Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_chat_luong_giai_doan_iii_mon_ngu_van_lop_9_co_da.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)
- Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III Môn Ngữ văn 9 Thời gian làm bài :90 phút(không kể thời gian giao đề) Phần I: Trắc nghiệm( 2 điểm) Chọn đáp án trả lời đúng bằng cách viết lại chữ cái in hoa đầu dòng phương án trả lời mà em cho là đúng nhất. Câu 1:Văn bản “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của Vũ Khoan được viết vào năm nào? A.Năm 1976 B. Năm 1986 C. Năm 2000 D. Năm 2001 Câu 2: ý nào sau đây nói đúng mục đích chính mà bài viết này muốn gửi tới người đọc? A. Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người. B. Những điểm mạnh ,điểm yếu của con người Việt Nam cần nhận rõ khi bước vào nền kinh tế tri thức. C. Bối cảnh thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ của đất nước ta. D. Lớp trẻ Việt nam cần nhận ra những mặt mạnh, mặt yếu của con người Việt Nam để rèn luyện những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới. Câu 3: Thành phần biệt lập của câu là gì? A.Bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc trong câu. B.Bộ phận đứng trước chủ ngữ, nêu đề tài được nói đến trong câu. C.Bộ phận tách khỏi chủ ngữ, vị ngữ,chỉ thời gian, địa điểm được nói đến trong câu. D. Bộ phận chủ ngữ, vị ngữ của câu. Câu 4: Câu nào sau đây không chứa thành phần biệt lập cảm thán? A. Chao ôi, bông hoa đẹp quá. B. ồ, ngày mai đã là chủ nhật rồi. C. Có lẽ ngày mai mình sẽ đi du lịch. D. Kìa, trời mưa to quá ! Câu 5:Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải Được viết giống với thể thơ của bài thơ nào sau đây? A. Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật B. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ- Nguyễn Khoa Điềm. C. ánh trăng- Nguyễn Duy D. Nói với con- Y Phương Câu 6 : Hai câu thơ Dù là tuổi hai mươi-Dù là khi tóc bạc trong bài thơ trên sử dụng phép tu từ gì ? A. ẩn dụ. C. Nhân hoá. C.Hoán dụ D.Nói giảm nói tránh. Câu 7: Câu văn in đậm trong đoạn văn sau có chứa hàm ý không? Còn hai mươi phút thôi.Bác và cô vào trong nhà.Chè đã ngấm rồi đấy. (Trích “Lặng lẽ Sa Pa”-Nguyễn Thành Long) A. Có. B. Không.
- Câu 8:Dòng nào sau đây không phù hợp với yêu cầu của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ? A. Trình bày những nhận xét,đánh giá của mình về cái hay cái đẹp của đoạn thơ, bài thơ. B. Cần căn cứ vào đặc điểm ngoại hình, ngôn ngữ,tâm lí, hành động của nhân vật để phân tích. C. Cần bám vào ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, cảm xúc để cảm nhận ,đánh giá. D. Bố cục mạch lạc, lời văn gợi cảm, thể hiện sự rung động chân thành của người viết. Phần II: Tự luận(8 điểm) Câu 1(2,5 điểm):Viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu trình bày cảm nghĩ sâu sắc nhất của em về khổ thơ sau( Trong đoạn văn có sử dụng câu chứa thành phần tình thái, gạch chân thành phần đó) Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu (Trích Sang thu- Hữu Thỉnh) Câu 2(5,5 điểm) Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ khi nghe tin dữ làng Chợ Dầu theo Tây đến khi kết thúc câu chuyện trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân. Đáp án chấm Phần I :Trắc nghiệm Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D D A C C C A B Phần II: Tự luận Câu1: -Về hình thức(0,5 điểm):Thực hiện đúng yêu cầu viết một đoạn văn,đúng số câu:0,25 điểm Có câu chứa thành phần biệt lập tình thái, gạch chân thành phần đó: 0,25 điểm -Về nội dung(2 điểm):Trình bày ngắn gọn những cảm nhận về khổ thơ: +Đây là khổ thơ thứ hai trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh diễn tả cảm nhận tinh tế của nhà thơ về hình ảnh thiên nhiên mùa thu.(0.25 điểm) +Những hình ảnh thiên nhiên được cảm nhận qua con mắt tinh tế, tâm hồn nhạy cảm và trí tướng tượng thú vị của tác giả: Dòng sôngtrôi một cách thanh thản gợi lên vẻ êm dịu của bức tranh thiên nhiên; những cánh chim bắt đầu vội vã hơn
- trong buổi hoàng hôn để tìm về tổ ấm . Đây là những nét đặc tả về thiên nhiên thu, gợi ra bức tranh nhàng,trong sáng,êm dịu ,giàu chất trữ tình mang đặc trưng của mùa thu Việt Nam.(0,5 điểm) -Cảm giác giao mùa được diễn tả thú vị qua hình ảnh nhân hoá: đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu”-đây là hình ảnh độc đáo vừa gợi tả đặc điểm thiên nhiên thu một cách sinh động vừa gửi gắm ý nghĩa triết lí sâu sắc về cuộc sống: con người sống ở hiện tại nhưng vẫn vấn vương quá khứ chưa xa.(0.5 điểm) - Nhịp thơ chậm rãi, giọng thơ tự nhiên,sâu lắng, sử dụng các từ láy gợi cảm gợi tả cùng vứi phép nhân hoá sáng tạo đã làm nổi bật những cảm nhận tinh tế cúa tác giả.(0,5 điểm) -Đánh giá, liên hệ:Cùng với bài thơ ,khổ thơ đã góp một tiếng nói riêng của Hữu Thỉnh vào đề tài mùa thu trong thơ ca; liên hệ với những tác phẩm khác để khẳng định tài năng của tác giả. (0,25 điểm) Câu 2: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ khi nghe tin dữ làng Chợ Dầu theo Tây đến khi kết thúc câu chuyện trong truyện ngắn “Làng” 1/ Mở bài ( 0,5 điểm):-Giới thiệu Kim Lân và truyện ngắn “Làng” -Nêu vấn đề: tâm lí tính cách của nhân vật ông Hai được thể hiện rõ nhất từ khi nghe tin dữ làng Dầu theo Tây đến khi kết thúc câu chuyên. 2/ Thân bài: ( 4,5 điểm) a/ Nhà văn đăt nhân vật vào một tình huống gay cấn để làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê ,yêu đất nước của ông Hai: nghe tin dữ làng ông theo Tây do những người tản cư dưới xuôi lên. ( 3 điểm) -Khi nghe tin quá đột ngột ấy, ông lão sững sờ “ Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại không thở được” -Khi trấn tĩnh lại,ông cố chưa tinvào cái tin ấy nhưng những người tản cư kể quá rành rọt khiến ông không thể không tin. -Nỗi ám ảnh day dứt cứ đeo bám ông ,trên đường trở về nhà tủi nhục hổ thẹn khiến ông cứ “cúi gằm mặt xuống mà đi” -Về đến nhà ông càng thêm đau đớn xót xa khi nhìn thấy lũ con thơ dại “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu.” -Buổi tối hôm ấy ông Hai dằn vặt khổ đau với cái tin dữ ấy: Ông kiểm điểm lại từng người để xác thực thông tin, trước những chứng cứ không thể chối cãi khiến ông trở nên tuyệt vọng “Chao ôi cực nhục chưa, cả làng Việt gian”, ông lo lắng cho tương lai của gia đình và cả những người làng Chợ Dầu : “Rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao mỗi người một phương nữa” -Những ngày tiếp theo ,ông Hai không dám đi đâu luôn nằm nghe ngóng tin tức trong sự sợ hãi “Một đám đông túm lại thôi lại chuyện ấy rồi”, nỗi ám ảnh biến thành sự sợ hãi cứ đeo bám ông . -Khi bị mụ chủ nhà đuổi đi nơi khác ông đã nảy ra ý định trở về làng nhưng lại lập tức phản đối mình ngay : “Làng thì yêu thật ,nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”, đến đây tình thế dường như đã thành bế tắc . -Ông đã trò chuyện với đứa con út để tự giãi bày lòng mình, minh oan cho mình ông mong “Anh em đồng chí biết cho bố con ông có bao giờ dám đơn sai”.
- Đây là lòng thuỷ chung với cách mạng , với kháng chiến với lãnh tụ của người dân nghèo Bắc Bộ đương thời . b/Khi tình huống bị đẩy lên đỉnh điểm,nhà văn đã giải quyết khéo léo bằng sự việc ông Hai nhận được tin cải chính làng ông vẫn trụ vững kháng chiến : ( 1 điểm) -Khi nhận được tin ấy ông vô cùng vui sướng : “Cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên” , ông còn xởi lởi chia quà cho các con -Ông nhanh chóng đi báo tin mừng cho mọi người biết : “Bác Thứ đâu rồi toàn là sai sự mục đích cả” - Buổi tối hôm ấy ông lại say sưa kể chuyện làng như mình vừa tham gia trận chiến đấu ấy c/ Nghệ thuật xây dựng nhân vật (0,5điểm) -Nhà văn dựng lên tình huống bất ngờ kịch tính buộc nhân vật phải bộc lộ rõ tâm lí tính cách của mình, hai mảng tâm lí đối lập làm sáng lên tình yêu làng quê , lòng yêu đất nước cháy bỏng của ông Hai . - Hệ thống các nhân vật phụ cũng góp phần như yếu tố kích thích phát triển mạch cảm xúc,tâm trạng nhân vật chính -Các hình thức đối thoại ,độc thoại ,độc thoại nội tâm đã làm nên những nét tính cách hồn nhiên ,trong trẻo mà sâu sắc của nhân vật. 3/Kết bài ( 0,5 điểm) -Đánh giá : ông Hai là tiêu biểu cho hình ảnh người nông dân trong thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với những phẩm chất đáng quý -Liên hệ với thực tế , khẳng định sức sống của tác phẩm và nhân vật