợi ,gợi cảm cho sự diễn đạt. *Khác nhau Ẩn dụ Hoán dụ -Giữa sự vật,hiện tượng này với sự vật -Giữa sự vật hiện tượng này và sự vật ,hiện tượng khác có nét tương đồng. hiện tượng khác có quan hệ gần gũi. -Ẩn dụ hình thức. -Lấy một bộ phận để gọi cái toàn thể. -Ẩn dụ cách thức. -Lấy dấu hiệu để gọi sự vật. -Ẩn dụ phẩm chất. -Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa -Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. đựng. -Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. Câu 2:(1đ) Giải thích tâm trạng người anh -Ngỡ ngàng:+Ngạc nhiên vì người trong bức tranh mà cô em gái vẽ chính là cậu. +Cậu còn ngạc nhiên khi thấy qua cái nhìn của cô em gái mình hiện lên thật hoàn hảo. -Hãnh diện:Mình hiện ra thật đẹp trong bức tranh của em gái -Xấu hổ:Tự nhận ra những yếu kém của mình,thấy mình không xứng đáng được em vẽ như vậy. Câu 3:(5đ)Tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi. Bài làm cần đảm bảo các ý sau: 1.Mở bài:Giới thiệu chung về quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi.(0,5đ)
  4. 2.Thân bài:(4đ) -Không khí sân trường khi có hiệu lệnh ra chơi.(0,5đ) -Hoạt động trong giờ ra chơi.((2,5đ) +Miêu tả hoạt động múa hát tập thể giữa giờ.Hiệu lệnh trống học sinh tập hợp theo hàng .Giờ tập kết thúc ,học sinh tản ra sân trường bắt đầuchơi các trò chơi quen thuộc. +Miêu tả từng trò chơi tiêu biểu ,miêu tả tư thế ,thái độ của người chơi,âm thanh trò chơi. +Miêu tả một số hoạt động khác như một số bạn tìm chỗ khuất để trao đổi bài hoặc tâm sự,đọc bản tin thi đua . -Khung cảnh sân trường khi có hiệu lệnh trống kết thúc giờ ra chơi.(1đ) +trống báo học sinh vào lớp với tâm trạng thoải mái ,mặt mọi người đầy niềm vui.quang cảnh sân trường trở nên yên tĩnh. 3.Kết bài:Nêu cảm nghĩ của em về giờ ra chơi.(0,5đ)