Ma trận học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020

doc 8 trang thaodu 2490
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docma_tran_hoc_ky_i_mon_ngu_vanlop_9_nam_hoc_2019_2020.doc

Nội dung text: Ma trận học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020

  1. MA TRẬN MÔN NGỮ VĂN - KHỐI (LỚP) 9 HỌC KÌ I- NĂM HỌC 2019-2020 I. Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức: Củng cố, kiểm tra kiến thức đã học . 2. K ĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tổng hợp . 3. Thái độ: Giáo dục tính tự giác, nghiêm túc khi làm bài. 4. Định hướng dạy học theo năng lực: - Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán - Năng lực riêng: Tạo lập văn bản II. Hình thức đề kiểm tra: Tự luận III. Chuẩn bị: MA TRẬN KIỂM TRA HỌC KỲ I. NĂM HỌC 2019 -2020 Môn: Ngữ văn - Khối (lớp): 9 Thời gian làm bài: 90 phút Nội dung Mức độ cần đạt Vận dụng Cộng Chủ đề Nguồn ngữ liệu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận thấp dụng cao Ngữ liệu: Đoạn - Nhận biết - Chuyển được trích "Lặng lẽ Sa được phương lời dẫn trực Pa" của Nguyễn thức biểu tiếp sang lời Thành Long đạt. dẫn gián tiếp. - Nhận biết - Cảm nhận I. ĐỌC - được từ ngữ được vẻ đẹp HIỂU xưng hô và của anh thanh nhân vật niên. trong truyện. Số câu 2 2 4 Số điểm 1,0 điểm 2,0 điểm 3,0 điểm Tỉ lệ 10 % 20 % 30 % Câu 1. Viết Viết đoạn đoạn văn văn - Khoảng 7 – 9 câu - Nói lên ý kiến II. LÀM của mình về VĂN trách nhiệm của thanh niên trong xã hội hiện nay. Số câu 1 1 Số điểm 2,0 điểm 2,0 điểm Tỉ lệ 20 % 20 %
  2. Câu 2. Văn nghị Viết bài luận. văn Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long. Số câu 1 1 Số điểm 5,0 điểm 5,0 điểm Tỉ lệ 50 % 50 % Số câu 2 2 1 1 6 Tổng Số điểm 1,0 điểm 2,0 điểm 2,0 điểm 5,0 điểm 10,0 điểm cộng Tỉ lệ % 10 % 20 % 20 % 50 % 100 %
  3. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN BA TƠ KIỂM TRA HỌC KỲ I. NĂM HỌC 2019-2020 * * * Môn: Ngữ văn - Khối (lớp): 9 Thời gian: 90 phút (Không tính thời gian giao đề) Trường Ngày kiểm tra: SBD: . Họ và tên: Lớp: Buổi: Điểm Lời phê của giáo viên Người chấm bài Người coi kiểm tra (Ký, ghi rõ họ và tên) (Ký, ghi rõ họ và tên) ĐỀ CHÍNH THỨC Học sinh làm bài ngay trên tờ giấy này Phần I. Đọc, hiểu văn bản (3,0 điểm) Hãy đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới. [ ] Anh hạ giọng nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: - Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được ? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác ? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc ? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy ? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hằng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì ?” (Trích Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9 - Tập một, NXBGD) Câu 1. (0,5 điểm) Xác định các phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên. Câu 2. (0,5 điểm) Tìm từ ngữ xưng hô có trong đoạn trích. Câu 3. (1,0 điểm) a. (0,5 điểm) Nhân vật anh thanh niên đang nói với ai ? b. (0,5 điểm) Hãy chuyển lời thoại sau thành lời dẫn gián tiếp: Cháu nói:“Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì ?”
  4. Câu 4. (1,0 điểm) Qua tâm sự, “công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”, em cảm nhận được vẻ đẹp gì ở nhân vật “cháu" ? Phần 2: Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn văn trích dẫn trên, em hãy viết một đoạn văn nghị luận ngắn 7 đến 9 câu để nói lên ý kiến của mình về trách nhiệm của thanh niên trong xã hội hiện nay. Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. BÀI LÀM
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn: Ngữ văn - Lớp (Khối): 9 Thời gian làm bài: 90 phút (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) Phần Câu Nội dung Điểm PHẦN I. Phương thức biểu đạt trong đoạn trích : tự sự kết hợp với 0,5 1 ĐỌC – bình luận HIỂU 2 Các từ xưng hô có trong đoạn trích : "cháu", "bác" 0,5 (3 điểm) a) Nhân vật anh thanh niên đang nói với bác họa sĩ. 0,5 3 b) Chuyển lời thoại thành lời dẫn gián tiếp: Cháu nói rằng bác ấy cũng rất thèm người. 0,5 Qua tâm sự đó, em cảm nhận được vẻ đẹp của anh thanh 4 niên: Anh là người yêu công việc, trách nhiệm cao với công 1,0 việc, cởi mở, chân thành. PHẦN II. 1 HS viết đoạn văn: Về hình thức phải có mở đoạn, phát triển LÀM (2 điểm) đoạn và kết đoạn. Các câu phải liên kết với nhau chặt chẽ về VĂN nội dung và hình thức. (7 điểm) a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn và đảm bảo số câu 0,25 b. Xác định đúng vấn đề : Nói lên ý kiến của mình về trách 0,25 nhiệm của thanh niên trong xã hội hiện nay. c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các phương thức biểu đạt. Có thể viết đoạn văn theo ý sau: Đọc tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long chúng ta trân trọng và cảm phục sự hi sinh của anh thanh niên. Từ thuở xa xưa thanh niên Việt Nam đã ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình đối với đất nước. Trong thời chiến họ luôn là lực lượng tiên phong trong các phong trào đánh giặc cứu nước, luôn là lực lượng nòng cốt của cách mạng, xả thân vì Tổ quốc mà không tiếc thời tuổi trẻ. Chúng ta là những thanh niên may mắn được sinh ra trong thời bình, phải có trách nhiệm như thế nào để gìn giữ và bảo 1,0 vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng đã được đổi bằng xương máu của biết bao thế hệ đi trước, phải làm gì để xứng đáng hưởng được những thành quả ngày hôm nay. Chúng ta ra sức học tập cũng là đang thực hiện nhiệm vụ của của mình với đất nước, nó không phải là một cái gì đó sâu xa như các bạn nghĩ, nó chỉ đơn giản là làm tốt bổn phận của mình để phấn đấu trở thành một công dân tốt của đất nước Như vậy, trách nhiệm của thanh niên trong xã hội hiện nay là phải xác định cho mình một lí tưởng sống cao đẹp, phải có ước mơ và hoạch định ra cho mình một kế hoạch cụ thể, phải
  6. rèn đức, luyện tài, mới góp phần xây dựng một đất nước giàu đẹp, vững mạnh d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn 0,25 đề. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ 0,25 pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 2 Viết bài văn nghị luận (5 điểm) Đề: Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận. Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các 0,25 phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau cả về nội dung và hình thức. b. Xác định đúng nội dung nghị luận 0,25 c. Học sinh sắp xếp được các đoạn văn thống nhất, Có thể viết theo các dàn ý sau: I. Mở bài (Nêu cảm nhận chung về tác giả, tác phẩm và 0,5 nhân vật) "Lặng lẽ Sa Pa" được viết năm 1970, sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai của nhà văn Nguyễn Thành Long, có thể coi đây là một truyện ngắn tiêu biểu cho phong trào nghệ thuật của ông – vừ chân thực, giản dị, vừa giàu chất trữ tình. Truyện đã xây dựng được hình tượng nhân vật anh thanh niên với những nét tính cách, phẩm chất đáng quý qua đoạn trích ở phần nói chuyện với ông họa sĩ và cô kĩ sư. II. Thân bài 0,75 1. Giới thiệu khái quát hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên. - Anh là "người cô độc nhất thế gian", làm việc một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600 mét, quanh năm suốt tháng bốn bề mây phủ, giá rét. Anh cô độc đến "thèm người" và "nhớ người". - Công việc hàng ngày của anh là : "Đo gió, đo mưa, đo nắng, đo mây, đo chấn động mặt đất, dự báo trước thời tiết hàng ngày phục vụ sản xuất và chiến đấu". Công việc đòi hỏi phải tỉ mỉ chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao 2. Tính cách, phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên. a. Là con người thiết tha yêu cuộc sống. 0,75 - Tình cảm gắn bó, sự quan tâm, gần gũi của anh với những người xung quanh. Trò chuyện cởi mở với ông họa sĩ và cô kĩ sư. - Thông qua sách để gặp gỡ những tâm hồn khác, để đỡ cơn "thèm người". b. Là con người sống có lí tưởng, có niềm say mê và trách 0,75 nhiệm với công việc.
  7. - Rất say mê công việc đo gió, đo mưa, trên đỉnh Yên Sơn. - Chấp nhận sống và làm việc và làm việc một mình trên đỉnh núi cao mấy nghìn mét so với mực nước biển, dám đối mặt và vượt lên nỗi cô đơn vì tình yêu công việc. + Coi công việc như một người bạn "ta với công việc là đôi". + Thấy hạnh phúc khi được làm việc: Tin vào ý nghĩa công việc mình đang làm, dự báo chính xác thời tiết giúp người nông dân sản xuất, từng giúp không quân bắn rơi máy bay địch. - Tất cả đều bắt nguồn từ lí tướng đẹp của anh thanh niên. Anh thanh niên là hiện thân cho vẻ đẹp của một lớp người đang tích cực góp phần tạo dựng nên cuộc sống mới cho quê hương, đất nước. 0,75 c. Anh là người khiêm tốn, thành thực. Khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung của anh, anh từ chối bởi thấy công việc và những đóng góp của mình còn nhỏ bé, chưa thấm vào đâu so với "ông kĩ sư vườn rau dưới Sa Pa", " đồng chí nghiên cứu khoa học" đang nghiên cứu lập bản đồ sét cả niềm say mê, hào hứng, Anh nhiệt thành giới thiệu để ông họa sĩ vẽ chân dung của họ - những con người làm việc hết mình, thầm lặng, những cống hiến đáng trân trọng và khâm phục. III. Kết bài 0,5 Truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" đã khắc họa thành công hình ảnh anh thanh niên với những phẩm chất đáng quý. Anh là người sống đẹp, sống có ý nghĩa, luôn nghĩ và làm việc cho đất nước. Nhân vật anh thanh niên là lấm gương tiêu biểu của hình tượng người lao động mới trong xã hội chủ nghĩa, ngày đêm lặng thầm góp sức mình vào công việc xây dựng đất nước. d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc 0,25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ 0,25 pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. Tổng điểm 10,0
  8. Có thể thay câu 3 Câu 3. (1 điểm) Xác định lời dẫn trong đoạn trích sau và cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn, dẫn trực tiếp hay dẫn gián tiếp. Lời dẫn trong đoạn trích: a) Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy ? b) Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì ? Đáp án: Lời dẫn (a) là ý nghĩ Lời dẫn (b) là lời nói Cả hai lời dẫn đều được dẫn trực tiếp.