Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - GDCS - NV02 - Năm học 2019-2020 - Sở GD và ĐT Bình Dương (Có đáp án)

pdf 4 trang thaodu 6861
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - GDCS - NV02 - Năm học 2019-2020 - Sở GD và ĐT Bình Dương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_7_gdcs_nv02_nam_hoc_201.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - GDCS - NV02 - Năm học 2019-2020 - Sở GD và ĐT Bình Dương (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ KIỂM TRA HỌC KỲ I - Năm học: 2019 - 2020 TỈNH BÌNH DƯƠNG Môn thi: NGỮ VĂN 7 - GDCS Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao phát đề) (Đề thi gồm có 01 trang) ĐỀ THI THỬ HKI - NV02 I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm) Cho đoạn thơ sau . Đọc và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Đất nước Đại Nam, Nam đế ngự Sách trời định phận rõ non sông Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm? Bay hãy chờ coi, chuốc bại vong.” (Trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập I, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980) a) Đọc đoạn thơ trên, em liên tưởng đến bài thơ nào? Hãy chép chính xác lại phần phiên âm và dịch thơ của bài thơ ấy? Tác giả là ai? (0,5 điểm) b) Nếu có bạn thắc mắc sao không nói là “Nam nhân cư” (người Nam ở) mà lại nói “Nam đế cư” (Vua Nam ở) thì em sẽ giải thích như thế nào? (0,5 điểm) c) Nêu ý nghĩa của bài thơ vừa chép? (1,0 điểm) d) Thế nào là Tuyên ngôn độc lập? Bài thơ em vừa chép có phải là một bản Tuyên ngôn độc lập không? Vì sao? Em có nhận xét gì về bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh 2 – 9 1945? (1,0 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN: (7,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) Ngày nay “Biển đảo Việt Nam là phần lãnh thổ đất nước Việt Nam, qua nghìn đời nó luôn gắn chặt với đời sống của cư dân nước Việt cả về vật chất và tinh thần. Bởi vậy, biển đảo trong tâm thức người Việt là đất nước, là cuộc sống; và thực tế hàng ngàn năm lịch sử người Việt đã ra sức khai phá dựng xây sẵn sàng đổ cả máu xương cho chủ quyền biển đảo. Tuy nhiên, tình hình biển đảo Việt Nam hiện nay đang có những diễn biến phức tạp đe dọa trực tiếp đến chủ quyền lãnh thổ của dân tộc.” Trước tình hình căng thẳng ở biển Đông, theo em "Thanh niên cần làm gì để bảo vệ Tổ quốc?". Trình bày cảm nghĩ của em (khoảng 20 - 25 dòng) về vấn đề trên. Trong đó, có sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ Hán việt và đại từ? Câu 2. (4,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau: “ Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. Dừng chân đứng lại, trời, non, nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta.” (Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan – Ngữ văn 7, Tập 1) Phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn thơ trên./. Hết (Thí sinh không sử dụng tài liệu - giám thị không giải thích gì thêm)
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH DƯƠNG HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 – 2020 Môn: Ngữ văn – Lớp 7 (Gồm 03 trang) Phần Ý Đáp án Điểm a) - Liên tưởng đến bài thơ: Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) 0,125 điểm 0,25 điểm - Học sinh chép đúng Phần phiên âm và dịch thơ - Tác giả: Lí Thường Kiệt 0,125 điểm b) - Nói “Nam đế cư” là để khẳng định sự ngang hàng bình đẳng 0,25 điểm giữa hai nước và hai vị vua Việt Nam – Trung Quốc. Quan niệm của kẻ thống trị phương Bắc chỉ có vua của họ mới là thiên tử, mới được phép xưng đế, còn các vị vua ở xứ sở khác chỉ được phép xưng vương. - Trong xã hội phong kiến – vua là đại diện cho cả dân tộc, tư 0,25 điểm tưởng trung quân đồng nhất vua với nước, nước là của vua. c) - Bài thơ thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc 0,5 điểm ta. I - Bài thơ có thể xem như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của 0,5 điểm nước ta. d) - Tuyên ngôn độc lập: Là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước 0,125 điểm và khẳng định không một thế lực nào được xâm phạm. - Bài thơ vừa chép: là một bản Tuyên ngôn độc lập 0,125 điểm Vì: + Hai câu đầu: Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất 0,125 điểm nước. + Hai câu sau: Nêu lên ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó 0,125 điểm trước mọi kẻ thù xâm lược. Liên hệ đến bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Bác đọc tại Quảng trường Ba Đình sáng 2/9/1945. => Bản TNĐL của Bác đã phát triển tinh thần dân tộc qua việc 0,25 điểm khẳng định quyền của các dân tộc ( trong đó có dân tộc Việt Nam): “tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” => Chính nghĩa của dân tộc Việt Nam và quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc 0,25 điểm lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.” 1 Học sinh có thể trình bày theo những ý khác nhau, những vẫn 2,00 điểm phải đảm bảo theo hướng tích cực. Dưới đây là một số gợi ý: - Để bảo vệ chủ quyền biển đảo, trước hết thanh niên và thanh
  3. niên học sinh nói riêng phải xác định phải giữ biển đảo bằng tri thức về chủ quyền biển đảo. - Thanh niên cần hưởng hứng và tích tực các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên internet, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi xâm phạm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam. - Thanh niên là hậu phương chỗ dựa tình cảm vững chắc đối với các lính biển đảo, bằng những việc làm thiết thực như gửi thư đến các lính Hải đảo để chia sẻ động viên và tiếp sức cho các anh thêm nghị lực để trông giữ biển đảo. - Điều quan trọng nữa là không ngừng tu dưỡng phẩm chất người Việt Nam mới, tích cực tham gia xây dựng đất nước giàu mạnh, có định hướng lý tưởng yêu nước và đoàn kết thì chúng ta sẽ kết nối khối sức mạnh lớn đủ sức bảo vệ chủ quyền biển đảo. - Bên cạnh đó sẵn sàng chuẩn bị tinh thần tham gia trực tiếp vào II công cuộc giữ gìn biển đảo quê hương bằng tất cả những gì mình có thể. - Trách nhiệm của tuổi trẻ nói riêng là ra sức gìn giữ toàn vẹn phần lãnh thổ này như lời Bác Hồ năm xưa đã dặn "các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước". *Lưu ý: Có sử dụng - Từ trái nghĩa 0,25 điểm - Từ đồng nghĩa 0,25 điểm - Từ Hán việt 0,25 điểm - Đại từ 0,25 điểm 2 1. Yêu cầu chung: * Về kĩ năng: Học sinh biết làm bài văn biểu cảm về đoạn thơ có bố cục rõ ràng, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu * Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau: 2. Đáp án và biểu điểm: (Dàn bài gợi ý) a)MB - Giới thiệu bài thơ Qua Đèo Ngang và vị trí của đoạn thơ. 0,50 - Nêu cảm nghĩ chung về đoạn thơ. – Mức tối đa: thực hiện đúng yêu cầu, biết 0,50 cách dẫn dắt, giới thiệu – Mức chưa tối đa: nêu chung chung 0,25 – Không đạt: nhầm lẫn, không trình bày 0,00
  4. b)TB – Ở hai câu thơ đầu đoạn tác giả miêu tả âm thanh, nỗi niềm của con chim cuốc, chim da da trong bóng chiều. Bằng nghệ thuật đối, đảo, nhân hóa, chơi chữ nhà thơ đó gợi lên nỗi nhớ nước, thương nhà tha thiết, khắc 1,00 khoải của người lữ khách đang xa nhà, xa quê, đó chính là tâm trạng xót xa của nhà thơ trước thực trạng của xã hội phong kiến đương thời. – Mức tối đa: nêu được ý nghĩa các văn bản trên; thể hiện được hiểu biết và cảm xúc đối với tác 1,00 phẩm văn học. – Mức chưa tối đa: nội dung sơ sài, chưa đạt yêu cầu trên hoặc về nội dung, hoặc về kỹ năng diễn 0,25-0,75 đạt. – Không đạt: nhầm lẫn, không trình bày. 0,00 – Hai câu thơ cuối nhà thơ đang đối mặt với một thiên nhiên rộng lớn: trời, non, nước còn mình thì thật nhỏ bé. Sự đối lập ấy đó tô đậm thêm nỗi cô đơn của nhà thơ khi mà chỉ một mảnh tình riêngvà ta với ta, mình đối diện với chính mình giữa không gian rộng lớn càng nổi bật sự cô đơn tuyệt đối của nhà thơ trong lúc 2,00 này. - Bốn câu thơ nhà thơ vừa gián tiếp, vừa trực tiếp nói lên tâm trạng của mình trước cảnh tình quê hương. Qua đoạn thơ tác giả đó cho ta thấy được tình yêu quê hương, đất nước thiết tha, sâu lắng của mình. – Mức tối đa: nêu được các ý trên; cảm nghĩ chân thành, kỹ năng diễn đạt tốt;biết kết hợp miêu tả, 2,00 tự sự làm nền cho biểu cảm. – Mức chưa tối đa: nội dung sơ sài, chưa đạt yêu cầu trên hoặc về nội dung hoặc kỹ năng diễn 0,50-1,75 đạt. – Không đạt: nhầm lẫn, không trình bày. 0,00 c)KB Khẳng định lại tình cảm, thái độ của mình với đoạn 0,50 thơ, với tác giả. – Mức tối đa: đạt nội dung trên, diễn đạt tốt. 0,50 – Mức chưa tối đa: nêu chung chung, sơ sài 0,25 – Không đạt: không trình bày 0,00 Lưu ý: Học sinh có thể viết văn theo ý riêng của mình. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo đầy đủ các ý như thang điểm đưa ra. Khuyến khích các bài văn có tính sáng tạo.Nếu diễn đạt chưa tốt, bài viết chỉ đạt một nửa số điểm của từng phần. Đây chỉ là gợi ý, tùy theo bài làm của HS mà giáo viên linh hoạt, định điểm nhưng không vượt khung quy định. Hết