Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 7 (Có đáp án)

doc 3 trang thaodu 3960
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 7 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_giai_doan_iii_mon_ngu_van_lop_7_co_da.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 7 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG MÔN NGỮ VĂN 7(Giai đoạn III) I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (2,0 đ) Thí sinh chọn chữ cái chỉ kết quả mà em chọn là đúng và ghi vào tờ giấy làm bài. Câu1: Câu tục ngữ nào dưới đây có nội dung nói về con người và xã hội? A. Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền. B. Giấy rách phải giữ lấy lề. C. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lạy lụt. D. Tấc đất tấc vàng. Câu 2: Văn bản nào dưới đây thuộc thể loại nghị luận ? A. Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh) B. Cảnh khuya (Hồ Chí Minh) C. Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn) D. Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh) Câu 3: Trong văn bản " Ý nghĩa văn chương", Hoài Thanh có viết :" nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha." Em hiểu vị tha ở đây là gì? A. thương người B. dễ tha thứ C. vì người khác D. có tình cảm Câu 4: Câu nào có cụm từ mùa thu là trạng ngữ? A. Mùa thu là mùa mát mẻ trong năm. B. Mùa thu của quê Nguyễn Khuyến thật đẹp. C. Mùa thu! Khi có lá vàng rơi nhẹ, lòng người man mác. D. Mùa thu, trẻ em háo hức vì được vui Tết trung thu. Câu 5: Câu nào dưới đây không phải là câu bị động ? A. Tôi bị đau tay. B. Một căn nhà mới được dựng lên giữa đồng. C. Con ngựa bạch bị buộc bên gốc đào. D. Chiếc cầu ấy được xây từ thế kỉ XVIII. Câu 6: Tác dụng của câu đặc biệt in đậm trong đoạn văn sau là gì ? " Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay" A. Bộc lộ cảm xúc B. Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng C. Xác định thời gian D. Xác định nơi chốn Câu 7: Phần trích sau đây có bao nhiêu câu đặc biệt ? " Than ôi ! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời ! Thế đê không sao cự lại được với thế nước ! Lo thay ! Nguy thay ! Khúc đê này hỏng mất ! " A. 2 câu B. 3 câu C. 4 câu D. 5 câu Câu 8: Yếu tố nào không có trong văn nghị luận? A. Nhân vật B. Luận điểm C.Luận cứ D. Cách lập luận II. Phần trắc nghiệm C©u 1: (2,5®) Nªu c¶m nhËn cña em vÒ néi dung vµ nghÖ thuËt c©u tôc ng÷ “§ãi cho s¹ch r¸ch cho th¬m”. Câu 2(5,5đ) Nhân dân ta thường nói: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Em hiểu câu nói đó như thế nào? Hãy chứng minh lời nói đó là nét đẹp truyền thống trong đạo lí của dân tộc Việt Nam.
  2. ĐÁP ÁN I .Phần trắc nghiệm (mỗi câu đúng được 0,25 điểm) 1-B ,2-A, 3- C, 4 -D, 5- A, 6- B, 7- B, 8- A II. Tự luận C©u 1: (2,5đ) HS tr×nh bµy b»ng nhiÒu c¸ch kh¸c nhau, miÔn lµ ®ñ c¸c ý c¬ b¶n sau: - C¶m nhËn néi dung: C©u tôc ng÷ khuyªn con ng­êi mét ®iÒu sau s¾c: dï khã kh¨n, vÊt v¶, nghÌo khæ ®Õn ®©u còng ph¶i gi÷ lÊy l­¬ng t©m, nh©n phÈm cña m×nh ®Ñp ®Ï, kh«ng v× nghÌo khæ mµ lµm chuyÖn trÊi l­¬ng t©m, ®¹o ®øc. (2®) - VÒ nghÖ thuËt: dïng c¸ch diÔn ®¹t Èn dô, dïng h×nh ¶nh cô thÓ ®Ó nãi ®Õn mét ®iÒu s©u xa, thÊm thÝa; h×nh thøc ng¾n gän, sóc tÝch. (0,5®) Câu 2:5,5đ Yêu cầu thể loại: nghi luận chứng minh Cách làm: Học sinh làm bài hoàn chỉnh ba phần: Mở bài- Thân bài- Kết bài. Học sinh làm đúng kiểu bài nghị luận chứng minh, lập luận chặt chẽ, có sáng tạo. Trình bày sạch đẹp, tránh mắc lỗi dùng từ, lỗi diễn đạt * Nội dung cụ thể: Học sinh có nhiều cách trình bày nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau: 1. Mở bài: 0,75đ Giới thiệu về lòng biết ơn của con người. Dẫn câu tục ngữ. Khẳng định: là nét đẹp truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam. 2. Thân bài: 3,5đ Giải thích: Thế nào là “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ? . Nghĩa đen: Khi ăn quả phải biết ơn người trồng cây, . Nghĩa bóng: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước. Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó: . Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà . Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối, các vị anh hùng có công dựng nước và mở nước. . Bảo tàng lịch sử, bảo tàng cách mạng, phòng truyền thống nhắc nhở mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc . Các nghĩa trang liệt sĩ được xây dựng to đẹp, đàng hoàng thể hiện lòng biết ơn của người đang sống đối với các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh cho Tổ quốc. . Phong trào phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng, đền ơn đáp nghĩa các gia đình, cá nhân có công với cách mạng đang phát triển rộng rãi trong toàn xã hội. . Các thế hệ sau không chỉ hưởng thụ mà còn phải biết gìn giữ, vun đắp, phát triển những thành quả do các thế hệ trước tạo dựng nên. 3. Kết bài: 0,75đ Khẳng định lại đó là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay. Liên hệ bản thân. * Cách tính điểm: Điểm từ 5 -> 5.5: Bài viết thể hiện hoàn chỉnh nội dung yêu cầu, văn viết có cảm xúc, trình bày rõ ràng, trong sáng. - Điểm từ 3.5 -> 4.5: Nội dung khá hoàn chỉnh, diễn đạt lưu loát, lời văn có cảm xúc.
  3. Điểm từ 2.5 -> 3.0: Nội dung còn thiếu một số chỗ nhưng về cơ bản đã nêu được đầy đủ yêu cầu, trình bày còn sai chính tả nhưng không đáng kể. Các trường hợp còn lại giáo viên chấm theo yêu cầu của đề bài và thực tế học sinh trình bày trong bài làm của mình. Khuyến khích các bài làm có tính sáng tạo và cảm xúc riêng của từng cá nhân. - Hết -