Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 6 - Trường THCS Nam Giang (Có đáp án)

doc 6 trang thaodu 3741
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 6 - Trường THCS Nam Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_giai_doan_iii_mon_ngu_van_lop_6_truon.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 6 - Trường THCS Nam Giang (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS NAM GIANG ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIAI ĐOẠN III Môn: Ngữ văn 6 Năm học: 2016 – 2017 (Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề) Phần I: TRẮC NGHIỆM ( 2 điểm) Đọc và trả lời các câu hỏi bằng cách lựa chọn chữ cái đầu đáp án đúng nhất, sau đó ghi vào tờ giấy thi. Câu 1: Tác giả của văn bản “ Lượm” là ai? A. Tô Hoài B. Tố Hữu C. Minh Huệ D. Võ Quảng Câu 2: Nhóm văn bản nào sau đây cùng thuộc phương thức biểu đạt chính là miêu tả? A. Bài học đường đời đầu tiên, Vượt thác, Thạch Sanh. B. Bài học đường đời đầu tiên, Vượt thác, Đêm nay Bác không ngủ. C. Vượt thác, Buổi học cuối cùng, Sông nước Cà Mau. D. Vượt thác, Sông nước Cà Mau, Mưa. Câu 3: Từ đầu học kì II đến giờ, các em đã học mấy biện pháp tu từ? A. Hai B. Ba C. Bốn D. Năm Câu 4: Trong câu “ Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng” có mấy phó từ? A. Một từ. B. Hai từ C. Ba từ D. Bốn từ Câu 5: Nhân hóa là gì? A. Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng B. Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng. C. Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét gần gũi.
  2. D. Là gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối , bằng những từ vốn dung để gọi hoặc tả con người. Câu 6: Câu ca dao: “ Chồng em áo rách em thương. Chồng người áo gấm sông Hương mặc người” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A. So sánh B. Nhân hóa B. Hoán dụ D. Ẩn dụ Câu 7: Khi tả cảnh cần tiến hành những bước nào? A. Quan sát, trình bày điều quan sát, xác định đối tượng cần tả B. Trình bày những điều quan sát, xác định đối tượng cần tả, quan sát C. Quan sát, xác định đối tượng cần tả. D. Xác định đối tượng cần tả, quan sát, trình bày những điều quan sát. Câu8: Mục đích của văn miêu tả A. Kể lại diễn biến sự việc B. Làm cho hình ảnh, sự việc hiện lên sinh động C. Bộc lộ cảm xúc D. Tường thuật lại sự việc. Phần II: Tự luận ( 8 điểm) Câu 1: ( 3 điểm) a. Chép thuộc khổ thơ cuối trong bài “ Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả Minh Huệ. b. Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ này. Câu 2 ( 5 điểm): Hãy tả lại hình ảnh cây đào hoặc cây mai vào dịp tết đến, xuân về. .
  3. TRƯỜNG THCS NAM GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIAI ĐOẠN III Môn: Ngữ văn 6 Năm học: 2016 – 2017 Phần I: TRẮC NGHIỆM ( 2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B D C A D B D B Phần II: Tự luận ( 8 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1 Yêu cầu học sinh làm được như sau: a. Chép đúng nguyên văn khổ thơ 1,0 b. 2,0 - Giới thiệu khổ thơ trên trích trong văn bản nào? Của ai? Nội dung: Cả khổ thơ là lời giải thích về lí do Bác không ngủ. - Điệp ngữ “ đêm nay Bác” khẳng định suốt đêm hôm ấy, trong rừng khuya Bác không ngủ vì lo cho dân cho nước. - “ Lẽ thường tình” là điều hiển nhiên, hết sức bình thường. Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, đêm nay chỉ là một đêm trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. - Vì Bác là vị lãnh tụ vĩ đại có trái tim nồng ấm hơn ngọn lửa, có tình yêu thương bao la. - Đó là lẽ sống “nâng niu tất cả chỉ quên mình” của Bác mà mọi người
  4. dân đều thấu hiểu - Hình ảnh Bác hiện ra thật thiêng liêng và gần gũi. Kính yêu Bác Câu 2 Yêu cầu HS viết bài theo bố cục sau: a. Mở bài 0,5 - Dẫn dắt, giới thiệu đến cây đào hoặc cây mai vào dịp tết đến xuân về. - Ân tượng và cảm xúc của em về cây. b. Thân bài: Tả theo trình tự sau: Tả bao quát: - Từ xa nhìn lại cây đào có hình chóp, trông như cái nón khổng lồ. 1,0 Đến gần em mới cảm nhận được hết vẻ đẹp của nó, cây đào cao khoảng 1m. Tả chi tiết 3,0 - Rễ đào nhỏ nằm gọn trong chậu sứ. - Thân: to hơn cổ tay em,bao bọc bên ngoài là lớp vỏ màu nâu sần sùi. Cái thân nó uốn lượn hình con rồng đang bay lên. - Cành: Từ thân cây ấy đâm ra rất nhiều cành nhỏ cùng ở thế vươn lên. - Lá: hình thoi, lá già xanh thẫm, lá non màu xanh nõn chuối, hai bên đầu lá có hình răng cưa. - Nụ:nụ hoa bé xinh như những hạt cườm. Nụ chưa nở bao bọc bên ngoài lớp phấn nhung màu trắng. Nụ sắp nở, một phần cánh hoa hé ra e ấp như muốn đợi đến đêm giao thừa thì bung nở. - Hoa: màu hồng nhạt, nhỏ, mỏng, có nhiều lớp cánh đang xếp chồng chéo nương tựa vào nhau để sống. - Nhụy : màu vàng, màu của tài lộc, phú quý.
  5. - Sự trang trí của gia đình em cho cây đào như: bao lì xì, quả bóng, dây kim tuyến .Cây đào trở thành tâm điểm của sự chú ý của cả gia đình em. Tối 30 tết cả gia đình em ngồi quây quần bên cây đào chờ đón giờ phút thiêng liêng của năm mới. c. Kết bài: Khái quát suy nghĩ, tình cảm của em khi được ngắm cây đào vào dịp tết đến xuân về. 0,5