6 Đề gợi ý thi học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9

docx 7 trang thaodu 2780
Bạn đang xem tài liệu "6 Đề gợi ý thi học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docx6_de_goi_y_thi_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_9.docx

Nội dung text: 6 Đề gợi ý thi học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9

  1. KỲ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I KHỒI LỚP 9 MÔN THI: NGỮ VĂN 9 ĐỀ THI GỢI Ý Thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao phát đề ĐỀ 1 Câu 1. Cho câu thơ: “Ngày xuân con én đưa thoi,” a. Em hãy viết tiếp ba câu thơ tiếp theo câu thơ trên để hoàn chỉnh đoạn thơ. b. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả, tên đoạn trích thơ. c. Nêu vị trí đoạn trích, nội dung đoạn thơ. Bốn câu thơ đầu trong đoạn thơ trên gợi lên vẻ đẹp gì của mùa xuân? Câu 2. Từ mặt trong các câu sau, từ nào dùng theo nghĩa gốc, từ nào dùng theo nghĩa ẩn dụ, từ nào dùng theo nghĩa hoán dụ? a. Người quốc sắc, kẻ thiên tài, Tình trong như đã, mặt ngoài còn e. b. Sương in mặt, tuyết pha thân, Sen vàng lãng đãng như gần như xa. c. Làm cho rõ mặt phi thường, Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia. d. Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Câu 3. Trình bày cảm nhận của em về thân phận và vẻ đẹp của người phụ nữ dưới chế độ thời phong kiến qua nhân vật Vũ Nương trong truyện Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Từ đó em có nhận xét gì về người phụ nữa thời xưa và người phụ nữ thời nay? Câu 4. Khám phá vẻ đẹp tình cha con thiêng liêng qua đoạn trích truyện Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Trang 1
  2. KỲ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I KHỒI LỚP 9 MÔN THI: NGỮ VĂN 9 ĐỀ THI GỢI Ý Thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao phát đề ĐỀ 2 Câu 1. Cho câu thơ: “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa” a. Em hãy viết tiếp bảy câu thơ tiếp theo câu thơ trên để hoàn chỉnh khổ thơ. b. Khổ thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nội dung của khổ thơ trên. c. Trong khổ thơ có sử dụng phép tu từ nào? Phân tích ý nghĩa biểu đạt của phép tu từ trong khổ thơ trên. Câu 2. Có mấy phương châm hội thoại đã học? Kể tên các phương châm hội thoại ấy. Giải thích các thành ngữ, ca dao sau và cho biết các thành ngữ, ca dao ấy liên quan tới phương châm hội thoại nào? a. Nói có sách, mách có chứng. b. Lúng búng như ngậm hột thị. c. Mồm loa mép giải. d. Ông nói gà, bà nói vịt. e. Người khôn nói ít làm nhiều Không như người dại nói nhiều nhàm tai. Câu 3. Trình bày cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu? Câu 4. Có ý kiến cho rằng: “Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích của Nguyễn Du là một bức tranh tâm tình đầy xúc động”. Ý kiến của em như thế nào? Hãy phân tích đoạn trích nói trên để trình bày rõ ý kiến của em. Trang 2
  3. KỲ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I KHỒI LỚP 9 MÔN THI: NGỮ VĂN 9 ĐỀ THI GỢI Ý Thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao phát đề ĐỀ 3 Câu 1. Cho câu thơ: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa” a. Em hãy viết tiếp ba câu thơ tiếp theo câu thơ trên để hoàn chỉnh khổ thơ. b. Khổ thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác. c. Trong khổ thơ có sử dụng phép tu từ nào? Phân tích ý nghĩa biểu đạt của phép tu từ trong khổ thơ trên. Câu 2. Thế nào là dẫn trực tiếp, thế nào là dẫn gián tiếp? Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15 – 20 dòng) trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp, trình bày suy nghĩ của em với ý kiến sau: “Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình” (Đặng Thai Mai – Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc) Câu 3. Có ý kiến thắc mắc cho rằng: “Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?”. Em hãy làm sáng tỏ ý kiến thắc mắc trên và cảm nhận của em về những nét đẹp của Bác Hồ qua văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà. Câu 4. Em hãy phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga trong Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu để làm sáng tỏ lí tưởng anh hùng của Lục Vân Tiên: “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi, Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”. Trang 3
  4. KỲ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I KHỒI LỚP 9 MÔN THI: NGỮ VĂN 9 ĐỀ THI GỢI Ý Thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao phát đề ĐỀ 4 Câu 1. Cho câu thơ: “Buồn trông cửa bể chiều hôm,” a. Em hãy viết tiếp bảy câu thơ tiếp theo câu thơ trên để hoàn chỉnh khổ thơ. b. Khổ thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả, tên đoạn trích thơ. c. Em hãy nêu nội dung và nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ trên. Câu 2. Thế nào là thuật ngữ? Em hãy nêu đặc điểm của thuật ngữ. Trong các từ ngữ sau, từ ngữ nào là thuật ngữ? Các thuật ngữ đó thuộc vào ngành khoa học nào? Ampe kế, ammoniac, axit, nhà, hàm số, hoán dụ, chạy, sách vở, phân số, văn bản, câu, cười, vi sinh vật, nặng, trọng lượng, sức lực, cacbon, đơn bào, quang hợp, tích, đường kính, nhân hoá. Câu 3. Em hãy tóm tắt ngắn gọn truyện Làng của Kim Lân (khoảng 15 – 20 dòng) và nêu nghệ thuật của truyện. Câu 4. Từ nội dung bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, em hãy chuyển thành câu chuyện qua lời kể của tác giả (bài viết có kết hợp yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm). Trang 4
  5. KỲ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I KHỒI LỚP 9 MÔN THI: NGỮ VĂN 9 ĐỀ THI GỢI Ý Thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao phát đề ĐỀ 5 Câu 1. Cho câu thơ: “Quê hương anh nước mặn, đồng chua” a. Em hãy viết tiếp sáu câu thơ tiếp theo câu thơ trên để hoàn chỉnh khổ thơ. b. Khổ thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả, tên đoạn trích thơ. c. Em hãy giải thích nhan đề của tác phẩm ấy. Câu 2. Trong những từ sau, từ nào là từ mượn của Tiếng Hán, từ nào là từ mượn của các ngôn ngữ Châu Âu? Mãng xà, xà phòng, biên phòng, ô tô, tham ô, ra-đi-ô, cà phê, phê bình, ca nô, ca sĩ, tô thuế, ô xi, phê phán, nô lệ. Câu 3. Tình huống nào đã bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu trong đoạn trích truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng? Câu 4. Trong truyện ngắn Cố hương, Lỗ Tấn đã nhận định rằng: “Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất ; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Em hãy viết một bài văn nghị luận xã hội trình bày nhận định trên. Theo em, con đường trong học tập của học sinh là gì? Trang 5
  6. KỲ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I KHỒI LỚP 9 MÔN THI: NGỮ VĂN 9 ĐỀ THI GỢI Ý Thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao phát đề ĐỀ 6 Câu 1. Đoạn đầu của một khổ thơ trong sách Ngữ văn 9, tập 1 có câu: “Không có kính, rồi xe không có đèn,” a. Em hãy viết tiếp ba câu thơ tiếp theo câu thơ trên để hoàn chỉnh khổ thơ. b. Khổ thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả, tên đoạn trích thơ. c. Nhan đề bài thơ trên có gì lạ? Vì sao hình ảnh những chiếc xe không kính trong bài thơ là hình ảnh độc đáo? d. Hai câu thơ cuối của khổ thơ trên đã thể hiện đã thể hiện tình cảm và ý chí gì của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn? Câu 2. Tìm nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của các từ in đậm trong các câu thơ sau: Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. (Chính Hữu - Đồng chí, Ngữ Văn 9, tập 1) Câu 3. Nên hiểu câu thơ “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng” như thế nào cho hợp lí? Câu 4. Hãy trình bày cảm nhận của em về không khí lao động khẩn trương, khoẻ khoắn và tươi vui trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. Trang 6
  7. KỲ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I KHỒI LỚP 9 MÔN THI: NGỮ VĂN 9 ĐỀ THI GỢI Ý Thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao phát đề ĐỀ 7 Câu 1. Câu 2. Câu 3. Câu 4. Trang 7