Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Phòng GD và ĐT Cẩm Giàng (Có đáp án)

doc 6 trang thaodu 3290
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Phòng GD và ĐT Cẩm Giàng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2020_2021_phong_gd.doc

Nội dung text: Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Phòng GD và ĐT Cẩm Giàng (Có đáp án)

  1. Sưu tầm: Trần Văn Toản Trang riêng: tranvantoancv.violet.vn. Kênh Youtube: Vui học cùng thầy Toản PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ VÀO 10 CẨM GIÀNG NĂM HỌC 2020 2021 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút Ngày thi: 11/06/2020 (Đề bài gồm 01 trang) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi 1,2,3,4: “Không hiểu sao các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm tôi. Hỏi thăm hoặc viết những thư dài gửi đường dây, làm như ở cách nhau hàng nghìn cây số, mặc dù có thể chào nhau hàng ngày. Tôi không săn sóc, vồn vã. Khi bọn con gái xúm nhau lại đối đáp với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy, tôi thường đứng ra xa, khoanh tay lại trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt. Nhưng chẳng qua tôi điệu thế thôi. Thực tình trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ.” (Trích “Những ngôi sao xa xôi” - Ngữ văn 9, Tập hai) Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? Tác giả truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” là ai? Câu 2 (0,5 điểm): Nêu ngắn gọn ý nghĩa nhan đề “Những ngôi sao xa xôi”. Câu 3 (1,0 điểm): Tìm và nêu tác dụng của một câu rút gọn trong đoạn văn? Câu 4 (1,0 điểm): Vẻ đẹp nhân vật “tôi” qua đoạn văn. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự cống hiến. Câu 2 (5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ: Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. (Trích “Ánh trăng” – Nguyễn Duy) Hết
  2. Sưu tầm: Trần Văn Toản Trang riêng: tranvantoancv.violet.vn. Kênh Youtube: Vui học cùng thầy Toản PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM CẨM GIÀNG ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 9 NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN: NGỮ VĂN Hướng dẫn chấm gồm: 05 trang Phần Câu Nội dung Điểm I. ĐỌC HIỂU 3.0 ĐỌC- 1. - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 0,25 HIỂU - Tác giả: Lê Minh Khuê 0,25 2. - Nêu ngắn gọn ý nghĩa của nhan đề: 0,5 "Những ngôi sao xa xôi” trước hết là những ngôi sao trên bầu trời thành phố xuất hiện trong hồi tưởng của Phương Định. "Những ngôi sao xa xôi" còn là biểu tượng, là hình ảnh đẹp của những cô gái thanh niên xung phong Trường Sơn tiêu biểu cho cả một thế hệ trẻ Việt Nam anh dũng thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước. (Học sinh nêu ngắn gọn theo cách khác mà hợp lý vẫn cho điểm tối đa) 3. - Câu rút gọn: “Hỏi thăm hoặc viết những thư dài gửi đường dây, làm như ở cách nhau hàng nghìn cây số, mặc dù có thể 0,5 chào nhau hàng ngày.” - Tác dụng: Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh 0,5 hơn, vừa tránh lặp lại những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước. 4. - Hình thức: Học sinh biết bày tỏ quan điểm và lí giải thấu 0,25 đáo, thuyết phục.Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi. - Nội dung: Đảm bảo các ý cơ bản sau: + Phương Định là cô gái tinh tế và nhạy cảm, ý thức được vẻ 0,25 đẹp của bản thân, thích làm điệu: không săn sóc, vồn vã; thường đứng ra xa; điệu thế thôi. + Có lý tưởng sống cao đẹp, có tình yêu nước: Yêu những 0,25 người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ. ->Tác giả xây dựng hình ảnh nhân vật Phương Định chân 0,25 thực, sinh động, đẹp cả trong lý tưởng, phẩm chất, ngoại hình. Phương Định là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ. (Tùy mức độ giáo viên cho các mức độ điểm phù hợp). II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 2 (2,0 điểm) 1. Yêu cầu chung
  3. Sưu tầm: Trần Văn Toản Trang riêng: tranvantoancv.violet.vn. Kênh Youtube: Vui học cùng thầy Toản Đảm bảo thể thức đoạn văn; hướng về chủ đề, suy nghĩ mới mẻ, diễn đạt trôi chảy bằng ngôn ngữ của mình, giàu chất văn chương, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu cụ thể Tiêuchí Nội dung Điểm a Đảm bảo thể thức đoạn văn. 0,25 Học sinh trình bày đoạn văn hoàn chỉnh, có câu chủ đề, có các câu phát triển chủ đề. - Mức tối đa (0,25 điểm): Đáp ứng yêu cầu trên. - Mức không đạt (0 điểm): Không đảm bảo thể thức đoạn văn. b Xác định đúng vấn đề: Ý nghĩa của sự cống hiến. 0,25 * Mức tối đa (0,25 điểm): Đáp ứng yêu cầu trên. * Mức không đạt (0 điểm): Xác định không đúng vấn đề nghị luận. c Triển khai đoạn văn thành các ý phù hợp, có sự liên kết chặt 1,0 chẽ, làm nổi bật chủ đề. Đoạn văn có thể triển khai theo hướng sau: + Mở đoạn: Khái quát ý nghĩa của sự cống hiến trong cuộc sống. + Phát triển đoạn - Cống hiến là sự hy sinh của bản thân, không màng đến lợi ích cá nhân, làm việc hết mình vì người khác, vì tập thể, cộng đồng. - Cống hiến góp phần dựng xây đất nước giàu mạnh, bền vững và không ngừng phát triển. - Cống hiến cho đất nước cũng là thể hiện tinh thần trách nhiệm của bản thân với sự nghiệp chung. - Cống hiến cho đất nước cũng là giữ gìn truyền thống, thành quả tốt đẹp mà cha ông đã bảo vệ và dựng xây. - Cống hiến thể hiện một phong cách sống, hành động sống cao đẹp của con người. - Sống không biết cống hiến, không vì lợi ích chung là biểu hiện của lối sống ích kỉ. (Học sinh có thể chọn 1- 2 dẫn chứng tiêu biểu để minh họa). - Kết đoạn: Mỗi người biết sống và cống hiến để cuộc sống thêm ý nghĩa. b. Hướng dẫn chấm - Mức tối đa (1,0 điểm): Đáp ứng yêu cầu trên. - Mức chưa tối đa: + Điểm 0,75: Đảm bảo cơ bản các ý trên. + Điểm 0,5: Đảm bảo ½ các ý nêu trên. + Điểm 0,25: Viết chưa đúng trọng tâm, lan man. - Mức không đạt (0 điểm): Không viết hoặc viết không đạt bất cứ yêu cầu nào.
  4. Sưu tầm: Trần Văn Toản Trang riêng: tranvantoancv.violet.vn. Kênh Youtube: Vui học cùng thầy Toản d Sáng tạo: 0,25 Cách diễn đạt độc đáo, có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ sâu sắc về vấn đề nghị luận. - Mức tối đa (0,25 điểm): Đáp ứng yêu cầu trên. - Mức không đạt (0 điểm): Không có sự sáng tạo e Chính tả, ngữ pháp: 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu. - Mức tối đa (0,25 điểm): Đáp ứng yêu cầu trên. - Mức không đạt (0 điểm): Còn mắc lỗi chính tả, dùng từ, câu không đúng ngữ pháp. Câu 3 (5,0 điểm) 1. Yêu cầu chung Học sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc, hình ảnh; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu cụ thể Tiêuchí Nội dung Điểm a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: 0,25 Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. Biết bình giá, liên hệ mở rộng, lời văn giàu hình ảnh và cảm xúc. - Mức tối đa (0,25 điểm): Đạt các yêu cầu trên - Mức không đạt (0 điểm):Thiếu mở bài hoặc kết bài; thân bài chỉ có một đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có một đoạn văn. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Hình ảnh ánh trăng trong 0,25 đoạn thơ là hình ảnh biểu tượng ẩn chứa triết lí sâu sắc. - Mức tối đa (0,25 điểm): Đáp ứng yêu cầu trên. - Mức không đạt (0 điểm):Xác định sai đối tượng nghị luận. c. Triển khai vấn đề nghị luận 4,0 Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm đó (trong đó phải có các thao tác phân tích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng Bài làm có thể triển khai theo hướng sau: 1. Mở bài 0,5 - Giới thiệu tác giả Nguyễn Duy và bài thơ “Ánh trăng”. - Đoạn cuối của bài thơ là niềm trắc ẩn và cũng là sự tự chất vấn của bản thân trước những đổi thay của cuộc đời. 2. Thân bài 3,0 2.1. Khái quát chung (0,5 điểm)
  5. Sưu tầm: Trần Văn Toản Trang riêng: tranvantoancv.violet.vn. Kênh Youtube: Vui học cùng thầy Toản + Bài thơ viết về ánh trăng - một trong những đề tài quen thuộc của thơ ca. + Hình ảnh ánh trăng trở thành hình ảnh trung tâm của bài thơ gợi nhiều suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời, con người. + Ba khổ thơ cuối bài thơ giống như một câu chuyện riêng có ý nghĩa triết lý như một lời tự nhắc nhở thấm thía của nhà thơ đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước và đồng đội. 2.2. Phân tích ba khổ thơ (2,0 điểm) a. Sự đối diện giữa trăng và người (Khổ 4) - Phép đảo ngữ từ láy “thình lình”, “ đột ngột” được đưa lên đầu câu: nhấn mạnh sự việc bất ngờ là mất điện - Ba động từ “vội, bật, tung” đặt liền nhau: diễn tả sự khó chịu và hành động khẩn trương của nhân vật trữ tình đi tìm nguồn sáng. - Ngay lúc đó trăng hiện ra “đột ngột” khiến con người bàng hoàng xúc động. ⇒ Vầng trăng đến bất ngờ làm sáng lên những góc tối trong tâm hồn, thức tỉnh sự ngủ quên trong điều kiện sống đã hoàn toàn đổi khác. b. Vầng trăng thức tỉnh con người và sự hối hận của tác giả (Khổ 5, 6) - Tâm trạng, cử chỉ của con người khi đối diện với vầng trăng (Khổ 5) + Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt”: là tư thế trực tiếp đối mặt + Phép nhân hóa, từ “mặt” thứ hai chỉ vầng trăng tròn, đó là thiên nhiên hồn nhiên tươi mát, đó còn là quá khứ bạn bè tươi đẹp. + So sánh, liệt kê, điệp ngữ, lặp cấu tứ “như là đồng là bể- như là sông là rừng” diễn tả dòng hoài niệm ùa về và con người thấy trăng là thấy người bạn tri kỉ ngày nào. - Hình ảnh vầng trăng mang một ý nghĩa biểu tượng: trăng là quá khứ nghĩa tình, là vẻ đẹp bình dị vĩnh hằng trong đời sống ( Khổ 6) + Trăng tròn đầy vành vạnh có hai lớp nghĩa: nghĩa tả thực về sự tròn đầy lung linh của trăng, thiên nhiên vũ trụ vĩnh hằng, gợi quá khứ bạn bè tươi đẹp chẳng thể phai mờ + Trăng còn được nhân hóa “kể chi người vô tình; im phăng phắc” gợi thái độ bao dung, nhân hậu. + Câu thơ cuối mang ý nghĩa nhân văn, cái giật mình thức tỉnh của con người từng bội bạc trở nên đáng trân trọng bởi nhớ quên là lẽ thường tình, quan trọng là biết thức tỉnh lương tâm. ⇒ Ánh trăng thức tỉnh con người, gợi nhắc con người không được quên giá trị truyền thống, không được quay lưng với quá
  6. Sưu tầm: Trần Văn Toản Trang riêng: tranvantoancv.violet.vn. Kênh Youtube: Vui học cùng thầy Toản khứ. 2.3. Đánh giá (0,5 điểm) - Ba khổ thơ có sự kết hợp hài hòa, tự nhiên giữa tự sự và trữ tình. Giọng điệu thơ tâm tình của thể thơ năm chữ được thể hiện với một nhịp thơ đặc biệt, gây ấn tượng mạnh cho người đọc. - Hình ảnh ánh trăng trong ba khổ thơ gợi được cả một thời quá khứ đầy cảm động; nhắc nhở đạo lý sống thủy chung, tình nghĩa vốn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. 3. Kết bài 0,5 - Ba khổ thơ cuối bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy là một lời tự nhắc nhở của tác giả với người đọc về thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. - Mức tối đa (4,0 điểm): Đáp ứng các yêu cầu trên. - Mức chưa tối đa + Điểm 3,25 đến 3,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên nhưng một trong các ý còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thật sự chặt chẽ. + Điểm 2,25 đến 3,0: Đáp ứng được 2/4 đến 3/4 các yêu cầu trên. + Điểm 1,0 đến 2,0: Đáp ứng được khoảng 1/4 các yêu cầu trên. + Điểm 0,25- 0,75: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. - Mức không đạt (0 điểm):Không đáp ứng được bất cứ yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. Hoặc bài để giấy trắng d. Sáng tạo: 0,25 - Mức tối đa (0,25 điểm): Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (tạo tình huống, viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh. Biết bình giá, liên hệ hợp lí. - Mức không đạt (0 điểm): Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không sử dụng các biện pháp nghệ thuật. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. -Mức tối đa (0,25 điểm): Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Mức không đạt (0 điểm): Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.