Tài liệu ôn thi vào cấp 3 môn Ngữ văn

docx 16 trang Hoài Anh 27/05/2022 7291
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn thi vào cấp 3 môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtai_lieu_on_thi_vao_cap_3_mon_ngu_van.docx

Nội dung text: Tài liệu ôn thi vào cấp 3 môn Ngữ văn

  1. ÁNH TRĂNG – NGUYỄN DUY ĐỀ 1. Cảm nhận của em về những khổ thơ sau: Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với biển hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỷ Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa Dàn ý: A.Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận Tham khảo Có những tác phẩm đọc xong gấp sách lại là ta quên ngay cho đến khi xem lại mới chợt nhớ là mình đã đọc rồi, nhưng cũng có những tác phẩm như dòng chảy qua tâm hồn ta để lại trong ta những ấn tượng trạm khắc trogn tâm khảm. Và “Ánh trăng ” của Nguyễn Duy cũng là một tác phẩm như thế. Trong bài thơ ấy, ấn tượng với người đọc nhất có lẽ là 2 khổ thơ đầu. B.Thân bài 1.Khái quát về tác phẩm Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy được sang tác năm 1978 – 3 năm sau ngày đất nước giành được độc lập. Khi đó nhà thơ đang sống và làm việc ở thành phố Hồ Chí Minh - nơi đô thị của cuộc sống tiện nghi hiện đại, nơi nhiều người lính trở về sau khi kết thúc những năm tháng chiến tranh gian khổ nhưng đầy ý nghĩa. Bài thơ là một lời nhắc nhở của tác giả với người đọc về đạo lí sống “Uống nước nhớ nguồn”, về lẽ sống thủy chung tình nghĩa. 2.Cảm nhận đoạn thơ Mở đầu bài thơ là dòng hồi tưởng của nhân vật trữ tình về tuổi thơ, về quãng thời gian chiến đấu giải phóng đất nước, giành lại độc lập tự do: ”Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ” 1
  2. + “Hồi” biểu thị thời gian trong quá khứ. Trong khoảng thời gian ấy con người đã có những phút giây sống chan hòa với thiên nhiên. Các hình ảnh lớn dần “đồng, sông, bể” mang nhiều ý nghĩa đặc biệt khác nhau, nhưng có một điểm chung là đều mang nét hồn nhiền trong trẻo của thời trẻ con vô tư. Cánh đồng lúa, hay cỏ hoa, lúc nào cũng ngập tràn nắng gió, ngập tràn những tâm tư dịu dàng, ngập tràn cái thanh bình, hạnh phúc. “Sông” dạt dào chảy, nước sông trong vắt “soi tóc những hàng tre”, soi bóng cả cái tâm hồn ngây thơ, đong đầy biết bao ước mơ trẻ nhỏ. “Bể” hiền hậu nhưng cũng vô cùng dữ dội, mang theo bao con sóng vỗ bờ, mang theo bao hoài bão của tuổi hồng mộng mơ. Và “đồng, sông, bể” đã gắn bó với nhân vật trữ tình, một cách thắm thiết, như người bạn thuở ấu thơ thân thương gần gũi. + Điệp từ “với” được lặp lại ba lần càng tô đậm thêm sự kết nối con người với những tươi đẹp tuổi thơ, với vầng trăng dung dị của quá khứ. -Bức tranh không gian về thiên nhiên đằm thắm ấy đã kéo theo sự vận động của thời gian, mang vầng trăng tròn đầy thời ấu thơ đi qua quãng đời chiến đấu của người lính: ”hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ” + Biện pháp nhân hóa đã được sử dụng để biến trăng thành “tri kỷ”, thành người bạn chí cốt lúc nào cũng hiểu hết về nhau. Hành quân giữa đêm, trên những nẻo đường chông gai ra mặt trận, những phiên gác giữa rừng khuya lạnh lẽo, những tối nằm yên giấc dưới màn trời đen đặc, người lính đều có vầng trang bên cạnh. Trăng ở bên, bầu bạn, cùng cảm nhận cái giá buốt nơi “Rừng hoang sương muối” cùng trải qua bao gian khổ của cuộc sống chiến đấu, cùng chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ; cùng hân hoan trong niềm vui thắng trận, cung xao xuyến, bốn chồn, khắc khoải mỗi khi người lính nhớ nhà, nhớ quê. Vầng trăng vẫn tròn đầy dù trải qua bao mưa bom bão đạn, vẫn sáng trong dù đã trải qua thời gian khó khăn nhất, tối tăm nhất: ”Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ” Vầng trăng ngày ấy mới đẹp làm sao! Phép liên tưởng đầy tính nghệ thuật “trần trụi với thiên nhiên” cho ta thấy rõ hơn vẻ đôn hậu hiền hòa của ánh trăng. Đó cũng chính là hình ảnh con người lúc bây giờ: không giả tạo, giả dối, không lọc lừa nhỏ nhen, không có những toan tính thiệt hơn, những đố kị ghen ghét. Trong sáng vô tư như tuổi thơ, chân thành và thật thà như nhiệt huyết sục sôi của người lính trẻ_ cách so sánh trăng với vẻ hồn nhiên như cây cỏ của nhà thơ Nguyễn Duy đã đem lại cho ta ấn tượng đó về ánh trăng quá khứ. “Cây cỏ”_những sự vật tưởng chừng vô tri giác nhưng lại mang một hàm ý lớn lao: cây cỏ tạo ra 2
  3. dưỡng khí giúp ích cho đời, sống cuộc sống hồn nhiên, không chen lấn giành giật với đời, không nghi kị xảo trá mà tự nhiên, chan hòa với mọi người mọi vật. Vầng trăng của ngày ấy thật tự nhiên, không giấu, không che đậy, gần gũi hoang sơ như dáng vóc mộc mạc của người lính, tỏa sáng vằng vặc, đẹp đến nỗi nhân vật trữ tính – người lính đã phải nói rằng: ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa + Từ “ngỡ” ở đây không dưng lại làm ta hình dung rõ cái mầm mống, cái dự báo của sự lãng quên. Lãng quên cái vầng trăng tròn ắp đầy tình nghĩa, hoang sơ mộc mạc như cây cỏ, chân chất đôn hậu như người chiến sĩ đã trải lòng mình ra với thiên nhiên. + Đoạn thơ cũng diễn tả một cách rõ nét những nỗi đau trong lòng con người: Lúc nào cũng nghĩ là mình sẽ nhớ, cũng khăng khăng sẽ khắc sâu vào tâm tưởng nhưng rồi tự bao giờ, ta đã không thể cùng ánh trăng tình nghĩa kia đi trọn kiếp người được nữa. Bởi vì nó đã bị ta bỏ lại đằng sau, cùng với những kỉ niệm đáng nhớ của một thời xưa cũ ấy_ ta đã quên. Ý thơ lay động tâm hồn, thức tỉnh lương tâm những kẻ vô tình, gợi nhắc về cái “vầng trăng tình nghĩa”, về biểu tượng đẹp của một thời quá khứ hào hùng. 3. Đánh giá: NT+ ND Như vậy, bằng biện pháp tu từ điệp ngữ, so sánh, nhân hóa và các từ ngữ, hình ảnh chọn lọc, hai khổ thơ đầu của bài thơ đã giúp người đọc cảm nhận được trọn vẹn ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng trong quá khứ. Trong quá khứ, trăng ko chỉ là thiên nhiên hồn hậu,trữ tình mà còn là người bạn của tuổi thơ, là tri kỉ của người lính trong những năm tháng chiến tranh gian khổ. Vầng trăng ấy đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc đời của nhân vật trữ tình mà chính anh cũng nghĩ rằng không bao giờ quên được. Mỗi vần thơ của Nguyễn Duy được cất lên, ta lại cảm nhận được sự trân trọn của ông dành cho thiên nhiên nghĩa tình, cho quá khứ vẹn nguyên đẹp đẽ. Tình cảm cao đẹp ấy thật đáng trân trọng. C. Kết bài - Đánh giá chung về đoạn thơ - Đoạn thơ khơi gợi trong em những tình cảm, trách nhiệm gì? Em học được bài học gì? Đề 2 3
  4. Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh: “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kể này kể nọ, Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen, Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn, Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng Dàn ý: A.Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận Tham khảo: Trong cuộc sống, con người ta luôn có lúc gặp phải những gian lao, trắc trở. Chính trong những năm tháng khó khăn, gian khổ ấy, chúng ta sẽ nhận ra được những giá trị tinh thần vô cùng thiêng liêng và đáng quý. Những giá trị ấy, những kỉ niệm ấy sẽ tạo nên sức mạnh nâng đỡ bước chân ta trong suốt cuộc đời dài. Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt đã soi sáng chân lí giản đơn ấy. Hình ảnh “bếp lửa” đã khơi nguồn hồi tưởng của tác giả những năm tháng sống bên bà, cùng bà nhóm lên ngọn lửa nồng ấm của tuổi thơ, để người đọc biết bao thế hệ cùng rung cảm với một bản trường ca về tình bà cháu. Trong bài thơ ấy, ấn tượng với người đọc nhất có lẽ là khổ thơ thứ 4 và thứ 5 của tác phẩm B.Thân bài 1. Khái quát hoàn cảnh ra đời, nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tham khảo: . Bài thơ “Bếp lửa” được sáng tác năm 1963, khi tác giả 19 tuổi và đang học ngành Luật ở Liên Xô. Tác phẩm viết theo thể thơ tự do và được đưa vào tập thơ “Hương cây – Bếp lửa”, tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ. Bằng sự kết hợp hài hòa giữa biểu cảm với tự sự, miêu tả và nghị luận, bài thơ đã xây dựng hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà và là điểm tựa khơi gợi mọi cảm xúc và suy nghĩ về tình bà cháu. 2. Cảm nhận đoạn thơ 2.1. Nhắc lại nội dung của phần trước Tham khảo: Ở 4 khổ thơ đầu, bằng biện pháp tu từ điệp ngữ và các từ ngữ, hình ảnh chọn lọc, BV đã giúp người đọc cảm nhận được trọn vẹn tình bà cháu thiêng liêng sâu 4
  5. đậm. Từ hình ảnh một bếp lửa, nhà thơ nhớ về bà và những kỉ niệm sống bên bà để từ đó bộc lộ niềm yêu thương, sự thấu hiểu, lòng biết ơn đến người bà của mình và cũng là với quê hương đất nước. Và tình cảm ấy tiếp tục được bộc lộ ở khổ thơ tiếp theo. 2.2. Kỉ niệm về những năm chiến tranh tàn phá Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh : “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ, Cứ bảo nhà vẫn được bình yên !” + Chiến tranh đã gây ra bao đau thương, mất mát, tàn phá khắp mọi nơi trên đất nước ta, cướp đi của con người tất cả mọi thứ. Chính chiến tranh đã gây nên bi kịch của tình cha con trong “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, khơi dậy những vần thơ vang tiếng căm thù của những nhà thơ cách mạng Nhưng với Bằng Việt, cũng từ đó mà ông mới cảm nhận được vẻ đẹp trong góc khuất của tâm hồn bà. + Câu thơ với động từ “cháy” được lặp lại, từ ghép “tàn rụi” được tách ra khiến hiện thực thời chiến không chỉ lấp đầy câu thơ mà còn tràn ngập khắp không gian ký ức. Trong từ láy “lầm lụi” hiện lên dáng hình của những con người phải chịu đau thương, mất mát, làm cả câu thơ như trĩu xuống. + Và nổi bật lên là hình ảnh người bà với một sức sống mãnh liệt và nghị lực bền bỉ. Từ láy “đinh ninh” diễn tả một điều gì đó chắc chắn từ trong tâm khảm, một lời nói nhẹ nhàng mà vẫn mạnh mẽ, trái ngược hẳn với quang cảnh “lầm lụi” xung quanh. Dẫu túp lều tranh đã bị đốt rụi, nơi nương thân của hai bà cháu không con, bà vẫn đứng vững, chống chọi với tất cả nghịch cảnh để dắt cháu vượt qua khó khăn. Chính từ sự “vững lòng” ấy mà người đọc cảm nhận được góc khuất trong tâm hồn bà, nơi ẩn giấu lòng yêu nước và tấm lòng hy sinh của người phụ nữ ấy. + Lời bà dặn cháu thật nôm na nhưng vô cùng chân thực và cảm động – hậu phương có gian khổ, thiếu thốn, nhớ nhung, mất mát, cách mấy vẫn phải giấu đi, nén lại trong lòng cho tiền tuyến được an lòng. Bà không chỉ thương con thương cháu mà còn vô cùng ân cần, chu đáo, hiểu được tâm trạng của người con đang đi chiến đấu. + Tác giả - và cũng là đứa cháu – đã thật tinh tế và nhạy cảm khi thể hiện được hạt ngọc ẩn kín trong tâm hồn người bà. Bà không còn là của riêng Bằng Việt nữa mà đã hòa cùng vào biết bao người phụ nữ Việt Nam khác, những con người cần 5
  6. mẫn, giàu đức hy sinh, là chỗ dựa tinh thần lớn lao cho tiền tuyến, góp một phần vô cùng quan trọng vào chiến thắng chung của nhân dân. Mạnh mẽ là vậy nhưng trong hình ảnh bà vẫn có cái hồn giản dị, tự nhiên vốn có. + Trong suốt cả bài thơ, chỉ có ở ba câu thơ cuối khổ bốn người đọc mới được tiếp xúc trực tiếp với bà. Với cách nói bình dị, mộc mạc (“kể này, kể nọ”, “cứ bảo” ), bà hiện lên thật gần gũi, thân thương, khiến ta có cảm giác như được nghe tiếng nói của chính bà mình vậy. Ngay cả cái cách bà gọi cháu là “mày” cũng thể hiện một sự thương yêu, trìu mến vô bờ, một cách gọi vô cùng dân dã. =>Những câu thơ không cầu kì, gọt giữa hay có nghệ thuật đặc biệt gì cả, chỉ giản dị đến chân thành như lời nói của bà. Nhưng từ đó, tấm lòng người bà ấy hiện lên mênh mông như biển cả, lặng sóng thôi nhưng bát ngát tình thương con thương cháu và sâu thẳm với một nghị lực vô cùng bền vững. 2.3. Hình ảnh bếp lửa chuyển thành ngọn lửa tinh thần Vì sao mà tấm lòng người bà chứa đựng được biết bao điều như vậy ? Vì trong tấm lòng đó luôn âm ỉ một ngọn lửa tinh thần: Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng + “Rồi sớm rồi chiều” ẩn chứa cả một dòng thời gian âm ỉ, dai dẳng mang theo cả cuộc đời bà, mang theo bao tâm tình của đứa cháu phương xa. + Từ hình ảnh bếp lửa cụ thể, tác giả đã nâng lên thành “ngọn lửa” mang ý nghĩa khái quát, tượng trưng. “Bếp lửa” với những ấm áp, giản dị của tình cảm gia đình, của tình bà cháu đã bùng lên thành “ngọn lửa” của niềm tin và sức sống cho các thế hệ mai sau. Hình ảnh ấy được lặp lại hai lần trong điệp từ “một ngọn lửa” càng khẳng định đó chính là cội nguồn của bao yêu thương, của những tần tảo hy sinh nơi bà. Trong hình ảnh “lòng bà luôn ủ sẵn”, người đọc cảm nhận được một ngọn lửa không bao giờ tắt qua năm tháng, một ngọn lửa bất diệt từ trong chính trái tim bà. + Lời thơ thủ thỉ, dịu êm mà sao tiếng lòng của thi sĩ như có sức mạnh thần kì làm người đọc thấy trong tim mình như có lửa bùng lên. Từ láy “dai dẳng” như càng tiếp thêm cho sự bền bỉ, lan tỏa của hình ảnh ấy. Đến nỗi tới bây giờ “ngọn lửa chứa niềm tin ấy” vẫn còn cháy trong cháu, mang theo bao cảm xúc không thể nói hết được mà phải dùng đến một dấu chấm lửng, để lại bao suy ngẫm trong lòng độc giả. Bà không để lại cho con cháu những giá trị vật chất thông thường mà là một điều quý giá hơn gấp bội : ngọn lửa của sự sống. Khái quát lên, bà là hiện thân cho vẻ đẹp thiêng liêng của người giữ lửa, truyền lửa. 3. Đánh giá lại nội dung và nghệ thuật của cả đoạn 6
  7. Có thể nói rằng qua đoạn thơ trên, bằng việc sáng tạo nhiều hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng, đặc biệt là hình ảnh ngọn lửa; thể thơ tám chữ phù hợp với cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm; Bằng Việt đã để lại trong người đọc chúng ta tình bà cháu vô cùng cao đẹp. Tình cảm ấy là sự khởi đầu của tình yêu thương con người, tình yêu đất nước. Ngọn lửa của tình bà theo suốt những năm tháng cuộc đời nhà thơ, nuôi dưỡng, ấp ủ, chở che, mang đến cho cháu nghị lực.Ngọn lửa ấy sưởi ấm tấm lòng nhà thơ cũng như mỗi người đọc chúng ta. C. Kết bài - Đánh giá chung về đoạn thơ - Đoạn thơ khơi gợi trong em những tình cảm, trách nhiệm gì? Em học được bài học gì? MỤC LỤC STT PHẦN I. VĂN HỌC TRUNG ĐẠI ĐỀ 1. Cảm nhận của em về vẻ đẹp và số phận của nhân vật Vũ Nương 1 trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ Đề 2: Số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến thông qua nhân 2 vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” Đề 3: Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích sau: “ Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, . 3 .Ngước mắt cảnh vật vẫn còn như cũ, mà lòng người đã nhuộm mối tình muôn dặm quan san.” 4 đề (Chuyện người con gái Nam Xương – SGK Ngữ văn 9 tập 1) Đề 4: Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương qua đoạn trích sau: “ Chàng quỳ xuống đất vâng lời dạy. Nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng mà rằng: 4 Bà cụ nói xong thì mất, nàng hết lời thương xót, phàm việc và cay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình." ĐỀ 1. Hình tượng vua Quang Trung qua đoạn trích hồi thứ 14 của 5 1 đề “Hoàng Lê nhất thống chí” 7
  8. Đề 1: Cảm nhận của em về nhan sắc và tài năng của Thúy Kiều trong đoạn thơ sau: 6 Kiều càng sắc sảo mặn mà, 2 dề Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân. Đề 2. Cảm nhận về vẻ đẹp nhan sắc của hai chị em Thúy Kiều trong 7 đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” Đề 1:Cảm nhận của em về cảnh ngộ và nỗi niềm của Thúy Kiều trong đoạn thơ sau: 8 “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng” 2đề Đề 2. Cảm nhận của em về nỗi lòng của Thúy Kiều trong đoạn thơ sau: 9 Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, . Có khi gốc tử đã vừa người ôm. 10 Đề 1. Truyện lục vân tiên 1 đề 11 PHẦN II. THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM Đề 1. Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “Quê hương anh nước măn đồng chua 12 Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. 5 đề Đồng chí! (Ngữ văn 9, tập I, tr.128-129, NXB Giáo dục 2016) 13 Đề 2: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: 8
  9. “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.” (Ngữ văn 9, tập I, tr.128-129, NXB Giáo dục 2016) Đề 3. Có ý kiến cho rằng: Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu là một tượng đài tráng lệ, cao cả, thiêng liêng về người chiến sĩ trong những 14 năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Em hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ ý kiến. Đề 4. Viết 1 đoạn văn nêu cảm nhận về 3 câu thơ cuối “Đêmnay rừng hoang sương muối 15 Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo”. Đề số 5: Phân tích vẻ đẹp của người lính qua hai bài thơ: “Đồng chí” 16 và “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Đề 1. Cảm nhận của em về đoạn thơ sau Không có kính không phải vì xe không có kính 17 Như sa, như ùa vào buồng lái (Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật) Đề 2. Cảm nhận của em về vẻ đẹp của những người lính lái xe trong đoạn thơ sau 3 đề 18 Không có kính, ừ thì có bụi, . Lại đi, lại đi trời xanh thêm. Đề 3. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật đã tái hiện một cách đầy đủ và trọn vẹn sự khốc liệt của những năm tháng 19 chiến tranh chống Mĩ đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh” 9
  10. Từ những cảm nhận của em về khổ thơ sau, hãy làm sáng tỏ nhận định trên: Không có kính không phải vì xe không có kính Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim”. ((Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật) ĐỀ 1:Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Mặt trời xuống biển như hòn lửa 20 . Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi! (Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận) Đề 2. Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Thuyền ta lái gió với buồm trăng 21 . Nuôi lớn đời ta tự buổi nào. 5 đề Đề 3. Cảm nhận của em về hai khổ thơ cuối trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. 22 Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng, Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. Đề 4: hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ “đoàn thuyền đánh cá” 23 Đề 5: vẻ đẹp của con người lao động trong bài thơ “đoàn thuyền đánh cá” BẾP LỬA – BẰNG VIỆT 24 4 đề Đề 1. Cảm nhận của em về đoạn thơ sau 10
  11. Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa? Đề 2: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi 25 Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng Đề 3. Cảm nhận của em về tình bà cháu trong đoạn thơ sau: Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa 26 - Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa? Đề 4. Cảm nhận của em về hình ảnh người bà trong bài thơ “Bếp lửa” 27 của Bằng Việt ÁNH TRĂNG – NGUYỄN DUY ĐỀ 1. Cảm nhận của em về những khổ thơ sau: 28 Hồi nhỏ sống với đồng . cái vầng trăng tình nghĩa Đề 2 Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: 4 đề 29 Từ hồi về thành phố . như là sông là rừng Đề 3. Cảm nhận về chiều sâu suy ngẫm trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy thông qua đoạn thơ sau: 30 Ngửa mặt lên nhìn mặt đủ cho ta giật mình 11
  12. Đề 4: Suy nghĩ của em về hình ảnh con người đối diện với vầng trăng trong hai đoạn thơ sau: Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. (Trích Đồng chí, Chính Hữu, Ngữ văn 9, Tập 1,trang 129, NXB Giáo dục 2009) 31 Ngửa mặt lên nhìn mặt đủ cho ta giật mình. (Trích Ánh trăng, Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, Tập 1,trang 165, NXB Giáo Dục ) MÙA XUÂN NHO NHỎ - THANH HẢI ĐỀ 1. Bài thơ “Mùa xuân nhỏ nhỏ” chính là những cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên, của đất nước. Em hãy làm sáng 32 tỏ ý kiến trên qua việc phân tích 3 khổ thơ đầu của bài thơ: Mọc giữa dòng sông xanh . Cứ đi lên phía trước. 2 đề Đề 2: Cảm nhận về ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải trong hai khổ thơ sau: 33 Ta làm con chim hót Nhịp phách tiền đất Huế (Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục ) 12
  13. VIẾNG LĂNG BÁC – VIỄN PHƯƠNG Đề 1. Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: 34 Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác . Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân Đề 2. Cảm nhận của em về những khổ thơ sau: 4 đề 35 Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này 36 Đề 3: Cảm nhận về 2 khổ thơ đầu 37 Đề 4: Cảm nhận về 2 khổ cuối SANG THU – HỮU THỈNH ĐỀ 1. Cảm nhận của em về bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh: Bỗng nhận ra hương ổi Trên hàng cây đứng tuổi. 38 ( Ngữ văn 9, tập 2) ĐỀ 1. Cảm nhận của em về những điều cha nói với con trong đoạn thơ sau: Chân phải bước tới cha . Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời. ĐỀ 2. Cảm nhận của em về những điều cha nói với con trong đoạn thơ sau: 39 Người đồng mình thương lắm con ơi Nghe con. 40 PHẦN III. TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM LÀNG – KIM LÂN 41 4 đề Đề 2: Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau: 13
  14. Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi: - Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai? Mỗi lần nói ra được đôi câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông cũng vơi đi được đôi phần. (Trích Làng - Kim Lân, Ngữ văn lớp 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.169 - 170) Đề 2 Đề bài: Cảm nhận về nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau: Dứt lời ông lão lại lật đật đi thẳng sang bên gian bác Thứ. 42 Chưa đến bực cửa ông lão đã bô bô: Cũng chỉ được bằng ấy câu, ông lão lại lật đật bỏ đi nơi khác. (Trích Làng - Kim Lân, Ngữ văn lớp 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.169 - 170) Đề 3: Cảm nhận của em về tâm trạng của nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau: Cổ ông lão nghẹn ắng hằn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, 43 tưởng như đến không thở được. - Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này. (Làng – Kim Lân) ĐỀ 4. Truyện ngắn “làng” của Kim Lân gợi cho em những suy 44 nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp? LẶNG LẼ SA PA 45 ĐỀ 1. Cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Sapa trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của nhà văn Nguyễn Thành Long ĐỀ 2. 3 đề Cảm nhận về anh thanh niên trong đoạn trích sau: 46 Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: . 14
  15. - Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ. Đề 3: Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích sau: 47 “Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa – Người con trai bất chợt quyết định – Bác lái xe chỉ Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được. CHIẾC LƯỢC NGÀ Đề 1: Phân tích tình cảm của ông Sáu dành cho con gái qua đoạn trích dưới đây 48 [ ] Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà . Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh. Đề 2: Cảm nhận của em về đoạn văn sau: Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. - Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con! 49 6 đề Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa. ( Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục) Đề 3 : Phân tích diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu trong đoạn 50 trích truyện Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Đề 4: Cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu trong đoạn Chiếc lược 51 ngà của Nguyễn Quang Sáng. Đề 5: Suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong chiến tranh qua 52 truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. Đề 5: Đề bài: Sự khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình - tình 53 cha con - qua hai tác phẩm: “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng và “Nói với con” của Y Phương. 15
  16. Đề 6: Phân tích sự thay đổi tâm trạng của bé Thu trong đoạn trích sau: ( ) Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào 54 - Ba đi rồi ba về với con còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay a nắm lấy trái tim tôi. (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà, Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019) NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI – LÊ MINH KHUÊ Đề 1: Nêu cảm nhận của em về nhân vật Phương Định đoạn trích sau: 55 1 đề “ Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật .Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng. (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi, Ngữ văn 9, tập hai, trang 117-118) 56 Đề 1: Cảm nhận nhân vật Phương Định trong truyện ngắn "Những 1 đề ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê. Đề 1: Vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước qua hai nhân vật: anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn 57 Thành Long) và Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi 1 đề (Lê Minh Khuê). Đề 1: Cảm nhận của em về nhân vật Phương Đinh trong đoạn văn sau: Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ 58 hát. Tôi mê hát. Thực tình trong suy nghĩ của tôi, 1 đề những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ. 16