Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội (Có đáp án)

docx 2 trang thaodu 4081
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2019_2.docx

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TỤYỂN SINH LỚP 10 THPT HÀ NỘI NĂM HỌC 2019- 2020 ĐỂ CHÍNH THỨC Môn thi : NGỮ VĂN Ngày thi : 2 tháng 6 năm 2019 Thời gian làm bài : 120 phút (Đề thi gồm 01 trang) Phần I (7.0 điểm) Mùa thu luôn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng góp vào đề tài này thi phẩm Sang thu sâu lắng. 1. Bài thơ Sang thu được sáng tác theo thể thơ nào? Ghi tên hai tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết theo thể thơ đó. 2. Trong khổ đầu, tác giả đã đón nhận thu về với “hương ổi”, “gió se”, “Sương chùng chình” bằng những giác quan nào? Cũng trong khổ thơ này các từ “bỗng” và “hình như” giúp em hiểu gì về cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ? 3. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ nhân hóa trong câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ”. 4. Khép lại bài thơ, Hữu Thinh viết: “Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi” (Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục ỵiệt Nam, 2018) Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp-phân tích-tổng hợp, em hãy làm rõ những cảm nhận tinh tế và sâu sắc của tác giả ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng câu bị động và câu có thành phần cảm thán (Gạchch dưới một câu bị động và một thành phân cảm thán). Phần II (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới : “Có người nói thành đạt là do gặp thời, có người lại cho là do hoàn cảnh bức bách, có người cho là do có điều kiện được học tập, có người lại cho là do có tài năng trời cho. Các ý kiến đó mỗi ý chỉ nói tới một nguyên nhân, mà lại đều là nguyên nhân khách quan, họ quên mất nguyên nhân chủ quan của con người. Thật vậy. Gặp thời tức là gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng sẽ qua đi. Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng; chán nản, thối chỉ ; có người lại gồng mình vượt qua.” (Nguyên Hương, Trò chuyện với bạn trẻ, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018) 1. Xác định một phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn in nghiêng ở trên và chỉ rõ từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết. 2. Theo tác giả, khi gặp “hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục”, con người có những cách ứng xử nào ? 3. Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiên : Phải chăng hoàn cảnh khó khăn cũng là cơ hội để mỗi người khám phá khả năng của chính mình ? Hết Ghi chú: Điểm phần I : 1 (1.0 điểm); 2 (1.5 điểm); 3 (1.0 điểm); 4 (3.5 điểm) Điểm phần II: 1 (0.5 điểm); 2 (0.5 điểm); 3 (2.0 điểm)
  2. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm ĐÁP ÁN I 1 - Bài thơ Sang thu được sáng tác theo thể thơ năm chữ. 0.5 - Hai tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 9 cùng viết theo thể thơ này là Ánh trăng của Nguyễn 0.5 Duy và Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải. 2 - Trong khổ thơ đầu, tác giả đón nhận thu về với “hương ổi” bằng khứu giác, “gió se” bằng xúc giác và 0.5 “sương chùng chình” bằng thị giác. - Từ “bỗng” cho thấy cảm giác bất ngờ, ngỡ ngàng, ngạc nhiên. Từ “hình như” như một sự phỏng đoán, 1.5 chưa rõ ràng, còn mơ hồ của nhà thơ trước giây phút giao mùa của đất trời. 3 Câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ” sử dụng phép tu từ nhân hoá qua từ láy “chùng chình” có tác dụng: 1.0 - Gợi tả màn sương mỏng, mềm mại, giăng đầy đường thôn ngõ xóm đang chuyển động nhẹ nhàng, thong thả như cố tình chậm lại. - “Sương” ở đây dường như cũng mang dáng vẻ, tâm trạng của con người lúc sang thu, cố ý chậm lại để cảm nhận khoảnh khắc giao mùa. 4 *Hình thức: - Đoạn văn đảm bảo dung lượng: 12 câu 0.25 - Hình thức lập luận: tổng hợp - phân tích - tổng hợp; không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả, ngữ pháp. 0.25 - Có sử dụng câu bị động và câu có thành phần cảm thán. 0.5 *Nội dung: làm rõ “Cảm nhận tinh tế và sâu sắc của tác giả trong khổ cuối của bài thơ Sang thu” -Cảm nhận tinh tế của tác giả về sự thay đổi của thiên nhiên: 1.0 Hình ảnh “nắng”, “mưa”, “sấm” đi cùng với từ ngữ chỉ mức độ, thể hiện những cảm nhận tinh tế của tác giả trước sự thay đổi của cảnh vật lúc sang thu. - Cảm nhận tinh tế của tác giả về con người và cuộc đời: 1.5 Từ những hình ảnh quen thuộc, tác giả đã tạo nên những hình ảnh ẩn dụ sấm và hàng cây đứng tuổiđể thể hiện suy ngẫm, chiêm nghiệm sâu sắc. + Con người từng trải sẽ vững vàng trước những “giông bão” của cuộc đời. + Đất nước vừa đi qua mưa bom bão đạn, cuộc sống của con người thay đổi, con người cần bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. II 1 - Trong hai câu văn in nghiêng có sử dụng các phép liên kết: phép thế, phép nối. 0.5 - Từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết: + Phép thế: “hoàn cảnh ấy” thay thế cho cụm từ “Hoàn cảnh bức bách”. + Phép nối: từ nối “Nhưng”. Học sinh chỉ cần xác định được một phép liên kết và từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết. 2 Theo tác giả, những cách ứng xử của con người khi gặp “hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục” là: 0.5 - Bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí. - Gồng mình vượt qua. 3 *Về hình thức: văn bản có dung lượng 2/3 trang giấy, đúng ngữ pháp, ngôn ngữ diễn đạt trong sáng, dễ 0.5 hiểu, không mắc lỗi chính tả. Khuyến khích đoạn văn có những sáng tạo riêng. *Về nội dung: Hoàn cảnh khó khăn là cơ hội để mỗi người khám phá khả năng của chính mình. b. Triển khai vấn đề - Giải thích: Hoàn cảnh khó khăn là những cản trở, trở ngại của các nhân tố khách quan có ảnh hưởng đến 0.25 con người. Đặt mình trong hoàn cảnh ấy con người có điều kiện khám phá năng lực bản thân (khát vọng, ý chí, ưu nhược điểm ) từ đó dần trưởng thành, hoàn thiện. - Chứng minh: Sử dụng lý lẽ, dẫn chứng xác thực chân lý trên là đúng. VD: Hồi đi học, sức học của 0.75 Einstein rất kém, đuối hơn nhiều so với các bạn bè khác. Thầy Hiệu trưởng quả quyết với cha cậu rằng “thằng bé này mai sau lớn lên sẽ chẳng làm được gì đâu”. Những lời giễu cợt và sự trêu đùa ác ý của mọi người xung quanh khiến cho cậu bé Einstein rất buồn tủi. Cậu trở nên sợ phải đến trường, sợ phải đối mặt với các thầy cô và bạn bè. Cậu cũng cho rằng mình đúng là đứa trẻ ngốc nghếch thật sự. Einstein rất hay nêu ra những câu hỏi lạ lùng, thậm chí có phần quái dị, chẳng hạn như: Tại sao kim nam châm lại chỉ về hướng Nam? Thời gian là gì? Không gian là gì? Mọi người đều cho rằng cậu bé này là người đầu óc có vấn đề. Nhưng họ không ngờ rằng, chính những câu hỏi có vấn đề ấy của cậu bé đã giúp Einstein có được thành công sau này. - Bàn luận mở rộng: 0.25 + Phê phán thái độ sống nhu nhược, dễ khuất phục trước khó khăn. + Phê phán thái độ sống đổ lỗi cho hoàn cảnh. - Rút ra bài học nhận thức và hành động. 0.25