Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng giáo dục và đào tạo Cam Lộ (Có đáp án)

doc 5 trang thaodu 3080
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng giáo dục và đào tạo Cam Lộ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_201.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng giáo dục và đào tạo Cam Lộ (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỀ CHÍNH THỨC Năm học 2017 – 2018 Khóa ngày 27/10/2017 Môn thi: Ngữ văn 9 Thời gian 120 phút (không kể thời gian giao đề) A- ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! (Tố Hữu. Khi con tu hú) a. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ. b. Câu thơ Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! thuộc kiểu câu gì? Nêu chức năng của kiểu câu đó. c. Tâm trạng nhân vật trữ tình khi nghe tiếng tu hú kêu ở đoạn đầu và đoạn cuối bài thơ khác nhau như thế nào? B- LÀM VĂN Câu 1: (4.0 điểm) Trong bài thơ Một khúc ca xuân, nhà thơ Tố Hữu viết: Nếu là con chim, chiếc lá, Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh. Lẽ nào vay mà không trả Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình? Em hãy viết một văn bản ngắn nêu suy nghĩ của mình về lẽ sống được thể hiện trong bốn câu thơ trên. Câu 2: (10 điểm) Có ý kiến cho rằng: Đọc một tác phẩm văn chương, sau mỗi trang sách, ta đọc được cả nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về số phận con người. Dựa vào hai văn bản Lão Hạc (Nam Cao) và Cô bé bán diêm (An - đéc - xen), em hãy làm sáng tỏ nỗi niềm đó. Hết
  2. PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Môn thi: Ngữ văn Năm học 2017 – 2018 A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo căn cứ vào nội dung triển khai và mức độ đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng để cho từng ý điểm tối đa hoặc thấp hơn. - Điểm toàn bài là tổng số điểm của ba câu, không làm tròn số, điểm lẻ đến 0.25. - Cần khuyến khích những bài viết có lập luận chặt chẽ, văn viết sáng tạo, giàu cảm xúc, trình bày sạch đẹp, chuẩn chính tả. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ A- ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Nội dung yêu cầu Điểm a. Bài thơ được viết trong tháng 7/1939 khi Tố Hữu đang bị thực dân 1.0 Pháp bắt giam trong nhà lao Thừa Phủ. b. Kiểu câu: cảm thán 1.0 Chức năng: bộc lộ cảm xúc (bực bội, ngột ngạt, muốn phá tan xiềng 1.0 xích). c. Tâm trạng nhân vật trữ tình: - Đoạn đầu: Tiếng tu hú kêu báo hiệu mùa hè -> niềm hân hoan trước 1.5 mùa hè sôi động. - Đoạn cuối: Tiếng tu hú kêu như âm thanh thúc giục hành động -> tâm 1.5 trạng uất ức, bực tức, đau khổ khi bị giam cầm uổng phí và khát khao phá tan bức tường nhà giam ngột ngạt để trở về với cuộc sống tự do. Tổng điểm 6.0 B- LÀM VĂN Câu 1: (4.0 điểm) Nội dung yêu cầu Điểm I. Yêu cầu về kĩ năng - Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận. - Bài làm có bố cục chặt chẽ, rõ ràng, hoàn chỉnh; kết cấu hợp lí - Hành văn mạch lạc, trôi chảy; diễn đạt trong sáng; không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, dùng từ, đặt câu.
  3. II. Yêu cầu về nội dung và cách cho điểm (Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo một số ý cơ bản mang tính định hướng dưới đây) a. Mở bài Giới thiệu vấn đề nghị luận: 0.5 Lẽ sống đẹp: sống không chỉ là nhận về, là hưởng thụ mà phải sống có ích, biết cho đi, biết cống hiến, trao tặng. b. Thân bài - Lẽ sống đẹp: + Sống có ích (chim phải hót, lá phải xanh) + Sống có vay có trả: +) "vay", "nhận": được thừa hưởng thành quả của người khác, của 2.0 xã hội. +) "trả", "cho": xây dựng, bảo vệ, phát huy thành quả; biết chia sẻ, cống hiến, hi sinh. - Biểu hiện ngược lại của lẽ sống đẹp: sống ích kỉ, lười biếng * Bài học giáo dục: - Khích lệ mọi người biết sống cống hiến cho xã hội, cho đất nước. 0.5 - Phê phán lối sống hưởng thụ, ích kỉ, thiếu trách nhiệm. * Liên hệ mở rộng: (trong văn học, trong cuộc sống) 0.5 c. Kết bài - Khẳng định lại ý nghĩa của đoạn thơ. 0.5 - Liên hệ bản thân Tổng điểm 4.0 Câu 2: (10 điểm) Nội dung yêu cầu Điểm I. Yêu cầu về kĩ năng - Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận. - Bài làm có bố cục chặt chẽ, rõ ràng, hoàn chỉnh; kết cấu hợp lí - Hành văn mạch lạc, trôi chảy; diễn đạt trong sáng; không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, dùng từ, đặt câu. II. Yêu cầu về nội dung và cách cho điểm (Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo một số ý cơ bản mang tính định hướng dưới đây)
  4. 1. Mở bài - Dẫn dắt vấn đề - Giới thiệu vấn đề nghị luận: nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về 1.0 số phận con người. - Giới hạn phạm vi dẫn chứng: hai văn bản Lão Hạc và Cô bé bán diêm. 2. Thân bài a. Giải thích nhận định Qua tác phẩm, tác giả thể hiện tình cảm thương yêu trân trọng, thương 0.5 xót, day dứt đối với những số phận bất hạnh, khốn cùng. b. Nỗi niềm của tác giả thể hiện qua hai văn bản 3.0 * Truyện ngắn Lão Hạc: - Băn khoăn, trăn trở về số phận bần cùng của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám: + Nhân vật lão Hạc: có phẩm chất tốt đẹp (tình nghĩa, thủy chung, trung thực, tự trọng, nhân hậu, thương con sâu sắc ), nhưng số phận bất hạnh, khốn cùng (vợ chết, con trai không có tiền cưới vợ nên phẫn chí bỏ đi làm phu đồn điền cao su, đói khổ, túng quẫn, chết đau đớn ) + Nhân vật con trai lão Hạc: số phận không lối thoát của tầng lớp thanh niên nông thôn. - Băn khoăn, trăn trở về số phận người trí thức nghèo: nhân vật ông giáo có học, nhân hậu (đồng cảm, xót xa trước tình cảnh và nhân cách lão Hạc ) nhưng phải sống nghèo túng. *Truyện Cô bé bán diêm: Băn khoăn, trăn trở về số phận của trẻ em nghèo, bất hạnh trong xã hội: 2.5 - Sống nghèo khổ (sống "chui rúc trong một xó tối tăm","trên gác sát mái nhà", giữa đêm giao thừa giá rét nhưng vẫn phải đầu trần, chân đất, bụng đói lang thang ngoài phố bán diêm kiếm sống ). - Thiếu tình thương (mẹ chết, bà nội qua đời, sống với bố nhưng không được yêu thương). c. Liên hệ, mở rộng (trong văn học, trong cuộc sống) 1.0 d. Nhận định, đánh giá chung - Giá trị hiện thực: khắc họa những số phận bi kịch trong xã hội. 0.5 - Giá trị nhân đạo: đồng cảm, thương yêu, chia sẻ. 0.5 3. Kết bài 1.0 Khẳng định, khái quát vấn đề Tổng điểm 10 Lưu ý:
  5. – Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. – Giáo viên mạnh dạn cho điểm tối đa đối với các bài viết sáng tạo, chú ý đến diễn đạt, hành văn, trình bày đẹp, khoa học . Hết