Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9

doc 59 trang thaodu 22461
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9.doc

Nội dung text: Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9

  1. Ngày soạn: Ngày dạy: Buổi 1: (Tiết 1,2,3) RÈN LUYỆN KỸ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC A. Mục tiêu bài dạy. - Rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo, cảm nhận độc lập các văn bản thơ, câu thơ, đoạn thơ mới để bồi dưỡng khả năng cảm thụ văn học cho các em. - Ôn tập lại các biện pháp tu từ đã học, vận dụng vào bài làm. B. Chuẩn bị 1. Thầy: soạn giáo án 2. Trò: chuẩn bị bài C. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra 3. Bài mới Câu 1: Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “ Mỗi người thêm nhiều con mắt Mỗi người thêm nhiều cảm rung Trời cũng thêm nhiều màu sắc Đất cũng thêm nhiều mênh mông” (Trần Lê Văn – Bạn) Hướng cảm nhận: - Hình ảnh “nhiều con mắt” là giàu trí tuệ, nhiều cách nhìn nhận sự việc ==> Nhiều bạn thì có thêm nhiều cách nhình và đánh giá đời sống xã hội - “Nhiều cảm rung”, giàu có thêm về tình cảm, có thêm bạn có thêm nhiều niềm vui, chia nhỏ nỗi buồn - “Trời đất thêm nhiều màu sắc” “thêm nhiều mênh mông” ==> Cuộc sống trở nên phong phú, tốt đẹp hơn ==> Con người luôn có nhu cầu về tình bạn, phát triển quan hệ bạn bè ==> cuộc sống tâm hồn trở nên phong phú, mơ lòng mình đón nhận tình cảm đó. - Không cs tình bạn con người trở thành người bị cô lập. - Người lợi dụng tình bạn để mưu lợi cá nhân sẽ không có cuộc sống tốt đẹp ==> Quan niệm tiến bộ. Câu 2: Cho hai câu thơ: “ Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy Mất ổ đàn chim dáo dác bay” (Chạy Tây – Nguyễn Đình Chiểu) Nghệ thuật sử dụng trong hai câu thơ trên là: A. Ẩn dụ, so sánh, từ láy B. Đảo ngữ, đối, so sánh C. Đối, đảo ngữ, từ láy D. Từ láy Tác dụng: - Đảo ngữ: đảo vị ngữ lên đầu cho thấy nhấn mạnh trật tự ị đảo lộn, cuộc sống bình yên phút chốc bỗng trở nên náo loạn. - Đối, từ láy “lơ xơ” “dáo dác” bộc lộ rõ nét nhất sự hoảng loạn: “lơ xơ” vừa chạy vừa run rẩy, bơ vơ, trơ trọi. 1
  2. “dáo dác” nhớn nhác, ngơ ngác, giật mình bay vút lên Câu 3: Câu thơ sau còn thiếu hai từ. Hãy điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống. Giải thích lý do em sử dụng từ ngữ ấy. Hướng dẫn trả lời: “mỏng”, “nghiêng” Tác dụng: miêu tả sự chuyển đổi cảm giác rõ rệt của một hồn thơ có cảm nhận tinh tế.(Ẩn dụ, chuyển đổi cảm giác): Câu (1) thị giác => câu (2) thính giác (mỏng) vừa nhẹ vừa chậm, xúc giác (rơi nghiêng) vần bằng tạo âm hưởng ngân nga.  Cảm nhận rõ sự tĩnh lặng của không gian, sự chậm chạp của thời gian. Đó là lúc xúc cảm đang giãn ra mà hòa mình với thiên nhiên. Câu 4: Cho đoạn thơ: “ Nếu là con chim chiếc lá Thì con chim phải hút Chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không có trả Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” (Tố Hữu – Một nhành xuân) Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ và triết lý sống mà Tố Hữu đề cập tới. Hướng giải quyết: - NL đoạn thơ, bài thơ: ý kiến tác giả có gắn với thực tế đời sống xã hội hay không, gắn bó như thế nào? - Xác định rõ: Đây là vấn đề nhân sinh => vấn đề sống có ích, sống đẹp. Cống hiến cho đời, cho xã hội là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng, cao cả của một công dân yêu nước. - Chú ý các từ: “phải” “vay” “trả” “sống là cho” + Phạm vi đề: thực tế đời sống xã hội + Văn thơ trong và ngoài chương trình (Bài Tự nguyện, Mùa xuân nho nhỏ) - Suy nghĩ bản thân. - Mặt trái một số bộ phận thanh thiếu niên không có ý thức rõ vấn đề. “Lẽ nào vay mà không có trả” => Quy luật phát triển của xã hội “Sống là cho” => Tình yêu thương => Nếu không có tình yêu thương xã hội sẽ thế nào? Học sinh trình bày bằng một đoạn văn C4 Củng cố: Cảm nhận thơ bắt đầu từ đâu? (Từ ngữ, hình ảnh, tư tưởng) C5 HDVN: Viết bài hoàn chỉnh cho bài 4 Ngày soạn: Ngày dạy: Buổi 2: (Tiết 3,4,5) NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN KIỀU A. Mục tiêu bài dạy - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng nhận biết, phân tích tac phẩm văn học, sử dụng từ ngữ trau chuốt, mượt mà, khêu gợi, cảm xúc trong sáng. - Rèn luyện kỹ năng làm bài tập phát hiện cảm thụ nhân vật, kích thích tư duy tưởng tượng phong phú B. Chuẩn bị 1. Thầy: soạn giáo án 2
  3. 2. Trò: chuẩn bị bài C. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra và chấm bài từ buổi trước 3. Bài mới. Câu 1: “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” (Viễn Phương) “ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng” (Nguyễn Khoa Điềm) a, Hãy cho biết hình ảnh mặt trời trong hai câu thơ nào được tác giả sư dụng với biện pháp tu từ nào? b, Phân tích tác dụng (giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ đó) Hướng giải quyết: a, - Hình ảnh mặt trời trong hai câu thơ đầu tiên của cả hai bài đều là mặt trời thực (thực thể tự nhiên tồn tại vĩnh hằng không bao giờ tắt) - Hình ảnh mặt trời trong hai câu thơ sau được sử dụng với biện pháp tu từ ẩn dụ. b, Phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ ẩn dụ - Với thơ Viễn Phương: khẳng định Bác tồn tại vĩnh hằng mãi mãi trong tâm trí mỗi người Việt Nam yêu nước, ánh sáng mặt trời là biểu tượng cho chân lý sự sống vĩnh cửu mà Bác đem lại. Nhà thơ ví Bác với ánh sáng ấy. - Với hình ảnh mặt trời trong thơ Nguyễn Khoa Điềm: Đối tượng nói đến là em bé. Mặt trời ở đây là niềm tin của mẹ với con =>niềm tự hào, tình yêu của mẹ về con. Hi vọng vào tương lai tươi sáng cho đứa con của mình sẽ được sống trong hòa bình, có đủ điều kiện phát triển, trở thành người có ích cho xã hội. Câu 2: Qua các đoạn trích đã học và hiểu biết của em về Truyện Kiều, hãy cho biết nghệt thuật miêu tả và khắc họa tính cách nhân vật của Nguyễn Du. Yêu cầu của đề: Nhận xét về: - Nghệ thuật miêu tả nhân vật: chị em Thúy Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích. - Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật: Mã Giám Sinh mua Kiều (thực ra chỉ là một khâu miêu tả, xây dựng nhân vật) Phạm vi: - 3 đoạn trích học. (một đoạn đọc thêm) - Hiểu biết về tác phẩm. (mở rộng) Đánh giá nhận xét: nghệ thuật miêu tả bậc thầy qua ngôn ngữ điêu luyện giàu giá tri biểu cảm. Hướng giải quyết: a, Về nghệ thuật miêu tả nhân vật: (về ngoại hình, hành động, cử chỉ, ngôn ngữ) Sử dụng cách miêu tả ước lệ tượng trưng sáng tạo nhờ chọn lọc từ ngữ VD: - Thúy Kiều: sắc sảo, mặn mà, tài sắc, thu thủy, xuân sơn, hoa ghen, liễu hờn, - Từ Hải: “Râu hùm hàm én mày ngài Vai 5 tấc rộng thân mười thước cao” - Kim Trọng: “Đề huề lưng trú gió trăng Sau chân theo một vài thằng con con” 3
  4. “Phong tư tài mạo tút vời Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa” ==>Kết luận: Chính diện miêu tả bút pháp lý tưởng hóa nhân vật Với phản diện: sử dụng nhiều lớp từ chính xác: - Mã Giám Sinh: Ghế trên ngồi “tút” sỗ sàng - Tú Bà: “Thoắt trụng nhờn nhợt màu da Ăn chi cao lớn đẫy đà làm sao” - Sở Khanh: “Tường đông lay động bóng cành Rẽ sang đã thấy Sở Khanh lẻn vào” - Hoạn Thư: ranh ma, sảo quyệt: “Thoắt trông này đã chào thưa”, “Ghen tuông người ta thường tình” b, Khắc họa tính cách nhân vật - Miêu tả ngoại hình => chỉ báo số phận. Từ Hải: đội trời, đạp đất Mã Giám Sinh: bóng bảy => kẻ lừa đảo Tú Bà: trở mặt như trỏ bàn tay, ác ôn, thẳng tay dập liễu vùi hoa Thái độ các nhân vật được miêu tả được thể hiện rõ ràng nhưng vẫn tôn trọng sự phát khách quan.  Chính diện thiên ngợi ca  Phản diện: phê phán c4, Củng cố Tìm các câu thơ miêu tả các nhân vật Truyện Kiều (học sinh có Truyện Kiều) c5, HDVN Viết bài hoàn chỉnh cho bài tập 2. Ngày soạn: Ngày dạy: Buổi 3: (Tiết 7,8,9) RÈN LUYỆN KỸ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC A. Mục tiêu bài dạy - Giúp học sinh bồi dưỡng năng lực cảm nhận văn học từ những đoạn thơ, bài thơ từ đó trình bày cảm xúc của mình dưới dạng một đoạn văn hoàn chỉnh qua phần thứ nhất của bài học. - Rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản biểu cảm kết hợp với kiến thức đã học và vận dụng một cách hợp lý để bài viết trở nên uyển chuyển, nhịp nhàng. B. Chuẩn bị 1. Thầy: chuẩn bị giáo án 2. Trò: chuẩn bị bài C. Tiến trình dạy - học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra, chấn chỉnh bài viết giao về nhà 3. Bài mới Tình mẫu tử luôn là đề tài bật tận trong thơ ca, các nhà thơ đã trải nghiệm lòng mình qua những câu thơ giàu cảm xúc. “Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết những lời mẹ ru” 4
  5. (Nguyễn Duy) “Con dự lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con” (Chế Lan Viên) “Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí những bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi” (Nguyễn Khoa Điềm) Câu 1(4đ) : Trình bày cảm nhận của em về những ý thơ trên. - Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng cần tập trung khai thác những ý thơ cơ bản sau: Cảm nhận được tình mẫu tử luôn thường trực qua 3 đoạn thơ là lời ru của mẹ (Nguyễn Duy), là ý nghĩa chiết lý suy tưởng sâu sắc (Chế Lan Viên), là sự bền vững thiêng liêng về tình mẫu tử (Nguyễn Khoa Điềm). - Đây là mảng đề tài phong phú (mỗi người có cách thể hiện khác nhau) - Chỗ dựa tinh thần mãi mãi : nâng bước, chắp cánh bước vào tương lai. - Nghệ thuật liên tưởng, kết quả thành quy luật (trọn kiếp con người/ những lời mẹ ru, “đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”),hình ảnh so sánh đối lập, sáng tạo (trở lên/ trở xuống). => Hay lời cảm ơn không thể thay thế. Câu 2(6đ): Vận dụng những câu thơ, câu văn viết về tình mẫu tử đã học và đọc thêm của văn học hiện đại, hãy làm sáng tỏ câu nói của nhà thơ Pháp : “Tình mẹ là thứ không ai quân được” 1, Xác định yêu cầu đề - Thể loại: nghị luận kèm theo giải quyết vấn đề (Nghị luận chứng minh) - Nội dung: vận dụng kiến thức để chứng minh câu thơ, câu nói của nhà thơ Pháp. - Phạm vi, yêu cầu đề: thơ, văn (học, biết 2, Lập dàn ý (đại cương) - Tình mẫu tử là đề tài hấp dẫn các nhà văn, nhà thơ để xây dựng tác phẩm của mình không chỉ VHVN mà VHTG + Thơ ca Việt Nam, tình mẫu tử có từ ca dao, dân ca “Công cha như nơi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” Vì dân tộc Việt Nam là một dân tộc đạo hiếu. + Hình ảnh người mẹ Việt Nam hiện lên trong thơ văn thường là những hình ảnh người mẹ lam lũ, nhọc nhằn song giàu lòng nhân ái, giành hết tình cảm cho con. + Hai người mẹ: Một người mẹ kháng chiến (Bà Bầm, Bà Bỉ, Bà Mỏ Hậu Giang, Mẹ Tôm, Mẹ Suốt) => Làm nên kháng chiến, đất nước và lịch sử dân tộc Một người mẹ sinh ra ta, mang nặng đẻ đau, sinh thành dưỡng dục + Tình yêu mẹ không chỉ là bổn phận, trách nhiệm mà còn là tình cảm thiêng liêng, là chuẩn mực đạo đức mỗi người. + Mặt trái xã hội ngày nay : Phạm vi dẫn chứng : - Thơ: Nguyễn Duy, Chế Lan Viên, Nguyễn Khoa Điềm, Trần Đăng Khoa, Tố Hữu 5
  6. - Văn: Nguyên Hồng - Thực tế xã hội: cần nhận xét và rút bài học. Ngày soạn: Ngày dạy: Buổi 4: (Tiết 10,11,12) RÈN LUYỆN KỸ NĂNG THUYẾT MINH A. Mục tiêu bài dạy - Rèn luyện kỹ năng cảm nhận, phân tích các biện pháp tu từ đã học - Giải quyết đề tài văn thuyết minh gắn với vấn đề cụ thể. - Khơi gợi những tình cảm sẵn có, bộc lộ tình cảm. B. Chuẩn bị 1. Thầy: soạn giao án 2. Trị: chuẩn bị bài C. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ : không 3. Ôn tập Câu 1 : Nêu cảm nhận của em về cái hay cái đẹp trong thơ Trần Đăng Khoa ở khổ thơ sau : “Sân trăng nghe đã tàn phai Lưa thưa vài hạt mưa ngoài hàng cây Nghe trời trở gió heo may Sáng ra vại nước rụng đầy hoa cau” - Cảm nhận tinh tế của nhà thơ về khoảnh khắc giao mùa (hạ sang thu), vần bằng gieo ở cuối các câu tạo cảm giác nhẹ nhàng thanh thoát - Để miêu tả cảm giác chuyển mùa, tác giả dựng các tín hiệu “mưa” báo hiệu thời tiết thay đổi, làm thời tiết dịu mát. “Gió ” đưa không gian lấn át các náo nhiệt của mùa hè. “Hoa cau” không gian thu nơi đã yên bình. - Quan sát tinh tế Câu 2: Cảm nhận của em về bài thơ sau đây: “Chiều thơm” Khói mờ uốn ngọn tre cong Hồn nhiên lúa chín nặng vòng tay ôm Sân nhà quấn quýt rạ rơm Trời rơi một mảnh chiều thơm xuống làng ” Hướng giải quyết : - Bài thơ miêu tả về không gian của làng quê vào mùa thu hoạch - Đó là một vụ mùa bội thu được thể hiện qua “một vòng tay ôm” - “Chiều thơm” là hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác cho thấy sự lan tỏa của mùa lúa chín, của mùi hương lúa thơm nồng nàn quyện vào mùi rơm rạ mới là niềm vui khi tận hưởng công sức lao động. Câu 3: Có một đoàn học sinh sinh ra và lớn lên ở nước ngoài, lần đầu tiên về thăm đất nước và đến thăm trường em. Hãy đóng vai người giới thiệu, giới thiệu về đất nước và con người Việt Nam qua thơ ca. Hướng giải quyết: 6
  7. - Giới thiệu: “Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cũ bay lả dập dờn Mây mù che đỉnh Trường Sơn sớm chiều” => Đất nước VN tươi đẹp, quê hương cây lúa, + Về đất nước: Một đất nước Việt Nam tươi đẹp: vẻ đẹp các vùng miền, vẻ đẹp các mùa. Một đất nước có tài nguyên đất đai, sản vật, giàu truyền thống lịch sử văn hóa (ngày tết, lễ, phong tục tập quán qua ca dao dân ca) + Về con người Việt Nam: Cần cù, thông minh, chịu khó, kiên cường, dũng cảm, giàu đức hi sinh (thơ Việt Nam) Con người Việt Nam yêu thương đùm bọc => làm nên chiến thắng lịch sử (Thơ Tỉ Hữu, cao dao, dân ca) Con người Việt Nam luôn tin vào tương lai => Bản chất tự hào về đất nước, con người VN nêu lên suy nghĩ, trách nhiệm giữ gìn phát huy truyền thống dân tộc, bảo vệ tổ quốc. c4. Củng cố: phân tích hình ảnh thơ dựa vào từ ngữ nào? c5. HDVN: Chuẩn bị viết bài hoàn chỉnh. Ngày soạn: Ngày dạy: Buổi 5: (Tiết 13,14,15) LUYỆN HỌC SINH THI THỬ A. Mục tiêu bài dạy - Giúp học sinh chuẩn bị mọi điều kiện để chuẩn bị cho kì thi học sinh giỏi cấp trên. - Rèn luyện kỹ năng làm việc và tư duy độc lập, sáng tạo, phân tích tổng hợp. - Thời gian 120 phút. B. Chuẩn bị: 1. Thầy: soạn giáo án 2. Trò: chuẩn bị bài C. Tiến trình dạy - học 1. Ổn định tổ chức 2. Học sinh làm bài Câu 1: (3đ) Phân tích cái hay, cái đẹp trong đoạn thơ sau: “Đồng chiêm phả nắng lên không Cánh cũ dẫn gió qua thung lúa vàng Gió nâng tiếng hát chói chang Long lanh lưỡi hái liếm ngang lưng trời” (Tiếng hát mùa gặt – Nguyễn Duy) Câu 2: (3đ) Trong bài thơ “Đọc Kiều” Chế Lan Viên viết: “Chạnh thương cơ Kiều như đời dân tộc Sắc tài sao mà lắm truân chuyên” Hãy chứng minh hai câu thơ trên và dựa vào kiến thức Truyện Kiều đã học để làm rõ. Hướng giải quyết: Câu 1: Cần trình bày được: - Cả đoạn: miêu tả cảnh gặt lúa trên cánh đồng nhưng với lời thơ mượt mà, mềm mại. 7
  8. - Hai câu đầu: là cánh đồng lúa vụ chiêm vàng óng, được ánh nắng chiếu từ trên cao xuống (phả) => ánh nắng bao trùm khắp cánh đồng. Cánh cũ bay trong gió bằng trí tưởng tượng bay bổng như đưa gió qua biển lúa tạo thành con sóng lay động - Hai câu sau: là tiếng hát vui của người lao động đó là cách lao động hòa trong vẻ đẹp của thiên nhiên. =>Kết luận: Cảm nhận sâu sắc, từ ngữ gợi cảm: đảo ngữ: long lanh lưỡi hái nhân hóa (phả, dẫn, nâng, liếm) Câu 2: Cần trình bày được: - Giới thiệu: Truyện Kiều là tác phẩm bất hủ tồn tại lòng người như quốc hồn, quốc túy dân tộc như một tác phẩm có giá trị xuyên suốt chiều dài lịch sử thời đại, cuộc đời Kiều thăng trầm vất vả => tỏa sáng khí tiết, (Chế Lan Viên viết). - Thúy Kiều tài sắc vẹn toàn =>số phận hẩm hiu + Tác giả so sánh cuộc đời Kiều chìm nổi phong ba như đời dân tộc => sáng tạo lớn, đủ thấy vị trí Truyện Kiều trong văn học dân tộc bởi mỗi dân tộc đi sâu vào văn hóa dân tộc “Đời dân tộc”(Nước Việt Nam từ trong máu lửa Rũ băn đứng dậy sáng lòa) “Lắm truân chuyên”, kết quả cuộc đời đầy bi kịch => Đánh giá: - Nhận xét Chế Lan Viên quan điểm nỗi cam thương sâu sắc số phận người phụ nữ - Mang tính đa nghĩa, trừu tượng là phong cách thơ ông => liên tưởng thăng trầm từ bóng tối đến “cánh đồng vui” của cả một dân tộc. (Từ thung lũng đau thương => cánh đồng vui) Về hình thức: - Đảm bảo bố cục, đúng thể loại - Hành văn trong sáng, mạch lạc. Về nội dung: - Biết kết hợp nhuần nhuyễn, hiệu quả giá trị tác phẩm và nhận xét Chế Lan Viên một phong cách thơ trừu tượng. - Một nhận xét kết quả đa nghĩa c4. HDVN: Làm đề sau: Nếu được giới thiệu giúp bạn hiểu hơn về giá trị Truyện Kiều em sẽ giới thiệu như thế nào? (Học sinh làm bài và nộp) ___ Ngày soạn: Ngày dạy: Buổi 6: (Tiết 16,17,18) : CẢM HỨNG NHÂN ĐẠO, CẢM HỨNG YÊU NƯỚC TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM A. Mục tiêu bài dạy: - Giúp học sinh nhận diện một vấn đề. Lý luận văn học: chủ nghĩa nhân đạo (cảm hứng nhân đạo) và chủ nghĩa yêu nước trong văn học Việt Nam nói chung và văn học trung đại VN nói riêng. - Vận dụng qua một đề bài cụ thể từ các bài học VH TĐVN trong chương trình. Tinh thần nhân đạo: + Chinh phụ ngâm khúc (Lớp 7) + Truyện Kiều, chuyện người con gái Nam Xương (Lớp 9) 8
  9. Tinh thần yêu nước: + Hịch tướng sĩ (Lớp 8) + Chiếu rời đô (Lớp 8) + Hồng Lê nhất thống chí Ngoài ra khuyến khích học trò tìm thêm: Bình Ngô đại cáo, Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu) B. Chuẩn bị 1. Thầy: soạn giáo án 2. Trị: chuẩn bị bài C. Nội dung bài dạy 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh 3. Bài mới Đề: Hãy chứng minh cảm hứng yêu nước, cảm hứng nhân đạo là hai đề tài lớn trong văn học trung đại Việt Nam bằng các tác phẩm đã học mà em biết. Hướng dẫn: - Thể loại nghị luận – chứng minh - Phạm vi: + Các tác phẩm học trung học cơ sở + Các tác phẩm em biết - Nghị luận, chứng minh + CN yêu nước + Tinh thần nhân đạo A. Mở bài - Giới thiệu cảm hứng lớn làm nên nền văn học trung đại - Làm nên giá trị văn học, lịch sử, văn hóa của dân tộc Việ Nam. B. Giải quyết vấn đề 1. Giải thích cảm hứng nhân đạo, cảm hứng yêu nước. a, Cảm hứng nhân đạo: xuất phát từ lòng thương con người trong xã hội, trước hết là lòng vị tha, thông cảm, sẻ chia, hay thái độ lên án những thói xấu xa, chà đạp con người. Ở cảm hứng này, văn học lam cho “người gần người hơn” (Nam Cao) b, Cảm hứng yêu nước: - Xuất phát từ lòng tự hào dân tộc, sẵn có đó là đấu tranh chống lại ngoại xâm, sẵn sàng hi sinh vỡ tổ quốc của các thế hệ người VN mọi thời đại. - Là ý thức tự tôn, lòng tự hào về truyền thống yêu nước, yêu thích tự do. 2. Tại sao văn học trung đại lại có hai mảng nội dung lớn và ý nghĩa đó. - Trước hết là nhờ chức năng phản ánh hiện thực của văn học - Do hoàn cảnh lịch sử của đất nước giai đoạn trung đại + Những cuộc kháng chiến chống xâm lược phương Bắc thắng lợi (Nguyên Mông, Minh) => ý thức tự hào dân tộc => cảm hứng yêu nước + Các nhà văn, nhà thơ trung đại hầu hết là các chiến sĩ yêu nước có vị trí trong các cuộc đấu tranh (Nguyễn Trãi, Lý Thường Kiệt, Tần Quốc Tuấn) + Chế độ phong kiến khủng hoảng, suy vong => đời sống cực khổ, lầm than => cảm hứng nhân đạo (chủ yếu tập trung vào người phụ nữ) (Kiều, Vũ Nương, Chinh Phụ) 3. Chứng minh bằng các tác phẩm đã học. a, Cảm hứng yêu nước: sẵn sàng hi sinh vì tự do của tổ quốc 9
  10. - Hịch tướng sĩ “ta thường đến bũa quân ăn ” - Bình Ngô đại cáo “Như nước Đại Việt ta ” - Yêu nước là muốn sống cuộc sống hòa bình (Tụng giá hoàn kinh sư) - Yêu nước là tự hào dân tộc (Sông núi nước Nam) - Yêu nước tụ hào về đất nước (Bài ca Cơn Sơn) - Sẵn sàng xả thân (Hịch tướng sĩ) b, Cảm hứng nhân đạo - Yêu nước thương dân “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ ta vạ” (Bình Ngô đại cáo) Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu) - Lòng yêu thương con người bị áp bức, là phụ nữ (Kiều, Chinh Phụ), thơ Hồ Xuân Hương => khát vọng được giải phóng và đòi quyền bình đẳng. 4. Vài nét về nghệ thuật: - Được thể hiện qua: lời văn ước lệ, ngôn ngữ trong sáng, bình dị (thơ lục bát) - Cung bậc tình cảm phản ánh trung thực, đa dạng. - Lời văn không tránh khỏi khuôn mẫu, triết lý, thẩm mĩ trung đại c, Kết luận: Tiếp tục tồn tại và phát triển ở văn học hiện đại mặc dù khác nhau về hoàn cảnh lịch sử, quan niệm thẩm mĩ => làm nên nền văn học Việt Nam đậm đà bản sắc c5. HDVN - Tiếp tục hoàn thiện đề bài - Viết thành văn bản hoàn chỉnh. ___ Ngày soạn: Ngày dạy: Buổi 7: (Tiết 19,20,21) MỐI LIÊN HỆ GIỮA SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT VÀ HIỆN THỰC CUỘC SỐNG A. Mục tiêu bài dạy -Vận dụng những lÝ luận cơ bản vào tác phẩm văn học để phân tích chứng minh hiện thực -Nghệ thuật liên quan đến nhau nh­ thế nào ?Qua một số nội dung cụ thể ? -Rèn luyện kĩ năng phân tích chiều sâu trong cảm thụ tác phẩm văn học bài viết sáng tã sâu sắc B.Chuẩn bị 1.Thầy :Soạn giáo án 2.Học bài và chuẩn bị ôn tập C.Tiến trình dạy học 1.ổn định tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ 3.Bài mới Câu 1 :Cảm nhận cái hay về khổ thơ sau của Trần Đăng Khoa Nghe hàng chuối vườn em Gió trở mình chăn trở 10
  11. Chuột chạy giàn bí đổ Sáng nay trời mưa rào Nắng trong ngọt ngào hương bay Hướng cảm nhận -4 câu thơ đầu :Là sự cảm nhận về thiên nhiên bằng sự kết hợp của giác quan “nhìn ”, “nghe”thông qua các biện pháp tu từ nhân hoá ,ẩn dụ tạo ra cảm giác mơ hồ tinh tế -2 câu sau :Sự cảm nhận đã hoà lẫn vào nhau nghe –nhìn phân biệt rành mạch –khám phá phát hiện mới mmÎ về sự vật bình thường Câu 2:Từ những tác phẩm đã học hãy giải thích mối liên hệ giữa sáng tạo nghệ thuật và hiện thực cuộc sống Hướng giải quyết Yêu cầu cầu của đề :Nghị luận chứng minh một vấn đề thuộc phạm trù lÝ luận học -Phạm vi các tác phẩm đã học (chon để phục vụ cho lập luận chứ không phải là tất cả ) Đặt vấn đề ;Nhà thơ Chế Lan Viên “sẽ chẳng có thơ đâu giữa đời đóng khép ’’trong Thạch Lam “Văn chương phải theo những gì chưa ai khái và sáng tạo những gì chưa có –kết luận quy luật ngã của nghệ thuật và tác phẩm nghệ thuật chân chính Một trong những chất liệu để làm nên tác phẩm nghệ thuật là hiện thực cuộc sống Giải quyết vấn đề _Hiện thực cuộc sống là gì ?Là những gì đang diễn ra hoặc sẽ diễn ra mà nhà văn phản ánh vào tác phẩm của mình -Hiện thực cuộc sống là chất liệu để nhà văn xây dựng tác phẩm dựa vào đố mà nhà văn xây dựng hình thành tác phẩm nghệ thuật của mình (không riêng các ngành nghệ thuật khác cũng vậy ) VD:Tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao “Tắt đèn ’’Ngô Tất Tố phản ánh nỗi khổ cực của người nông dân đó là hiện thực cuộc sèg con người trước Cách Mạng Tháng 8 Nhân vật Ngày soạn: Ngày dạy: Buổi 8: (Tiết 22,23,24) TRUYỆN TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Đề 1 ( Phần Văn học trung đại Việt Nam) Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. I. MỞ BÀI - Giới thiệu tác giả, tác phẩm “Truyền kì mạn lục”. - Giới thiệu “Chuyện người con gái Nam Xương” và các giá trị của nó, đặc biệt là giá trị nhân đạo. II. THÂN BÀI. 1. Giải thích khái niệm nhân đạo? - Nhân đạo là lòng yêu thương con người. - Giá trị nhân đạo trong các tác phẩm văn học đặc biệt là văn học trung đại thường được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Nhân đạo là ca ngợi, khẳng định vẻ đẹp và tài năng của con người. Nhân đạo là bày tỏ lòng xót thương, thông cảm chia sẻ với những kiếp người bất hạnh. Là ước mơ cho những người hiền lành, tốt bụng có được cuộc sống sung sướng, hạnh phúc. Nhân đạo còn có nghĩa là tố cáo, lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên cuộc sống và nhân phẩm của con người. 11
  12. 2. Phân tích, chứng minh giá trị nhân đạo trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”. a) Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ thường bị coi rẻ, bị ruồng rẫy. Nhưng bằng tấm lòng nhân đạo của mình, Nguyễn Dữ đã hết lời ca ngợi, khẳng định, trân trọng những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương. Dưới ngòi bút của Nguyễn Dữ, Vũ Nương hiện lên là một người đảm đang, hiếu nghĩa, thuỷ chung, trong trắng. * Trước kết, Vũ Nương là một người phụ nữ đảm đang. - Khi chồng đi lính, một mình nàng nuôi dạy con thơ, nuôi dưỡng, chăm sóc mẹ chồng, lo thuốc thang khi mẹ chồng ốm đau, lo ma chay khi mẹ chồng mất. Nếu không đảm đang, Vũ Nương không thể làm được những việc lớn lao và vất vả như thế. * Không chỉ đảm đang, nàng còn là người phụ nữ hiếu nghĩa. - Đối với mẹ chồng: nàng đã làm tròn bổn phận của một người con, thương yêu lo lắng cho mẹ chồng như mẹ ruột của mình (trích dẫn dẫn chứng + phân tích) - Đối với chồng: + Khi mới về nhà chồng, biết tính chồng hay ghen, nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không từng để vợ chồng dẫn đến thất hoà. + Khi tiễn chồng ra trận, nàng tiễn đưa chồng bằng những lời lẽ hết sức dịu dàng thắm thiết. Nàng bày tỏ nỗi lo lắng cho sự vất vả, nguy hiểm của chồng và mong muốn chồng trở về bình yên. (dẫn chứng + phân tích) + Khi xa chồng, nàng một lòng thương nhớ, buồn bã, mong ngóng chồng trờ về. + Khi bị nghi oan, vì không giải được nỗi oan cho mình, nàng cũng đành tìm đến cái chết. + Khi được “sống” ở thuỷ cung, nàng vẫn mong muốn được chồng hiểu nỗi oan và giải oan cho mình, nghe Phan Lang nhắc đến chồng con, nàng thương nhớ ứa nước mắt. Quả thật nàng là một người vợ giàu tình nghĩa, giàu đức hi sinh. * Vũ Nương còn là một người vợ thuỷ chung, trong trắng. - Suốt những năm xa chồng, nàng một lòng chung thuỷ, không gây ra bất cứ tội lỗi nào. - Khi bị chồng nghi oan là thất tiết, nàng đã chết với lời nguyeàn “Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin người chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”. Và bởi vì nàng thực sự chung thuỷ, trong trắng nên nàng tin lời thề của mình là linh nghiệm. Và quả thật, vì thương nàng vô tội, các nàng tiên đã rẽ một đường nước cứu nàng và cho nàng “sống” sung sướng ở thuỷ cung. Vũ Nương là người phụ nữ hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp, trở thành truyền thống của phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay. Nhà văn Nguyễn Dữ bằng trái tim nhân đạo của mình đã thấy được, đã trân trọng và hết lời ca ngợi nàng. b) Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Dữ còn thể hiện ở thái độ xót xa thương cảm cho những nỗi bất hạnh của Vũ Nương và lên án tố caùo những thế lực xấu xa chà đạp, đẩy Vũ Nương đến bước đường cùng. * Xót xa thương cảm cho Vũ Nương biểu hiện ở việc kể lại cuộc đời bi kịch của nàng, thể hiện qua từng lời văn, câu chữ. * Lên án tố cáo chiến tranh phong kiến loạn lạc gây đau khổ cho con người (gây nên nỗi oan khuất ở Vũ Nương). Lên án tố cáo lễ giáo phong kiến bất công đã để cho người đàn ông có quyền ruồng rẫy, đánh đập khiến người vợ thuỷ chung tình nghĩa phải tìm đến cái chết. 12
  13. c) Lòng nhân đạo ở Nguyễn Dữ còn thể hiện ở niềm ước mơ của ông là Vũ Nương sẽ được minh oan và sống sung sướng hạnh phục ở dưới thuỷ cung. Không đành lòng để cho nhân vật của mình chết một cách oan ức như các tác giả truyện cổ tích dân gian nên Nguyễn Dữ đã sáng tạo thêm đoạn truyện Vũ Nương được giải oan và sống ở thuỷ cung. III. KẾT BÀI. - Khẳng định lại vấn đề đã bàn luận ở thân bài. - Suy nghĩ của bản thân. Đề 2( Phần Văn học trung đại Việt Nam) I. MỞ BÀI. - Giới thiệu hai đối tượng cần thuyết minh đó là Nguyễn Du và Truyện Kiều. II. THÂN BÀI. 1. Giới thiệu (Thuyết minh) về tác giả: - Năm sinh, năm mất, tên chữ, tên hiệu, quê quán. - Gia đình: + Đại quý tộc, nhiều đời làm quan. + Có truyền thống văn học. - Thời đại xã hội Nguyễn Du sống: + Xã hội phong kiến khủng hoảng trầm trọng. + Bão táp phong trào noâng dân khởi nghĩa khắp nơi. - Bản thân cuộc đời Nguyễn Du. - Sự nghiệp văn chương (Tác phẩm lớn về chữ Hán, chữ Noâm) - Những nhận định đánh giá về Nguyễn Du và danh hiệu cao quý ông đạt được. 2. Thuyết minh về Truyện Kiều. - Nguồn gốc Truyện Kiều, _thời gian sáng tác? - Thể loại? Thể thơ? Số lượng câu? - Tóm tắt ngắn gọn truyện - Giá trị nội dung nghệ thuật. III. KẾT BÀI. - Đánh giá vai trò, vị trí của Nguyễn Du và Truyện Kiều trong nền văn học dân tộc. - Suy nghĩ của bản thân. 12. Đề 12( Phần Văn học trung đại Việt Nam) Nhận xét của em về đặc điểm phong cảnh thiên nhiên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du . * Phần mở bài và thân bài HS có thể viết bằng nhiều cách khác nhau, miễn là giơi thiệu được vấn đề cần nghị luận đề yêu cầu. * Phần thân bài HS cần có các ý sau : 1. Cảnh thiên nhiên trong Truyện Kiều không đơn điệu, mờ nhạt, sáo mòn mà ngược lại nó góp phần diễn tả sự biến đổi của đời sống nhân vật. Ví dụ: - Lần đầu tiên, bên nhịp cầu tình yêu, liễu xuất hiện rất duyên dáng: Dưới cầu nước chảy trong veo/ Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha. - Lần thứ hai, sau khi trải qua ác mộng gặp mộ Đạm Tiên, lòng Kiều thổn thức hướng về Kim Trọng thì liễu không thướt tha màvô tình dửng dưng : Ngoài song thỏ thẻ oanh vàng/ Nách tường bông liễu bay ngang trước mành. - Khi gia đình gặp tai biến, Kim Trọng về Liêu Dương , Thuý Kiều lâm vào gia biến thì liễu cũng trở nên xơ xác: Trông chừng khói ngất song thưa/ Hoa trôi dạt thăm liễu xơ xác vàng. 13
  14. - Khi Kiều tiễn đưa Thúc Sinh về với Hoạn Thư liễu lại xuất hiện : Sông Tần một dải xanh xanh / Loi thoi bờ liễu mấy cành dương quan. - Khi tưởng nhớ song thân thì : Cỏ cao hơn thước liễu gầy vài phân. Như vậy, cứ mỗi lần lá đổi hoa thay là mỗi lần nhân vật đi vào một chặng đường mới. 3. Cảnh thiên nhiên luôn thể hiện được chiều sâu tâm trạng nhân vật. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du chỉ chỉ dành riêng thiên nhiên cho một số nhân vật, đặc biệt Kiều, Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải. Có những nhân vật đứng trong thiên nhiên nhưng không hề thấy thiên nhiên như Sở Khanh, Hoạn Thư, Mã Giám Sinh. Ví dụ : + Buổi sáng Kiều đi chơi với tấm lòng trong trắng chưa gợn chút trần ai thì phong cảnh hiện lên thật tươi đẹp đầy sức sống : Cỏ non xanh tận chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. Còn chiều về, cảnh sắc hiện lên như dự cảm một sự chẳng lành: Nao nao dòng nước uốn quanh/ Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang. Nhịp cầu nho nhỏ là nhịp cầu tự nhiên của cảnh sắc hay nhịp cằu của số phận chông chênh bắc ngang trên dòng xoáy cuộc đời.? + Cũng tại nơi đây, bên nhịp cầu này, khi mộ Đạm Tiên xuất hiện thì: Một vùng có áy bóng tà/ hiu hiu gió thổi một và bông hoa. Nhưng khi Kim Trọng thoáng hiện thì : Dưới câu nuớc chảy trong veo/ Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha. + Khi phải ra đi cùng Mã Giám Sinh, thiên nhiên tăm tối và đầm đìa nước mắt : Đau lòng kẻ ở người đi/ Lệ rơi thấm đá tơ chia rũ tằm/ Trời hôm mây kéo tối rầm/ Dầu dầu ngọn cỏ đầm đầm cành sương. Khi tiễn biệt Thúc sinh: Người lên ngựa kẻ chia bào/ Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san. + Thiên nhiên trong mắt Thúc Sinh khi từ nhà Hoạn Thư trở về với Kiều là phong cảnh thoáng đãng, đẹp đến sững sờ : Long lanh đáy nước in trời/ Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng. Đề 3( Phần Văn học trung đại Việt Nam) Nhìn lại cuộc đời đầy sóng gió của Kiều trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, em thấy Kiều có thuỷ chung, tình nghĩa không? I. MỞ BÀI : Giới thiệu Nguyễn Du, Truyện Kiều Giới thiệu Kiều và khẳng định nàng là một cô gái thuỷ chung, tình nghĩa. II. THÂN BÀI: HS có thể trình bày các ý cơ bản sau: 1/ Suốt cuộc đời truân chuyên, chìm nổi, Kiều bao giờ cũng trọn tình trọn nghĩa với những người thân yêu hay những ai phúc hậu ra tay cứu giúp mình - Từ lúc sa cơ, gia đình bị vu oan, của cải bị cướp sạch, cha và em bị đánh đập, Kiều đã dứt bỏ tình riêng, bán mình để trả ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ Rồi khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, mọi tình cảm nghĩ suy của nàng đều hướng về cha mẹ ( Trích dẫn và phân tích thơ). Sau này, Kiều vẫn không bao giờ nguôi ngoai nhớ thương, lo lắng vè mẹ cha như những ngày mới bước chân xa nhà : Xót thay xuân cỗi huyên già/ Tấm lòng thương nhớ biết là có nguôi. - Tình nghĩa mặn mà sâu kín nhất trong đời nàng là mối tình đầu thơ mộng đối với Kim Trọng mà mãi đến cuối đời nàng vẫn ghi nhớ. Trước khi xa nhà vì gia biến, đành phải phụ lòng chàng Kim, Kiều đã nhờ cậy em gái lấy chàng Kim để trả nghĩa cho chàng và khóc tương suốt đêm : Nỗi riêng riêng n hững bàn hoàn/ Dầu chong trắng đĩa lệ tràn thấm khăn. - Đối v7í Thúc Sinh, mặc dầu chàng kgông chăm sóc, bảo bọc nàng trọn vẹn, nhưng đã có ơn đưa nàng thoát khỏi chốn lầu xanh, ân tình ấy nàng ghi khắc trong lòng. Sau này, khi sông 14
  15. với Từ Hải, được báo ân, báo oán, nàng đã đền Thúc Sinh thoả đáng: Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân/ Tạ lòng dễ xướng báo ân gọi là - Đối với đã giúp nàng khi nàng ở nhà Hoạn Thư thì : Nghìn vàng gọi chút lẽ thường/ Mà lòng phiếu mẫu mấy vàng cho cân. - Về Từ Hải, ngươì anh hùng đã hết lòng thương yêu, trân trọng nàn, đưa nàng từ một cô gai lầu xanh về làm vợ, nàng lhông bao giờ quân tình nghĩa sâu nặng ấy. Nàng đã đau đớn hổ thẹn , ân hận biết bao khi lỡ lầm gây ra cái chết uất ức cho Từ Hải, nàng đã khóc hết nước mắt và liền đó nhảy xuống sông Tiền Đường tự vẫn. 2/ Nàng là người tình thuỷ chung - Lần đầu tiên bị MGS lừa phải vào lầu xanh của mụ Tú Bà, Kiều toan tự tử, không chịu tiếp khách, một phần là vì nàng nghĩ đến Kim Trọng. - Khi ở lầu Ngưng Bích, nàng nhớ KT da diết và khẳng định tấm lòng son sắt của mình không bao giờ phai (dẫn chứng, phân tích) - Qua bao xa cách, qua mấy đời chồng, mặc dầu tình cảm có nhạt dần theo thời gian, nàng vẫn không quên được chàng Kim: Tiếc thay chút nghĩa cũ càng/ Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng/ Tấc lòng cố quốc tha hương/ Đường kia nỗi nọ ngổn ngang bời bời. III. KẾT BÀI - Khẳng định lại vấn đề nghị luận. - Suy nghĩ về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du dành cho Kiều nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung * Các đề bài còn lại, GV xem SGV, các sách tham khảo khác để hướng dẫn HS lập dàn bài và viết bài. Ngày soạn: Ngày dạy: Buổi 9: (Tiết 25,26,27) HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ HIỆN ĐẠI 1/ Kiến thức – kĩ năng. a) Kiến thức: - Nắm vững hiểu biết về các tác giả (Bằng Việt, Nguyễn Khoa Điềm, Chế Lan Viên) và các tác phẩm ( Bếp lửa, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Con cò) - Nắm vững hiểu biết về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác tác phẩm thơ nêu trên. - Liên hệ, mở rộng tới một số tác phẩm viết về hình tượng người phụ nữ trong thơ ca hiện đại như “ Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh; hay trong văn học trung đại như: “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương; Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ b) Kĩ năng: - Yêu cầu HS nắm vững kĩ năng làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Vận dụng các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn nghị luận. 2/ Các trường hợp vận dụng, ứng dụng kiến thức – kĩ năng trên và các phương pháp giải ứng với từng trường hợp. 2.1/ Bếp lửa (Bằng Việt) a) Những hiểu biết cần lưu ý về tác giả, tác phẩm: ( SGK trang 145, Ngữ văn 9, tập 1) - Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ cứu nước. 15
  16. Thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà, khai thác những kỉ niệm và ước mơ của tuổi trẻ nên rất gần gũi với bạn đọc. - Bài thơ Bếp lửa được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học nghành Luật ở Liên Xô, trích trong tập “ Hương cây – Bếp lửa”. - Bài thơ gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước. - Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận. Thành công của bài thơ còn ở sự sang tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu. b) Gợi ý phân tích: * Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu: - (Những hồi tưởng về bà bắt đầu từ hình ảnh nào? Phân tích hình ảnh ấy?) + Sự hồi tưởng được bắt đầu từ hình ảnh thân thương, ấm áp về bếp lửa: “ Một bếp lửa chờn vờn sương sớm. Một bếp lửa ấp iu nồng đượm.” “bếp lửa chờn vờn sương sớm” là hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong mỗi gia đình Việt Nam từ bao đời nay. Từ láy gợi hình “ chờn vờn” giúp ta hình dung làn sương sớm đang bay nhè nhẹ quanh bếp lửa vừa gợi cái mờ nhòa kí ức theo thời gian. Từ “ ấp iu” là một sáng tạo của nhà thơ trẻ, gợi bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa . + Từ hình ảnh bếp lửa, liên tưởng tự nhiên đến người nhóm lửa, nhóm bếp, đến nỗi nhớ niềm thương với bà của đứa cháu đang ở nơi xa. “ biết mấy nắng mưa” là cách nói ẩn dụ gợi phần nào cuộc đời lo toan, vất vả của bà. - (Những kỉ niệm nào được gợi lên qua hình ảnh bếp lửa? Qua những kỉ niệm ấy, tình bà cháu biểu hiện như thế nào?) + Từ đó, bài thơ gợi lại cả một thời thơ ấu bên người bà. Tuổi thơ ấy có nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn ( ) Tất cả hiện lên trong nỗi nhớ thương ngậm ngùi. + Tuổi thơ ấy có bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945, có mối lo giặc tàn phá xóm làng, có hoàn cảnh chung của nhiều gia đình Việt Nam trong cuộc kháng chiến ấy: Mẹ và cha công tác bận không về, cháu sống trong sự cưu mang, dạy dỗ của bà, sớm phải có ý thức tự lập, sớm phải tự lo toan: “ Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa .Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc ” Kỉ niệm về bà và những năm tháng tuổi thơ luôn luôn gắn với hình ảnh bếp lửa: (D/C) Bếp lửa hiện diện như tình bà ấm áp, như chỗ dựa tinh thần, như sự cưu mang, đùm bọc của bà. - (Trong hồi tưởng của nhà thơ về bếp lửa quê hương, hình ảnh ấy gợi thêm liên tưởng nào? Sự xuất hiện của tiếng chim tu hú trong hoài niệm về bà góp phần diễn tả tình cảm nào của cháu đối với bà? ) + Bếp lửa quê hương, bếp lửa của tình bà lại gợi thêm một liên tưởng khác: sự xuất hiện của tiếng chim tu hú(D/C) Tiếng chim quen thuộc của cánh đồng quê mỗi độ hè về, tiếng chim như giục giã, như khắc khoải một điều tha thiết, khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm nhớ mong Nhà thơ như đang kể chuyện trực tiếp với bà rồi chìm đắm trong suy tưởng để trò chuyện với chim tu hú trách cứ nó. Những lời thơ tự nhiên mà thật cảm động khi diễn tả tình cảm chân thành của nhà thơ. Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa: 16
  17. (Những suy ngẫm nào của nhà thơ về bà được bộc lộ? Hình ảnh người bà hiện lên trong dòng suy tưởng ấy như thế nào?) + Từ những kỉ niệm hồi tưởng về tuổi thơ và bà, người cháu suy ngẫm về cuộc đời bà. Hình ảnh bà luôn gắn liền với hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa; có thể nói bà là người nhóm lửa lại cũng là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng và tỏa sáng trong mỗi gia đình. + Sự tần tảo, đức hi sinh chăm lo cho mọi người của bà được tác giả thể hiện trong một chi tiết rất tiêu biểu: “ Mấy chục năm rồi Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm” + Bếp lửa tay bà nhóm lên mỗi sớm mai là nhóm lên niềm yêu thương, niềm vui sưởi ấm, san sẻ và còn “ Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ.” + Đứa cháu năm xưa giờ đã khôn lớn, đã được chắp cánh bay xa, nhưng vẫn không thể nào nguôi quên ngọn lửa của bà, tấm lòng đùm bọc, ấp iu của bà. Ngọn lửa ấy thành kỉ niệm ấm lòng, thành niềm tin thiêng liêng, kì diệu, nâng bước cháu trên suốt chặng đường dài. Người cháu yêu bà, nhờ hiểu bà mà hiểu thêm dân tộc mình, nhân dân mình. + Hình ảnh bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa. Trong bài thơ, có tới mười lần tác giả nhắc đến bếp lửa và hiện diện cùng bếp lửa là hình ảnh người bà, người phụ nữ Việt Nam muôn thuở với vẻ đẹp tảo tần, nhẫn nại và đầy yêu thương. Bếp lửa là tình bà ấm nóng, bếp lửa là tay bà chăm chút Chính vì thế mà nhà thơ đã cảm nhận được trong hình ảnh bếp lửa bình dị mà than thuộc sự kì diệu, thiêng liêng: “ Ôi kì lạ .” + Nhưng tác giả còn nhận ra một điều sâu xa nữa: Bếp lửa được bà nhen lên không chỉ bằng nhiên liệu ở bên ngoài, mà còn chính là được nhen nhóm lên từ ngọn lửa trong lòng bà – ngọn lửa của cuộc sống, lòng yêu thương, niềm tin. Bởi vậy từ bếp lửa, bài thơ gợi đến ngọn lửa, với ý nghĩa trừu tượng và khái quát: “ Rồi sớm chứa niềm tin dai dẳng ” Như thế hình ảnh bà không phải là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp. Bếp lửa đã sưởi ấm một đời người. c) Kiến thức mở rộng, nâng cao: - có nhà phê bình đã nhận xét: “ Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt chứa đựng một ý nghĩa triết lí thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người, đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình dài rộng của cuộc đời” Dựa vào bài thơ “ Bếp lửa”, hãy nêu cảm xúc và suy nghĩ của em để làm rõ nhận xét trên. + Gợi ý: - Luận điểm 1: kỉ niệm bếp lửa năm 4 tuổi (đau buồn) - Luận điểm 2: kỉ niệm tám năm kháng chiến, đi tản cư với bà ( xa vắng) - Luận điểm 3: kỉ niệm giặc đốt làng, đốt nhà (đau thương) - Luận điểm 4: Đọng lại cả tuổi thơ dài là người bà và bếp lửa quê hương ( sâu sắc) - Luận điểm 5: Tất cả những kỉ niệm than thiết nhất của tuổi thơ đã nâng đỡ, tỏa sáng con người suốt hành trình cuộc đời: dù đã đi xa, cuộc sống đầy đủ những niềm vui, nhà thơ luôn nhớ về bà và bếp lửa (khổ thơ cuối) Tình yêu thương và lòng biết ơn bà chính là một biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương và đó cũng là sự khởi đầu của tình yêu con người, tình yêu đất nước. - Bài thơ “ Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh có mối liên hệ như thế nào với bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt? d) Phần bài tập vận dụng: Bài tập1. Nêu những suy nghĩ của em về tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt (bài TLV) Gợi ý: * Mở bài: 17
  18. - Giới thiệu tác phẩm và nêu cảm nhận chung về tình cảm bà cháu sâu đậm của NV trữ tình với người bà kính yêu khi xa cách. * Thân bài: - PT hình ảnh bếp lửa gắn với hình ảnh người bà và những kỉ niệm sâu sắc, đằm thắm tình bà cháu. - PT những suy ngẫm của người cháu về sự tần tảo, đức hi sinh của người bà. - Nêu cảm nhận về ngọn lửa niềm tin mà người bà đã khơi dậy và truyền lại cho cháu và mọi người. * Kết bài: + Kđ tình cảm bà cháu gắn bó yêu thương. + Nêu YN, giá trị của tình cảm gia đình. Bài tập 2. Trong bài thơ "Bếp lửa" nhà thơ BV viết: "Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng " - Vì sao ở hai câu cuối, tác giả dùng từ "ngọn lửa" mà không nhắc lại từ "bếp lửa"? Ngọn lửa ở đây có ý nghĩa gì? Em hiểu những câu thơ trên như thế nào? - Viết một đoạn văn ngắn (8 - 10 câu) nêu nhận xét về ý nghĩa tượng trưng của hình tượng bếp lửa trong bài thơ. Gợi ý: + ở câu đầu dùng "bếp lửa"  đây là hình ảnh xuyên suốt bài thơ thể hiện chủ đề T 2 của tác phẩm  là cơ sở để xuất hiện hình ảnh ngọn lửa ở hai câu thơ sau. Nhắc đến bếp lửa là gợi người cháu nhớ đến bà. + Trong mỗi lần nhóm bếp lửa, ngọn lửa cháy lên mang ý nghĩa tượng trưng. Bếp lửa được bà nhen lên không chỉ bằng nguyên liệu mà còn được nhen lên từ ngọn lửa trong lòng bà, ngọn lửa của sức sống, của lòng yêu thương niềm tin. Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa sự sống niềm tin cho các thế hệ nối tiếp. - Viết đoạn: Cần đảm bảo định hướng sau: + Bếp lửa là hình ảnh quen thuộc, tượng trưng cho tình bà cháu. + Bếp lửa là tình yêu thương bà dành cho cháu. + Bếp lửa là nơi bà nhóm lên tình cảm khát vọng cho người cháu  ngọn lửa của tình yêu, niềm tin. Bài tập 3. Phân tích đoạn thơ sau : "Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ Ôi kỳ lạ và thiêng liêng bếp lửa!" Gợi ý: * Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí, nội dung đoạn thơ:Những suy ngẫm sâu sắc của tác giả về người bà, về bếp lửa. * Thân bài: - Suy ngẫm của người cháu về bà (7 câu đầu) + Đó là sự tần tảo, đức hi sinh, tấm lòng yêu thương sẻ chia của bà, hình ảnh bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa (HS cần căn cứ vào cụm từ chỉ thời gian: đời bà, mấy chục năm, từ láy tượng hình: lận đận, hình ảnh ẩn dụ: nắng mưa). 18
  19. + Bà đã nhóm dậy những gì cao quý, thiêng liêng nhất của một con người: nhóm niềm yêu thương, niềm tin, nghị lực. - Suy ngẫm của người cháu vì bếp lửa, ngọn lửa (câu cuối) hình ảnh bà gắn với bếp lửa, ngọn lửa. Bếp lửa vốn thân thuộc trong mỗi gia đình bỗng trở lên kỳ lạ bởi ngọn lửa bà nhóm lên từ chính ngọn lửa trong lòng bà, ngọn lửa của sức sống, niềm tin  bếp lửa kì diệu thiêng liêng có sức toả sáng nâng đỡ tâm hồn cháu trong suốt cuộc đời. * Kết bài: Suy nghĩ và ước mơ của tác giả. Bài tập 4. Trong bài thơ "Bếp lửa", nhà thơ Bằng Việt có viết: "Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng " a. Chép chính xác 8 câu thơ tiếp nối đoạn thơ trên. b. Trong những dòng thơ em vừa chép có hiện tượng dùng từ chuyển nghĩa. Chỉ ra những từ đó và cho biết ý nghĩa biểu đạt của nó trong câu thơ. c. Cho những từ: le lói, liu riu. Theo em, những từ này có thể thay thế cho từ "ủ sẵn " trong đoạn thơ em vừa chép được không? vì sao? d. Đoạn thơ được trích dẫn là những suy ngẫm sâu sắc và tình cảm chân thành của nhà thơ đối với người bà vô cùng yêu thương và kính trọng. Hãy triển khai ND trên thành một đoạn văn nghị luận theo phương pháp lập luận quy nạp (khoảng 12 câu). Trong đoạn có sử dụng câu chưa lời dẫn trực tiếp và câu nghi vấn bộc lộ cảm xúc (có gạch chân và ghi chú thích). Gợi ý: a. Tự làm. b. Từ "nhóm" trong hai câu thơ: "Nhóm niêm yêu thương " và "Nhóm dậy cả tâm tình " được dùng với nghĩa chuyển (theo phương thức ẩn dụ)  có nghĩa là khơi dậy hay gợi lên niềm yêu thương, những kí ức đẹp, có giá trị trong cuộc đời con người. c. Những từ này không thể thay thế cho từ "ủ sẵn" và: - Căn cứ vào sự kết hợp với từ sau nó là từ "nồng đượm" thì không thể là "le lói nồng đượm" hay "liu riu nồng đượm"  vô lý. - Từ "nhóm" của câu thơ này được hiểu theo nghĩa chuyển nên chỉ có từ "ủ sẵn" mới diễn tả được sự yêu thương, quan tâm lo lắng của người bà dành cho cháu. d. Đoạn văn: (Xem đáp án câu 3). Bài tập 5: “ Bếp lửa sưởi ấm một đời người!” – Bàn về bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt. Bài tập 6: Cảm nhận của em về tình bà cháu và hình ảnh bếp lửa trong bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt. * Ghi chú: ( Các bài tập 5,6, HS có thể dựa vào các gợi ý trên và một số tài liệu khác để luyện tập.) 2.2/ Con cò (Chế Lan Viên) a) Những hiểu biết cần lưu ý về tác giả, tác phẩm: ( SGK trang 47, Ngữ văn 9, tập 2) - Chế Lan Viên (1920 – 1989) là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam, có những đóng góp quan trọng cho thơ ca dân tộc ở thế kỉ XX. Thơ CLV có phong cách nghệ thuật rõ nét và độc đáo. Đó là phong cách suy tưởng triết lí, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại. - CLV có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ. Hình ảnh thơ của ông phong phú, đa dạng kết hợp giữa thực và ảo, thường được sáng tạo bằng sức mạnh của liên tưởng, tưởng tượng, nhiều bất ngờ kì thú. 19
  20. - Bài thơ “ Con cò” sang tác năm 1962, in trong tập “ Hoa ngày thường – chim báo bão”. Bài thơ khai thác và phát triển hình ảnh con cò trong những câu hát ru rất quen thuộc, để ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi người. b) Gợi ý phân tích: * Đoạn 1: Hình ảnh con cò thấp thoáng hiện ra từ các câu ca dao dung làm lời ru, gợi lên khung cảnh quen thuộc của làng quê, nhịp sống êm đềm, thong thả, bình yên: “ Con cò bay la – con cò bay lả - con cò Cổng Phủ - con cò Đồng Đăng) - Lời ru giản dị dễ đi sâu vào tiềm thức trẻ thơ nhưng vẫn giàu tính biểu tưởng, toát lên tình yêu thương ấm áp của mẹ dành cho con. - Hình ảnh con cò ăn đêm, con cò xa tổ - cò gặp cành mềm, cò sợ xáo măng (ẩn dụ) Thể hiện sự nhọc nhằn, vất vả của người mẹ trong lúc mưu sinh. * Đoạn 2: - Hình ảnh con cò mang ý nghĩa biểu tượng đã đi vào tiềm thức của đứa trẻ. Cò gần gũi quấn quýt ( làm quen, đứng quanh nôi, vào trong tổ) - Cò trở thành người bạn đồng hành suốt cuộc đời, gắn liền với những ấp ủ tương lai (cánh của cò hai đứa đắp chung đôi – con theo cò, cò bay theo con làm thi sĩ cánh cò trắng trong hơi mát câu văn ) - Điệp khúc “ ngủ yên” (ở đầu đoạn 2) được lặp lại như một điệu ru con quen thuộc, như tình mẹ tiếp tục vỗ về yêu thương khi con trẻ lớn lên. Điệp ngữ “ Lớn lên” lặp lại 3 lần, diễn tả nhịp độ trưởng thành của đứa con và bàn chân âm thầm của mẹ theo con đi tới tương lai. - Hình tượng con cò lớn lên theo sự khôn lớn của con, lớn lên trong niềm yêu thương, kì vọng của mẹ đối với con. Cánh cò trắng ở đây là ai? Nếu không phải là hóa thân của người mẹ đi theo con, dìu dắt, nâng đỡ con âm thầm và bền bỉ * Đoạn 3: - Hình ảnh con cò mang biểu tượng của tấm lòng người mẹ ( Dù ở gần con, dù ở xa con – Lên rừng xuống bể - Cò sẽ tìm con – Cò mãi yêu con ) - Từ sự thấu hiểu tình yêu thương âm thầm và bền bỉ ấy nhà thơ đã nói lên sức mạnh muôn đời của tình mẫu tử, mãnh liệt và vĩnh cửu như một lời thề: “ Con dù lớn Đi hết đời Một con cò thôi Cũng là cuộc đời .” c) Kiến thức mở rộng, nâng cao: - Tình mẹ con sâu nặng không chỉ thể hiện qua bài “ Con cò” mà còn in đậm trong rất nhiều bài thơ khác của Chế Lan Viên.Ví dụ: “ Gốc nhãn vườn xưa cao khó hái. Tám mươi, nay mẹ hẳn lưng còng. Chắp đường Nam – Bắc con thăm mẹ. Hái một chùm ngon dâng mẹ ăn. ( Gốc nhãn cao) “ Canh cá tràu mẹ thường hay nấu khế. Khế trong vườn thêm một tí rau thơm Ừ, thế đó mà một đời xa cách mẹ. Ba mươi năm trở lại nhà, nước mắt xuống mâm cơm”. ( Canh cá tràu) - Trái tim, tấm lòng mẹ luôn dành trọn cho con với niềm tin yêu và tình cảm tha thiết nhất. Mẹ là duy nhất đối với mỗi người, sự hi sinh của mẹ là bất tận, vô biên bởi mẹ luôn sẵn sàng đón nhận những vấp ngã lỗi lầm của con, đổi nước mắt, hạnh phúc để cho con vui sướng. Những 20
  21. lời thơ của CLV nhằm tôn vinh hình ảnh người mẹ, một nhà thơ đã viết: “ Cổ tích là chuyện con người Mẹ là cổ tích suốt đời theo con.” - Cánh cò là mô típ quen thuộc của ca dao, điệu ru cũng là điệu hát quen thuộc của dân tộc, của người mẹ. Trong bài thơ theo thể tự do viết về tình mẹ đối với con. CLV cũng đã vận dụng hình tượng ca dao, lời ru và đã diễn tả được tình yêu thương vô hạn của mẹ đối với con. Tác giả vận dụng sáng tạo chất liệu ca dao xưa để tạo nên một bài thơ đậm đà mang tính dân tộc hiện đại trong cả hình ảnh, thể điệu và giọng điệu, đã kế thừa, mở rộng và nâng cao một tình cảm nhân bản truyền thống lên một tầm vóc mới. Đó là tình cảm mẹ con gắn bó, hòa hợp với tình yêu quê hương, đất nước và khát vọng vươn tới tương lai. - Nhà thơ Nguyễn Duy trong bài thơ “ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa ” cũng đã có những câu thơ rất hay viết về mẹ: “Cái cò sung chát đào chua Câu ca mẹ hát gió đưa về trời. Ta đi trọn kiếp con người, Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.” Đó là suy ngẫm triết lý về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người. d) Phần bài tập vận dụng: Bài tập 1: Cảm nhận của em về hỡnh ảnh con cũ trong khỳc ru 2? Gợi ý: - Con có trong ca dao đó tiếp tụ sự sống của nú trong tõm thức con người - Hỡnh ảnh con cũ được xõy dựng bằng liên tưởng, tưởng tượng, nú bay ra từ ca dao để gắn bó, nâng đỡ con người trong suốt cuộc đời. Dẫn chứng: + Cánh cò đi vào tiềm thức tuổi thơ “Cũ đứng quanh nụi Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi”. + Cánh cò gắn bú với tuổi học trũ “Mai khụn lớn, con theo cũ đi học Cánh trắng cò bay theo gút đôi chân” + Cánh cò gắn với tuổi trưởng thành “Lớn lờn Con làm thi sĩ! Cánh cò trắng lại bay hoài khụng nghỉ?” - Là hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng cho lũng mẹ, cho lời ru. Dẫn chứng: + Cỏnh của cũ, hai đứa đắp chung đôi . Hỡnh tượng húa lũng nhõn từ, đùm bọc bao la của mẹ với con. . Hỡnh tượng húa lời ru của mẹ cho con, cho cũ + Cỏnh cũ trắng bay theo gót đôi chân . Hỡnh tượng húa sự dỡu dắt của mẹ vào thế giới tri thức. + Cỏnh cũ trắng lại bay hoài khụng nghỉ Trước hiên nhà Và trong hơi mát câu văn . Hỡnh tượng húa sự mong ước của mẹ đưa con vào thế giới nghệ thuật. 21
  22. Từ hỡnh ảnh con cũ trong khỳc ru 2 Khẳng định sự nâng đỡ, dỡu dắt dịu dàng và bền bỉ của mẹ khụng biết mệt mỏi để rồi trong “hơi mát câu văn” của đứa con làm thi sĩ có bóng dáng của cánh cũ, búng dỏng của người mẹ thân yêu. Bài tập 2: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ: “Dự ở gần con theo con”. Câu chủ đề: Hỡnh ảnh con cũ chớnh là biểu tượng cho tỡnh yờu thương con vô bờ bến của mẹ. Thõn: Nghệ thuật: + Cặp từ trỏi nghĩa: gần > < xuống bể Đức hy sinh cao cả của mẹ dành cho con. Cả cuộc đời mẹ trải qua bao khó khăn nhưng tâm trớ mẹ vẫn dừi theo từng bước đi của con. + Điệp từ: dự vẫn Khẳng định tỡnh mẫu tử bền chặt qua bao thời gian, qua bao thử thỏch mẹ vẫn luụn bờn con. Từ sự thấu hiểu lũng mẹ, Chế Lan Viên đó khỏi quỏt thành một quy luật sõu sắc: tỡnh cảm, đó là tỡnh mẫu tử luụn cú ý nghĩa bền vững, sõu sắc, nú mói trường tồn với thời gian. Bài tập 3: So sánh cách vận dụng lời ru của Nguyễn Khoa Điềm (Khúc hát ru ) và Chế Lan Viên (Con cò): 1) Khúc hát ru : Tác giả vừa trò chuyện với đối tượng (những em bé dân tộc Tà-ôi trên lưng mẹ), với giọng điệu gần như lời ru; lại có cả những lời ru trực tiếp từ người mẹ.  Khúc hát ru ở bài thơ ấy biểu hiện sự thống nhất giữa tình yêu con với tình yêu cách mạng, với lòng yêu nước và ý chí chiến đấu. 2) Con cò: Gợi lại điệu hát ru. Tác giả muốn nói về ý nghĩa của lời ru và ngợi ca tình mẹ đối với đời sống mỗi con người. Bài tập 4: Viết đoạn văn bình khổ thơ “Dù ở gần con vẫn theo con”. Gợi ý: - Giới thiệu Con cò là hình tượng xuyên suốt bài thơ, đi vào lời ru của mẹ và là biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, lúc nào cũng ở bên con đến suốt cuộc đời, trở thành “Cuộc đời vỗ cánh qua nôI” của đứa con. - Từ hình tượng con cò, nhà thơ đã khái quát thành một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững và sâu sắc. “Dù ở gần con Yêu con” - ở đây, chú cò trắng đã hoá thân vào hình ảnh người mẹ: + 4 câu đầu chỉ có 4 chữ ngắn gọn, giọng thơ lắng lại  giống lời thủ thỉ của mẹ dành cho đứa con yêu. + Sự lặp lại liên tục của các từ: dù, ở, con cò,  láy đi láy lại cảm xúc dâng trào trong sâu thẳm tâm hồn mẹ. + “Lên rừng ” – phép đối nghĩa  gợi ra hai chiều không gian với bao khó khăn chồng chất lên cuộc đời.  Khoảng cách địa lý có thể “gần”, có thể “xa” nhưng chẳng thể nào cản được bầu trời yêu thương của mẹ. Dù một ngày nào đó mẹ không còn có mặt trên cuộc đời này nữa nhưng mẹ vẫn “luôn”, vẫn “sẽ” mãi tìm con, yêu con. Mai này con sẽ trở thành cánh cò vững chãi bay xa nhưng trong trái tim của mẹ con vẫn còn bé bỏng, ngây thơ như thuở nằm trong nôi được mẹ cưng chiều. Quả thật, đối với bất kỳ người mẹ nào trên thế gian, đứa con nhỏ của mình luôn 22
  23. dại khờ, luôn cần được che chở, bao bọc, cần một điểm tựa nâng đỡ. Bởi vậy, mẹ lúc nào cũng dõi theo từng bước chân con trên chặng đường đời lắm chông gai, thử thách. Tấm lòng mẹ muôn đời là vậy. Vượt ra ngoài mọi hoàn cảnh, mọi giới hạn vẫn không hề đổi thay.  Từ những cảm xúc dâng trào, Chế Lan Viên đã đưa ra một triết lý sâu sắc, cảm động về tình yêu thương của người mẹ: “Con dù lớn theo con” – triết lý ấy bao giờ cũng đúng, triết lý ấy không ai có thể phủ nhận được. “Ta đi trọn kiếp một đời Cũng không đi hết những lời mẹ ru” Bài tập 5: Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong một số tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9. 2.3/ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. (Nguyễn Khoa Điềm) a) Những hiểu biết cần lưu ý về tác giả, tác phẩm: ( SGK trang 153, 154, Ngữ văn 9, tập 1) * Mở rộng: - Hoàn cảnh sang tác: Bài thơ ra đời giữa những năm tháng quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước trên cả hai miền Nam Bắc. Thời kì này cuộc sống của cán bộ, nhân dân ta trên các chiến khu (phần lớn là những miền rừng núi) rất gian nan, thiếu thốn. Cán bộ, nhân dân ta vừa bám rẫy, bám đất, tăng gia sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu bảo vệ căn cứ. Bài thơ “ Khúc hát ru ” được viết vào buổi sang ngày 25/ 3/ 1971 tại cơ quan tuyên huấn Khu ủy Trị Thiên. Trước đó nửa tháng, tác giả có chuyến công tác dọc Trường Sơn trên vùng biên giới Việt Lào. Đã đến núi Ka lưi, đã gặp em Cu tai, còn khúc hát ru là viết từ cảm xúc. - Chủ đề của bài thơ: Bài thơ thể hiện thấm thía tình yêu thương con, ước mong thiết tha của người mẹ gắn với tình yêu quê hương, đất nước, với khát vọng tự do trong cuộc kháng chiến bền bỉ, anh dũng của dân tộc. b) Gợi ý phân tích: * Đề bài: Suy nghĩ về tình mẫu tử trong bài thơ “ Khúc hát ru ” của Nguyễn Khoa Điềm. a) Mở bài: - Giới thiệu vài nét về tác giả ( Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ) hoặc giới thiệu chung về hình tượng người phụ nữ Việt Nam anh hùng trong thơ ca kháng chiến thờ kì chống Mĩ. - Khái quát nội dung bài thơ: Từ một khúc hát ru mượt mà, chan chứa tình yêu thương con của người mẹ Tà Ôi, chúng ta lại hiểu them ý chí, nghị lực, tấm lòng, trái tim của một người mẹ, một người phụ nữ. b) Thân bài: - Ý chuyển: Trong suốt chiều dài của khúc hát ru, hình ảnh của người mẹ Tà ôi cứ trở đi trở lại. Mỗi lần xuất hiện, ta lại gặp mẹ trong một công việc mới. Và lần nào cũng vậy, luôn có Cu Tai ở bên. Mẹ địu con giã gạo nuôi quân, em theo mẹ lên rẫy tỉa bắp. Và trong những năm tháng cả nước ra trận, toàn dân là chiến sĩ, mẹ lại “ địu em đi để dành trận cuối” Chân dung người mẹ cứ đẹp dần lên bên sự gắn bó với đứa con bé bỏng. Tình yêu thương con của mẹ cứ đầy lên theo từng âm điệu của lời ru. * Đoạn 1: Người mẹ hiện lên với dáng hình tần tảo, vất vả với công việc giã gạo nuôi bộ đội. Mẹ giã gạo em vẫn trên lưng mẹ. Đôi vai gầy sẽ là chiếc gối êm, tấm lưng nhỏ sẽ là chiếc nôi ru em trọn giấc và tình yêu con mãnh liệt sẽ mãi là tiếng hát ngọt ngào ru giấc em say: “ Vai mẹ gầy .Lưng đưa nôi ” - Mẹ gầy vì công việc đánh giặc, mẹ gầy vì nuôi con. Nhưng trái tim của mẹ hát về ước mơ: “ Mai sau lún sân” * Đoạn 2: Nói về việc mẹ lên núi tỉa bắp. 23
  24. - Chính tình yêu ấy đã đem đến cho mẹ sức mạnh diệu kì để vượt qua muôn vàn khó khăn: “ Mẹ đang tỉa bắp Lưng núi thì to .” Hình ảnh đối lập được tạo nên giữa “ lưng núi to” và “ lưng mẹ nhỏ”, giữa một bên vững chắc, kì vĩ và một bên yếu ớt, nhỏ bé. Điều đó làm nổi bật sức mạnh tiềm tàng của mẹ chống đỡ với gian nan, vất vả, nổi bật tình yêu thương lớn lao mẹ dành cho con. Hình ảnh người mẹ trở nên vĩnh hằng. - núi thì to, nương bắp thì rộng mà sức mẹ có hạn. trên lưng mẹ em vẫn ngủ say: “ Mặt trời của bắp / Mặt trời của mẹ ” Hình ảnh ẩn dụ trong sự đối sánh nhiều ẩn ý, giàu giá trị biểu cảm Em là mặt trời của mẹ, em là hạnh phúc, là lẽ sống, là ý nghĩa thiêng liêng của những công việc mẹ đang làm. Mẹ mơ ước về em: “ Mai sau Ka – Lưi.” * đoạn 3: - Giặc Mĩ đến đánh, đuổi chúng ta phải rời suối, rời nương. Mẹ phải chuyển lán, đạp rừng, cũng tham gia đánh giặc. Mẹ đến chiến trường em vẫn trên lưng: “ Từ trên lưng mẹ em vào Trường Sơn” - Trong khói lửa chiến tranh, mẹ mong ước: “ Mai sau con lớn làm người tự do”. Giấc ngủ em say cùng bao nhiêu giấc mơ tuyệt đẹp. Giấc mơ em cũng chính là ước ao thầm kín mà mạnh liệt của người mẹ Tà Ôi. Cứ như thế em sẽ lớn dần lên trên lưng mẹ, em sẽ lớn dần lên qua từng câu hát ngọt ngào của tình mẹ mênh mông. - Ba đoạn thơ lần lượt thể hiện công việc cùng tấm lòng của người mẹ trong chiến khu gian khổ. Người mẹ ấy có quyết tâm bền bỉ trong lao động, trong kháng chiến. Người mẹ còn thắm thiết yêu con và cũng năng tình thương buôn làng, quê hương, bộ đội và khao khát mong cho đất nước được độc lập, tự do - Giọng điệu thơ ở đoạn ba khẩn trương, dồn dập, diễn tả khí thế đầy cam go, vất vả đánh giặc: “ Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường- Từ trong đói khổ ” * Kiến thức mở rộng, nâng cao( Phần thân bài) - Đọc những câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm ta lại thấy rưng rưng nỗi nhớ những câu thơ của Chế Lan Viên: “ Mai khôn lớn con theo cò đi học .Và trong hơi mát câu văn.” ( Con cò) Người mẹ nào cũng thế. Vất vả, gian lao, khó nhọc, hi sinh cũng để cho ngày cây kết trái. Cái ngày con khôn lớn, thành người là ngày hạnh phúc, viên mãn nhất của đời mẹ. Người mẹ trong hai bài thơ, hai lời ru đều cùng chung niềm mong mỏi cháy bỏng muôn đời ấy. Song dường như ngoài cái mơ ước như trăm ngàn người mẹ trên đời, mơ ước của người mẹ Tà Ôi còn có điều gì hơn thế nữa. Đó là mơ ước của người mẹ chưa được sống trong một đất nước hoàn toàn độc lập. Vậy thì phải chăng, tình yêu và hi vọng về con cũng chính là niềm khát khao của chính đời mẹ - Cái tình của người mẹ đối với con mãnh liệt, sâu nặng biết bao nhiêu. Càng sâu sắc hơn, khi cũng qua giai điệu những lời ru, ta nhận ra rằng: Tình mẫu tử thiêng liêng ấy giờ đây đã hòa chung với tình yêu thương bộ đội, yêu bản làng, yêu đất nước (D/C) Chính những tình cảm thiêng liêng, cao cả ấy đã lí giải cho những công việc mẹ làm, cho tình yêu, niềm hi vọng mà mẹ đã gửi gắm vào đứa con yêu. Giờ đây, trong trái tim chan chứa yêu thương ấy của mẹ ta nhận ra cái tình của mẹ chan hòa thắm đượm biết bao nhiêu bởi sắc đỏ của dòng máu yêu gia đình, yêu tổ quốc thiết tha. Bà mẹ Tà Ôi bình dị, đời thường trong thơ Nguyễn Khoa Điềm bỗng trở thành một biểu tượng đẹp đẽ, sinh động về người phụ nữ Việt Nam trung hậu, đảm đang, một biểu tượng của một dân tộc anh hùng. - Bài thơ là một cấu tạo nhịp điệu tinh vi: + Ba đoạn lặp lại một lời ru của nhà thơ, một lời ru người mẹ, song song như một bài song ca. 24
  25. + Lời ru nhà thơ hướng vào thực tại, lời ru người mẹ hướng về tương lai, như là sự lí giải động lực tinh thần sâu xa giúp mẹ vượt qua mọi gian lao, thử thách. - Cấu trúc bài thơ kết hợp giọng nói của tác giả với giọng ru của bà mẹ người dân tộc thiểu số, tạo nên ba khúc ru nối tiếp nhau trong cùng một cấu trúc như khúc ru đầu, với nội dung luân chuyển từ thấp đến cao, cho đến cao trào ở khúc ru thứ ba. Nó như một khúc ca cân đối trong các chương. - Bài thơ có chất giọng giản dị, dễ hiểu, cách lập ngôn có tính hình tượng của người dân miền núi. * Mở rộng: Liên hệ, phân tích vẻ đẹp của hình tượng mẹ trong bài thơ “ Mẹ và quả” của Nguyễn Khoa Điềm: “ Và chúng tôi một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.” c) Phần kết bài: Khẳng định lại giá trị chung của bài thơ và bộc lộ những suy nghĩ về tình mẫu tử: Đất nước thanh bình đã hơn ba mươi năm. Khát vọng tự do ngày nào của người mẹ đã trở thành hiện thực. Những em bé trên lưng mẹ ngày ấy giờ cũng đã trưởng thành, trở thành chủ nhân của một đất nước thống nhất. Vậy mà giờ đây, mỗi lần đọc lại bài thơ ấy, sống cùng lời ru ấy, lòng ta lại không khỏi xao xuyến. Điều gì đã làm nên sức sống của bài thơ? Phải chăng, điều cốt lõi là ở tình cảm thiêng liêng muôn đời ấy: tình mẫu tử? d) Phần bài tập vận dụng: Bài tập1: Trình bày bằng một đoạn văn ngắn cảm nghĩ của em về hình ảnh người mẹ Tà Ôi trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. * Gợi ý: 1. Yêu cầu về nội dung: Có thể nêu một số cảm nghĩ về hình ảnh người mẹ Tà Ôi: trong bài thơ tương đối tự do, nhưng cần làm rõ cảm nghĩ về những tình cảm sau của người mẹ: - Người mẹ Tà-ôi làm những công việc vất vả: giã gạo, phát rẫy, tỉa bắp, chuyển lán, đạp rừng. - Tình cảm của mẹ: Tình thương con hoà quyện trong tình thương bộ đội, thương dân làng, thương đất nước. Chính tình thương ấy làm cho mẹ có sức mạnh bền bỉ, dẻo dai để nuôi những đứa con hiến dâng cho kháng chiến. * Người mẹ Tà-ôi vô danh là tiêu biểu cho người mẹ Việt Nam anh hùng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước. 2. Yêu cầu về hình thức: - Hình thức là một đoạn văn ngắn (có độ dài từ 7 đến 10 câu văn). - Các câu liên kết chặt chẽ. - Lời văn có cảm xúc. - Diễn đạt lưu loát. Bài tập 2. Trong bài thơ“ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ“, tại sao chỉ có một em cu Tai mà tác giả lại viết là“ những em bé lớn trên lưng mẹ“? Nhan đề bài thơ có ý nghĩa như thế nào? * Gợi ý: - Chỉ có một em cu Tai, nhưng tác giả lại viết là những em bé. Đây là cách khái quát ở trong thơ. Em cu Tai là một hình ảnh cụ thể, nhưng có bao nhiêu em bé ở rừng đã lớn trên lưng của các bà mẹ người dân tộc Tà- ôi. Cũng có bao nhiêu bà mẹ ngoài đời, nhưng nhà thơ lại chỉ 25
  26. viết một từ mẹ mà thôi. Một em bé để nói rất nhiều em bé. Một bà mẹ , nhưng là để nói về nhiều người mẹ. - Nhan đề bài thơ là một ý thơ. Bài thơ ca ngợi người mẹ miền núi, cũng là người mẹ Việt Nam, kết hợp lòng thương con, yêu con với yêu thương bộ đội, yêu thương dân làng, yêu nước. Hình ảnh người mẹ là hình ảnh tượng trưng đã nuôi lớn những người con của mình để hiến dâng cho cuộc kháng chiến giành độc lập, tự do của Tổ quốc. Bài tập 3. Có bao nhiêu người ru trong bài thơ “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”? Khúc hát này có điều gì đặc biệt về nhịp điệu, nội dung tình cảm? *Gợi ý: - Có hai người ru em cu Tai, một là lời ru của tác giả, một lời ru khác là của mẹ em “ Lưng đưa nôi và tim hát thành lời. Hai lời ru này hoà quyện vào nhau trong suốt bài thơ tạo thành khúc hát ru độc đáo. Hai lời ru trong một khúc hát. Mỗi lời ru gồm hai phần: lời ru của tác giả và lời ru của mẹ. Lời ru của tác giả kể ra những công việc mẹ làm. Lời ru của mẹ mong ước về em và về kết quả công việc đó. - Điều đặc biệt của khúc hát: + Về nhịp điệu: Âm điệu có phần lặp lại, nhưng cũng có phần phát triển làm cho lời ru vừa du dương, lại vừa biến hoá. + Nội dung tình cảm: Không phải là lời ru buồn quen thuộc với những sung chát đào chua, với những con cò và cơn mưa mù mịt. Nội dung lời ru là những công việc của một bà mẹ kháng chiến: giã gạo nuôi bộ đội, phát rẫy tỉa bắp lấy lương thực cho kháng chiến, chuyyển lán, đạp rừng đánh Mỹ. Tình cảm không chỉ dành cho con trai bé bỏng, mà còn dành cho bộ đội, cho dân làng, cho lãnh tụ và cho đất nước. Đấy chính là những nét mới mẻ, độc đáo của bài hát ru. Bài tập 4. Hãy nêu tư tưởng chủ đề của bài thơ “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”. * Gợi ý: Bài thơ “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” được Nguyễn Khoa Điềm được sáng tác năm 1971, khi đang công tác ở chiến khu miền tây Thừa Thiên. Bằng ngòi bút tinh tế, nhạy cảm và tấm lòng trân trọng, tác giả ca ngợi người mẹ dân tộc Tà-ôiyêu con, thương làng, thương bộ đội, yêu nước đã làm những công việc phục vụ cho cuộc kháng chiến và nuôi những người con hiến dâng cho cuộc kháng chiến cứu nước. Bài tập 5. Cho câu thơ sau: “Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng” Phân biệt nghĩa của từ “nghiêng” trong câu thơ trên? Cho biết đó là hiện tượng gì trong tiếng Việt? * Gợi ý: - Từ “nghiêng” trong “giấc ngủ em nghiêng” được sử dụng với nghĩa chuyển miêu tả trạng thái của giấc ngủ, đứa trẻ trên lưng mẹ ngủ không yên giấc, nghiêng theo nhịp chày giã gạo, nỗi vất vả của người mẹ lan truyền sang đứa con, em cu Tai chia sẻ gian truân cùng với mẹ. - Đây là hiện tượng chuyển nghĩa của từ trong tiếng Việt. Bài tập 7. Đọc bài thơ: “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm, đối chiếu với bài thơ “ Con cò” của Chế Lan Viên, chỉ ra cách vận dụng lời ru ở mỗi bài thơ có điểm gì giống và khác nhau? * Gợi ý: Cả hai bài thơ đều thấm đẫm trong âm điệu con của người mẹ, nhưng hai bài thơ lại có những điểm khác nhau: 26
  27. - Bà mẹ Tà- ôi ru trực tiếp đứa con, trực tiếp nói lên tình hình người mẹ. Còn bà mẹ trong “Con cò” của Chế Lan Viên gửi gắm tình cảm suy nghĩ về con qua hình ảnh con cò trong ca dao. - Thơ Nguyễn Khoa Điềm : Thể thơ 8 chữ. Thơ Chế Lan Viên: Thể thơ tự do. - Hình ảnh con cò ở bài thơ của Chế Lan Viên thay đổi theo suy nghĩa, tình cảm, mang tính đa nghĩa. Còn ở bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” hình ảnh người mẹ Tà- ôi được nâng dần lên từ người mẹ thương con đến người mẹ- chiến sĩ. - ở bài thơ “Con cò”, người mẹ ru con trong cuộc sống hoà bình trên miền Bắc đang xây dựng chủ nghĩa xã hội. ở “Khúc hát ru nhưng em bé lớn trên lưng mẹ” người mẹ - chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt của dân tộc. Ngày soạn: Ngày dạy: Buổi 10: (Tiết 28,29,30) CA NGỢI LÃNH TỤ 1/ Kiến thức – kĩ năng. a) Kiến thức: - Nắm vững hiểu biết về tác giả Viễn Phương và tác phẩm “Viếng lăng Bác” - Nắm vững hiểu biết về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ. - Liên hệ, mở rộng tới một số tác phẩm ngợi ca Hồ Chí Minh trong văn học hiện đại như: thơ Tố Hữu, Nguyễn Duy, Phạm Tiến Duật - Nắm vững những hiểu biết về vẻ đẹp tâm hồn và cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ. b) Kĩ năng: - Yêu cầu HS nắm vững kĩ năng làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Vận dụng các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn nghị luận. 2/ Các trường hợp vận dụng, ứng dụng kiến thức – kĩ năng trên và các phương pháp giải ứng với từng trường hợp. 2.1/ Viếng lăng Bác (Viễn Phương) a) Những hiểu biết cần lưu ý về tác giả, tác phẩm: ( SGK trang 59, Ngữ văn 9, tập 2) * Bổ sung: Thơ Viễn Phương thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và chất mơ mộng ngay trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt ở chiến trường ( ví dụ các bài Mắt sáng học trò, Đám cưới giữa mùa xuân) khá quen thuộc với bạn đọc hồi kháng chiến chống Mĩ. - Chủ đề: Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. - Giá trị nghệ thuật: Bài thơ có giọn điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc. b) Gợi ý phân tích: * Cảm xúc khi ở ngoài lăng Bác ( 2 khổ đầu) - Câu thơ mở đầu: “ Con ở ” như một lời nói nghẹn ngào của đứa con đi xa trở về thăm viếng hương hồn Bác Hồ kính yêu. Tình cảm ấy là tình cảm chung của đồng bào chiến sĩ miền Nam đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. - Nhà thơ đứng lặng đi, trầm ngâm từ phía xa nhìn lăng Bác. Hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác gợi cho Viễn Phương nhiều cảm xúc và liên tưởng thấm thía. Màu tre xanh thân thuộc của làng quê Việt Nam luôn luôn gắn bó với tâm hồn Bác. Bác đã “đi xa” nhưng tâm hồn Bác vẫn gắn bó thiết tha với quê hương xứ sở: “ Ôi hàng tre Bão táp ” Cây tre, “ hàng tre xanh xanh .đứng thẳng hàng” ẩn hiện thấp thoáng trước lăng Bác. Cây tre đã được nhân hóa như 27
  28. biểu tượng ca ngợi dáng đứng của con người Việt Nam: kiên cường, bất khuất, mộc mạc, thanh cao. Hình ảnh cây tre trong lời thơ của Viễn Phương biểu thị niềm tự hào dân tộc làm cho mỗi chúng ta cảm nhận sâu sắc về phẩm chất cao quý của Bác Hồ cũng như của con người Việt Nam trong bốn ngàn năm lịch sử. - Trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại, có nhiều bài thơ nói đến hình ảnh mặt trời (Liên hệ, mở rộng ) Viễn Phương có một lối nói rất hay và sáng tạo đem đến cho ta nhiều liên tưởng thú vị: “ Ngày ngày mặt trời ” Hai câu thơ sóng đôi, hô ứng nhau. Một mặt trời thiên nhiên rực rỡ, vĩnh hằng” ngày ngày đi qua trên lăng” và “ một mặt trời trong lăng rất đỏ” là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho đạo đức, lòng yêu nước, tinh thần cách mạng sáng ngời của Bác. - Hòa nhập vào dòng người đến thăm lăng Bác, nhà thơ xúc động bồi hồi: “ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ - Kết tràng hoa ” Viễn Phương đã ví dòng người vô tận đến viếng lăng Bác như “ Kết tràng hoa ” Mỗi người Việt Nam đến viếng Bác với tất cả tấm lòng thành kính và biết ơn vô hạn. Ai cũng muốn đem đến dâng lên người những thành tích tốt đẹp, những bông hoa thắm tươi nảy nở trong sản xuất, chiến đấu và học tập. Hương hoa của hồn người, hương hoa của dân tộc kính dâng lên người. Cách nói của Viễn Phương rất hay và xúc động: Lòng tiếc thương, kính yêu Bác gắn liền với niềm tự hào của nhân dân ta – nhớ Bác và làm theo di chúc của Bác. * Cảm xúc khi ở trong lăng Bác ( khổ 3) - Vào trong lăng Bác, cảm giác của nhà thơ là: “ Bác nằm trong ” Khi đứng trước linh cửu của Người mà nhìn ngắm Bác, nhà thơ xúc động bùi ngùi, tưởng như Bác vẫn còn đó. Bác đang ngủ một “ giấc ngủ bình yên” sau một ngày làm việc, giấc ngủ của Bác có ánh trăng vỗ về. Sinh thời Bác rất yêu trăng, gần gũi trăng, xem trăng như bạn tri âm, tri kỉ. Và trong giấc ngủ vĩnh hằng Người vẫn có ánh trăng làm bạn. - Dẫu biết rằng Bác vẫn còn sống mãi cùng non sông đất nước, cùng muôn vạn cháu con, nhưng khi đứng đối diện với sự thật – Bác đã mãi mãi đi vào cõi vĩnh hằng, tấm lòng nhà thơ thổn thức, quặn đau: “ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi- Mà sao .” Một nỗi đau nhức nhối tận tâm can! Nỗi đau của nhà thơ cũng là nỗi đau chung của cả dân tộc: “ Bác Hồ ơi những xế chiều, Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu!” ( Bác ơi – Tố Hữu) * Cảm xúc khi rời xa lăng Bác (khổ cuối) Khổ thơ cuối nói lên cảm xúc của nhà thơ khi ra về. Biết bao lưu luyến, buồn thương. Nhà thơ muốn hóa thân làm “ con chim”, làm “ đóa hoa tỏa hương”, làm “ cây tre trung hiếu” để được đền ơn đáp nghĩa Người. Ý thơ sâu lắng, hình ảnh thơ đẹp và độc đáo, cách biểu hiện cảm xúc “ rất Nam Bộ” : “ Mai về miền Nam Muốn làm cây tre ” Điệp ngữ “ muốn làm” được láy lại ba lần nói lên ước mong tha thiết được hóa thân để gần gũi bên Bác. Ước muốn khiêm tốn nhưng thể hiện trách nhiệm của người công dân: “ trung với nước, hiếu với dân” đã trở thành lẽ sống, là tâm huyết của nhà thơ. c) Kiến thức mở rộng, nâng cao: - Bác là mặt trời hay mặt trời là Bác? Có lẽ là cả hai. Người cũng như mặt trời vĩnh hằng và ấm áp. Người đem đến cho nhân loại tình yêu thương, lòng nhân ái và nền độc lập. Hình ảnh mặt trời làm sáng cả câu thơ. Bác là nguồn ánh sáng làm hồi sinh sự sống. Nhờ có Bác mà dân tộc Việt Nam đã “ rũ bùn đứng dậy sáng lòa”, đất nước không còn cảnh: “ Con đói lả ôm lưng mẹ khóc Mẹ đợ con đấu thóc cầm hơi.” ( Tố Hữu) 28
  29. Người người biết ơn Bác, đời đời ngợi ca Bác bằng những lời ca, ý thơ đẹp đẽ: “ Người rực rỡ một mặt trời cách mạng Còn đế quốc là loài dơi hốt hoảng Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người.” ( Tố Hữu) Hay: “ Mặt trời lặn, mặt trời mang theo nắng Bác ra đi để ánh sáng cho đời.” ( Phạm Tiến Duật) Cảm động sao những tấm lòng thành kính. Những tấm lòng như tấm lòng của Viễn Phương: “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một ” - Khi phân tích hình ảnh ẩn dụ thứ hai trong khổ 2 ( Ngày ngày dòng người đi .Kết tràng hoa .” Liên hệ tới câu thơ của nhà thơ Thu Bồn trong bài thơ “ Gửi lòng con đến cùng cha”: “ Gửi lòng con đến cùng cha. Chiến công đất nước kết hoa triệu vòng” - Khi phân tích hình ảnh “ Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam” liên hệ tới thơ của Nguyễn Duy: “ Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù ” ( Tre Việt Nam) d) Phần bài tập vận dụng: Bài tập 1: Cho khổ thơ: “ Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này ”. a. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ trên? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy. b. Hình ảnh hàng tre bên lăng Bác đã được nhà thơ miêu tả trong khổ thơ đầu của văn bản. Việc tác giả nhắc lại chi tiết cây tre trong câu thơ cuối bài có ý nghĩa gì? * Gợi ý: a. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng: Điệp ngữ “Muốn làm” và liệt kê những cảnh vật bên lăng mà tác giả muốn hoá thân, muốn hoà nhập như “con chim”, “đoá hoa”, “cây tre trung hiếu” để diễn tả tâm trạng lưu luyến muốn được ở mãi bên lăng Bác. Đặc biệt, tác giả muốn làm “cây tre trung hiếu”, nghĩa là muốn sống đẹp, trung thành với lí tưởng của Bác, của dân tộc. b. Hình ảnh hàng tre bên lăng Bác ở đầu bài thơ được lặp lại ở câu cuối bài có kết cấu đầu cuối tương ứng, làm đậm nét hình ảnh hàng tre, gây ấn tượng sâu sắc và dòng cảm xúc được trọn vẹn. Bài tập 2: Cho hai câu thơ sau: “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ ” (Viếng lăng Bác – Viễn Phương) Từ “mặt trời” trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phương thức nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao? * Gợi ý: - Kĩ năng: + Trình bày được các ý theo yêu cầu của đề. Nhận biết được phương thức ẩn dụ tu từ . 29
  30. + Diễn đạt, lập luận rõ ràng, đúng, chính xác. + Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Nội dung: Học sinh diễn đạt, lập luận theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu sau: Từ “mặt trời” trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép ẩn dụ tu từ. Nhà thơ gọi Bác Hồ là mặt trời dựa trên mối quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng được hình thành theo cảm nhận của nhà thơ. Đây không phải là hiện tượng phát triển nghĩa của từ – không phải là phương thức ẩn dụ. Bởi vì sự chuyển nghĩa của từ “mặt trời” trong câu thơ chỉ có tính chất lâm thời, nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới, và không thể đưa vào để giải thích trong từ điển. Bài tập 3: Phân tích những cảm xúc của nhà thơ Viễn Phương trong đoạn thơ sau: “ Bác nằm trong giấc ngủ bình y ên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim ” (Viếng lăng Bác) * Gợi ý: Yêu cầu chung: Qua bài viết rèn luyện: + Kĩ năng cảm thụ, phân tích tác phẩm văn học (một đoạn thơ ngắn). + Trình bày, sắp xếp bố cục bài viết một cách mạch lạc, chặt chẽ. + Khắc phục những sai sót về lối diễn đạt, chính tả, ngữ pháp. Yêu cầu cụ thể: 1. Tác giả: Viễn Phương là một trong những cây bút xuất hiện sớm nhất của lực lượng Văn nghệ giải phóng miền Nam. Thơ Viễn Phương thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và chất mơ mộng ngay trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt ở chiến trường và quen thuộc với bạn đọc hồi kháng chiến chống Mĩ. Trong suốt thời kì đó, Viễn Phương hoạt động ở vùng ven Sài Gòn và chiến trường Nam Bộ. 2. Tác phẩm: Bài thơ “Viếng lăng Bác” được viết trong không khí xúc động của nhân dân ta lúc công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được hoàn thành sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, đồng bào miền Nam có thể thực hiện mong ước được viếng Bác. Tác giả cũng ở trong số những đồng bào, chiến sĩ từ miền Nam sau giải phóng được ra viếng Bác. 3. Kết cấu bài thơ và vị trí đoạn thơ: Bài thơ gọn (chỉ có 4 khổ, 16 dòng) kết hợp giữa miêu tả cảnh (cảnh lăng Bác) với biểu hiện cảm xúc, tâm trạng, bố cục theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác. Ngoại cảnh chỉ được miêu tả chấm phá vài nét. ở khổ thơ đầu nổi bật là hình ảnh hàng tre bên lăng; khổ thơ thứ hai là hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác; khổ thơ thứ ba chủ yếu nêu bật tâm trạng, cảm xúc của chủ thể trữ tình; khổ cuối diễn tả tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn được ở mãI bên lăng Bác. Đoạn thơ trên là khổ thơ thứ ba trong bài thơ Viếng lăng Bác. 4. Phân tích: Khổ thơ diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng. Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian ở bên trong lăng Bác đã được nhà thơ gợi tả rất đạt bằng hai câu thơ giản dị: “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên / Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”. 30
  31. - Câu thơ diễn tả chính xác và tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh dịu nhẹ, trong trẻ của không gian trong lăng Bác. Đồng thời, hình ảnh vầng trăng dịu hiền lại gợi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, trong sáng của Bác và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Người. Chú ý: Khai thác hai trạng thái dường như trái ngược mà vẫn thống nhất trong đoạn thơ: sự yên tĩnh, thanh thản, trang nghiêm trong lăng và nỗi niềm thương tiếc, xót đau của nhà thơ khi ở trong lăng. Lí trí thì nhận biết sự trường tồn của Bác đối với đất nước “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”, nhưng tình cảm thì không thể không đau xót vì sự mất mát lớn lao khi Bác đã ra đi “Mà sao nghe nhói ở trong tim!”. - Tâm trạng xúc động của tác giả được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa: “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi / Mà sao nghe nhói ở trong tim!”. Nghệ thuật: - Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp cả nình ảnh thực, hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. Đặc sắc nhất là những hình ảnh ẩn dụ – biểu tượng (trời xanh, vầng trăng) vừa quen thuộc, gần gũi với hình ảnh thực, lại vừa sâu sắc có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm. - Giọng điệu thơ trang trọng, tha thiết phù hợp với tâm trạng và cảm xúc. - Lời thơ dung dị mà cô đúc, giàu cảm xúc mà lắng đọng. Bài tập 5: a. Chép chính xác bốn câu đầu bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. b. Viết đoạn văn khoảng 8 câu phân tích hình ảnh hàng tre trong khổ thơ trên, trong đoạn có câu văn dùng phần phụ chú (gạch chân phần phụ chú đó). *Gợi ý: a. Bốn câu thơ được chép như sau: “ Con ở miền Nam ra thăm Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát ÔI! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng ” b. Đoạn văn có các ý: - “Hàng tre bát ngát” trong sương là hình ảnh thực, hết sức thân thuộc của làng quê – hàng tre bên lăng Bác. - “Hàng tre xanh xanh Việt Nam ” là ẩn dụ, biểu tượng của dân tộc với sức sống bền bỉ, kiên cường. Hình ảnh ẩn dụ cũng gợi liên tưởng đến hình ảnh cả dân tộc bên Bác: đoàn kết, kiên cường thực hiện lí tưởng của Bác, của dân tộc. Ngày soạn: Ngày dạy: Buổi 11: (Tiết 31,32,33) CA NGỢI TÌNH YÊU THIÊN NHIÊN, CUỘC SỐNG 1/ Kiến thức – kĩ năng. a) Kiến thức: - Nắm vững hiểu biết về các tác giả ( Thanh Hải và Hữu Thỉnh ) và các tác phẩm ( Mùa xuân nho nhỏ, Sang thu ) - Nắm vững hiểu biết về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác tác phẩm thơ nêu trên. - Liên hệ, mở rộng tới một số tác phẩm trong thơ ca hiện đại Việt Nam viết về mùa xuân như “ Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử; “ Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu; “ Một khúc ca” của Tố 31
  32. Hữu ; một số tác phẩm viết về mùa thu như “ Tiếng thu” của Lưu trọng Lư; “chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến; “ Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu; “ đất nước” của Nguyễn Đình Thi; “ Chiều Sông Thương” của Hữu Thỉnh b) Kĩ năng: - Yêu cầu HS nắm vững kĩ năng làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Vận dụng các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn nghị luận. 2/ Các trường hợp vận dụng, ứng dụng kiến thức – kĩ năng trên và các phương pháp giải ứng với từng trường hợp. 2.1/ Mùa xuân nho nhỏ ( Thanh Hải) a) Những hiểu biết cần lưu ý về tác giả, tác phẩm: ( Xem SGK trang 56, 57, Ngữ văn 9, tập 2) - Trong những năm kháng chiến chống Pháp , Thanh Hải làm công tác văn nghệ ở địa phương. Những năm chống Mĩ xâm lược, nhà thơ tiếp tục làm công tác văn hóa – tuyên huấn ở chiến khu. Sau năm 1975, Thanh Hải là tổng thư kí hội văn nghệ Bình – Trị - Thiên và là ủy viên thường vụ Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam. Ông mất năm 1980 tại Huế. - Tác phẩm đã xuất bản: Những đồng chí trung kiên (1962); Huế mùa xuân ( tập 1 – 1970, tập 2 – 1975); Dấu võng Trường Sơn(1977); Mưa xuân đất này(1982); Thanh Hải thơ tuyển (1982) b) Gợi ý phân tích: * Mùa xuân của thiên nhiên qua tâm tưởng của nhà thơ ( 6 câu thơ đầu) - Trên dòng sông xanh của quê hương mọc lên “một bông hoa tím biếc” . Động từ “ mọc” được đảo trật tự lên đầu câu gợi tả sự ngạc nhiên, vui thú, một niềm vui hân hoan đón chào tín hiệu mùa xuân: “ mọc giữa dòng Một bông hoa ” “Bông hoa tím biếc” ấy chỉ có thể là hoa lục bình, hay hoa sung chăng mà ta thường gặp trên sông nước làng quê? - Màu xanh của nước hòa hợp với màu tím biếc của hoa gợi một vẻ đẹp bình dị than quen. Chỉ vài nét chấm phá mà đằm thắm Thanh Hải đã tạo nên bức tranh xuân hài hòa màu sắc, hình ảnh thơ đẹp, sống động. - Ngẩng mặt nhìn bầu trời, nhà thơ vui sướng lắng tai nghe chim chiền chiền hót lảnh lót “hót vang trời” . Từ “ ơi” cảm thán biểu lộ niềm vui ngây ngất, say sưa: “ Ơi con chim chiền chiện/ Hót chi mà ” Hai tiếng “ hót chi” là giọng điệu thân thương của người dân xứ Huế được tác giả đưa vào diễn tả cảm xúc thiết tha giữa người và cảnh. Chim chiền chiện hót gọi xuân về. Tiếng chim ngân vâng, rung động đất trời đem đến bao niềm vui. - Ngắm dòng sông, nhìn bông hoa đẹp, nghe chim hót, nhà thơ bồi hồi sung sướng: “ Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay ” Không gian dường như ngưng đọng lại. Nhà thơ đã lựa chọn từ ngữ thật tài tình: “ hứng” là một cử chỉ bình dị, trân trọng, thể hiện cảm xúc sâu xa. Còn “ giọt long lanh” là một liên tưởng đầy chất thơ. Là giọt sương mai, hay giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện? Sự chuyển đổi cảm giác đã tạo nên hình khối thẩm mĩ của âm thanh. => Tóm lại chỉ bằng ba nét vẽ: dòng song xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót Thanh Hải đã vẻ nên một bức tranh xuân tươi đẹp và đáng yêu vô cùng. Đó là vẻ đẹp và sức sống mặn mà của đất trời vào xuân. * Mùa xuân của đất nước qua tâm tưởng nhà thơ ( khổ 2,3) - Cấu trúc thơ song hành để chỉ rõ hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ tổ quốc: “ Mùa xuân người cầm súng Lộc trải .” “ lộc” là chồi non, cành biếc mơn mởn. “ lộc” trong văn cảnh này tượng trưng cho vẻ đẹp của mùa xuân và sức sống mãnh liệt của đất nước. Người lính khoác trên lưng vành lá ngụy trang xanh biếc, mang theo sức sống mùa xuân, sức mạnh của dân tộc để bảo vệ tổ quốc. Người nông dân đem mồ hôi và sức lao động 32
  33. cần cù làm nên màu xanh cho ruộng đồng: “ trải dài nương mạ” bát ngát quê hương. Ý thơ vô cùng sâu sắc: Máu và hoa của nhân dân đã góp phần tô điểm mùa xuân và để giữ lấy mùa xuân mãi mãi. - Cả dân tộc bước vào mùa xuân với khí thế trẩn trương, náo nhiệt: “ Tất cả như hối hả/ Tất cả như xôn xao ” “ hối hả” nghĩa là vội vàng, gấp gáp, khẩn trương. “ xôn xao” là có nhiều âm thanh xen lẫn vào nhau, làm cho náo động. Việc vận dụng từ láy linh hoạt vừa có sức gợi hình, gợi cảm, vừa làm cho lời thơ vang lên nhịp điệu vui tươi, mạnh mẽ khác thường. Đó là hành khúc mùa xuân của thời đại Hồ Chí Minh. - Bốn câu thơ tiếp theo ở khổ ba bộc lộ niềm suy tư của tác giả về đất nước, về nhân dân: “ Đất nước bốn nghìn năm .Cứ đi lên .” Chặng đường lịch sử của đất nước với bốn ngàn năm trường tồn, lúc suy vong, lúc hưng thịnh với bao thử thách: “ Vất vả và gian lao”. Thời gian đằng đẵng ấy nhân dân ta từ thế hệ này sang thế hệ khác đã đem mồ hôi xương máu, lòng yêu nước cũng như tinh thần quả cảm để xây dựng và bảo vệ đất nước. Câu thơ “ Đất nước như vì sao” là một hình ảnh so sánh đẹp và mang ý nghĩa. Sao là nguồn sáng lấp lánh, là vẻ đẹp vĩnh hằng trong không gian và thời gian. So sánh đất nước với vì sao là biểu lộ niềm tự hào đối với đất nước Việt Nam anh hùng, giàu đẹp. Hành trang đi tới tương lai của dân tộc ta không một thế lực nào có thể ngăn cản được: “ Cứ đi lên ” Ba tiếng “ Cứ đi lên” thể hiện sự quyết tâm và niềm tin sắt đá của dân tộc để xây dựng một Việt Nam dân giàu, nước mạnh. - Sau lời suy tư là đều tâm niệm của nhà thơ: “ Ta là con chim hót Một nốt trầm ” Nhà thơ muốn hóa thân vào những gì gần gũi nhất để dâng hiến cuộc đời mình cho cuộc đời chung: muốn làm “con chim hót” để gọi xuân về, đem đến niềm vui cho con người. Làm “ một cành hoa” để góp vào muôn nghìn hương sắc tô điểm cho cuộc sống, làm đẹp thiên nhiên, sông núi. Làm “ một nốt trầm” trong bản hòa ca bất tận để làm xao xuyến lòng người. - Với Thanh Hải hóa thân là để dâng hiến, để phục vụ cho một mục đích cao cả: “ Một mùa xuân .Dù là ” Lời thơ tâm tình, thiết tha. Mỗi con người hãy trở thành “ Một mùa xuân nho nhỏ” để làm nên mùa xuân bất tận của đất nước. Ai cũng phải có ích cho đời. “ Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sang tạo khắc sâu ý tượng: “ Mỗi cuộc đời đã hóa núi sông ta” (Nguyễn Khoa Điềm). “ nho nhỏ” và “ lặng lẽ” là cách nói khiêm tốn, chân thành; “ dâng cho đời” là lẽ sống đẹp, cao cả. . Bởi “ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” ( Tố Hữu) Sống hết mình, thủy chung cho đất nước, đem cả cuộc đời mình phục vụ đất nước, cả từ lúc tuổi hai mươi căng tràn sức sống hay khi tóc đã điểm bạc. Thanh Hải đã sống như lời thơ ông tâm tình. ( Liên hệ cuộc đời hoạt động cách mạng của Thanh Hải và hoàn cảnh sáng tác bài thơ để thấy rõ ý thơ vừa phân tích trên.) - Thanh Hải sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ rất tài tình: “ Ta làm ta làm ta nhập”, “ dù là tuổi dù là khi ” đã làm cho âm điệu thơ, giọng thơ thêm tha thiết, sâu lắng, ý thơ được khắc sâu và nhấn mạnh. Người đọc xúc động biết bao trước một giọng thơ trữ tình, ấm áp tình đời như vậy . Bởi lời thơ ấy cũng chính là “ tiếng hót” cuối cùng Thanh Hải cất lên gửi trọn tâm tình với non sông, đất nước. * Tiếng hát yêu thương ngợi ca quê hương ( khổ cuối ) “ Nam Ai” và “ Nam Bình” là hai điệu dân ca Huế rất nởi tiếng mấy trăm năm nay. “ Phách Tiền” là một loại nhạc cụ dân tộc để điểm nhịp cho lời ca. Câu thơ “ Mùa xuân ta xin hát” diễn tả niềm xúc động bồi hồi của nhà thơ đối với quê hương yêu dấu buổi xuân về. c) Kiến thức mở rộng, nâng cao: 33
  34. - Mùa xuân chính là sự chuyển giao của đất trời mỗi khi năm mới đến, nhưng trong thơ Thanh Hải nó trở thành “ Mùa xuân nho nhỏ” như có hình, có khối. Mùa xuân đã gợi cảm hứng cho không biết bao nhiêu thi nhân, nghệ sĩ, ta bắt gặp một đôi bướm trắng “ phấp phới sấn hoa bay” trong thơ Lê Thánh Tông, một màu xanh “ rợn chân trời” của cỏ non trong thơ Nguyễn Du hay một “ Mùa xuân chín” với những cô thôn nữ trẻ trung, xinh đẹp của Hàn Mặc Tử, Nhưng bằng hình tượng “ Mùa xuân nho nhỏ” rất độc đáo, tác giả đã tạo nên một dấu ấn cho riêng mình trong bài thơ xuân đất Việt. Phải chăng, đó là hình ảnh ẩn dụ của sự cống hiến cuộc đời mình cho đất nước, để cùng với mọi người làm nên “ Mùa xuân lớn” của dân tộc? - Trong thơ Thanh Hải, không chỉ có cảnh xuân tươi đẹp mà ẩn chứa trong mỗi hình ảnh đó còn có tình yêu cuộc sống, yêu quê hương tha thiết. Ta bắt gặp một cái gì như thế này: “ Xuân của đất trời nay mới đến Trong tôi xuân đã đến lâu rồi. Từ lúc yêu nhau hoa nở mãi. Trong vườn thơm ngát của hồn tôi.” ( Xuân Diệu ) Hai nhà thơ khác nhau, hai hoàn cảnh sang tác và hai nội dung ý nghĩa khác nhau, nhưng dường như họ đồng cảm với nhau ở tấm lòng: Mùa xuân không chỉ của đất trời, mùa xuân sẽ tràn ngập mãi trong lòng người với một tình yêu mãnh liệt, một sức sống tràn trề. Nếu như tình yêu làm cho khu vườn tâm hồn cảu Xuân Diệu mãi nở hoa, kết trái thì khát vọng sống, cống hiến cũng làm cho mùa xuân ở mãi trong tâm hồn Thanh Hải khiến ông luôn trẻ trung, sung sức. Ta tưởng như mùa xuân lúc nào cũng ngân vang, phơi phới trong lòng tác giả. Chính “ mùa xuân tâm hồn” bất diệt là nội lực to lớn giúp tác giả vượt lên bệnh tật để “hót lên tiếng hót cuối cùng” dâng cuộc đời - Sau khi phn tích xong khổ thơ 4,5 – hai khổ thơ thể hiện tập trung nhất chủ đề, ý nghĩa của cả bài thơ, ta lin hệ mấy câu thơ của Tố Hữu: Nếu là con chim, chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không có trả Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình? ( Một khúc ca xuân) Hay mấy câu thơ ông viết lúc sắp từ giã cuộc đời: Xin để lại đời yêu quý nhất Một nắm tro và mấy vần thơ Thơ gửi bạn đời, tro bón đất Sống là cho, chết cũng là cho.(Tố Hữu) Nhà thơ Thanh Hải, nhà thơ Tố Hữu, và cả những nhân vật trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đều có lẽ sống rất đẹp, rất giống nhau: Sống là để cho, để cống hiến cho quê hương đất nước, cống hiến một cách thầm lặng, vô tư và họ xem đó là niềm hạnh phúc d) Phần bài tập vận dụng: Bài tập 1. Trong bài thơ có những hình ảnh mùa xuân nào ? Phân tích quan hệ giữa các hình ảnh mùa xuân ấy. - Có 3 hình ảnh mùa xuân trong bài thơ : mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước, mùa xuân nhỏ của mỗi người. Từ cảm hứng về mùa xuân thiên nhiên cảm nghĩ về mùa xuân đất nước. Từ mùa xuân lớn của thiên nhiên đất nước mà liên tưởng đến mùa xuân của mỗi người – mỗi cuộc đời – một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn. 34
  35. - Như vậy hình ảnh mùa xuân trước chuẩn bị và gợi ra những hình ảnh mùa xuân tiếp theo. Trong hình ảnh mùa xuân đất nước cũng có hình ảnh mùa xuân thiên nhiên. Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ của mỗi người cũng được thể hiện bằng những chi tiết đã được hiện ra trong hình ảnh mùa xuân thiên nhiên nhưng có sự biến đổi. Bài tập 2. Trong phần đầu bài thơ, tác giả dùng đại từ “tôI” sang phần sau lại dùng đại từ “ta”. Em hiểu như thế nào về sự chuyển đổi đại từ nhân xưng ấy của chủ thể trữ tình. - Giữa hai phần của bài thơ có sự chuyển đổi đại từ nhân xưng của chủ thể trữ tình từ “tôi” sang “ta”. Điều này không phải hoàn toàn là ngẫu nhiên mà đã được tác giả sử dụng như một dụng ý nghệ thuật thích hợp với sự chuyển biến của cảm xúc và tư tưởng trong bài thơ. Chữ “tôi” trong câu “tôi đưa tay tôi hứng” ở khổ thơ đầu vừa thể hiện một cái “tôi” cụ thể rất riêng của nhà thơ, vừa thể hiện được sự nâng niu, trân trọng với vẻ đẹp và sự sống của mùa xuân. Nếu thay bằng chữ “ta” thì hoàn toàn không thích hợp với nội dung cảm xúc ấy mà chỉ vẽ ra một tư thế có vẻ phô trương. - Còn trong phần sau, khi bầy tỏ điều tâm niệm tha thiết như một khát vọng được dâng hiến những giá trị tinh tuý của đời mình cho cuộc đời chung thì đại từ “ta” lại tạo được sắc thái trang trọng, thiêng liêng của một lời nguyện ước. - Hơn nữa, điều tâm nguyện ấy không chỉ của riêng nhà thơ, cái “tôi” của tác giả đã nói thay cho nhiều cái “tôi” khác, nó nhất thiết phải hoá thân thành cái “ta”. Nhưng “ta” mà không hề chung chung vô hình, mà vẫn nhận ra được một giọng nhỏ nhẹ, khiêm nhường, đằm thắm của cái “tôi” Thanh Hải. Bài tập 3. Cho đoạn thơ: Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao (Thanh Hải - Mùa xuân nho nhỏ - Ngữ văn 9, tập hai) Em hãy viết một đoạn văn khoảng 8 câu, phân tích để làm rõ giá trị của các điệp ngữ trong đoạn thơ trên. Gợi ý a. Về hình thức: - Độ dài khoảng 10 câu . - Bố cục đoạn văn theo cách tổng hợp - phân tích - tổng hợp. - Không mắc lỗi về diễn đạt. b. Về nội dung, trình bày được những cảm nhận về đoạn thơ: - Chỉ rõ những điệp ngữ trong đoạn: mùa xuân, lộc, tất cả. - Vị trí của điệp ngữ: đầu câu thơ. - Cách điệp: nối liền và cách nhau. - Tác dụng: tạo nhịp điệu cho câu thơ. Các điệp ngữ tạo nên điểm nhấn cho câu thơ như nốt nhấn của bản nhạc, góp phần gợi không khí sôi nổi, khẩn trương, tấp nập của bức tranh đất nước vừa lao động, vừa chiến đấu. Bài tập 4. Đã có nhiều nhà thơ sáng tạo nên những hình ảnh đất nước rất đẹp. Thế nhưng, nếu đã đọc Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, ta không thể quên khổ thơ: Đất nước bốn nghìn năm 35
  36. Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước Em hãy trình bày ấn tượng về đất nước qua việc phân tích các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ trên. Gợi ý Trong bốn câu thơ, Thanh Hải đã nhân hoá đất nước “vất vả và gian lao”. Hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, mang vóc dáng người mẹ, người chị tần tảo, cần cù "vất vả và gian lao". - Khi so sánh đất nước với "vì sao cứ đi lên phía trước", nhà thơ đã sáng tạo nên hình ảnh đất nước rất khiêm nhường (là vì sao chứ không dùng hình ảnh mặt trời) nhưng cũng rất tráng lệ. Là một vì sao nhưng ở vị trí đi lên phía trước dẫn đầu. Đó là hình ảnh tiên phong của cách mạng Việt Nam, của đất nước trong lịch sử thế giới. - Hình ảnh thơ đặc sắc và hàm súc, ca ngợi sự trường tồn, hướng về tương lai của đất nước. Đó chính là lòng tự hào dân tộc sâu sắc. Bài tập 5: Từ truyện “ Người ăn xin”, sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 2 và bài “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, em có suy nghĩ gì về cho và nhận, cống hiến và hưởng thụ? Bài tập 6: Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” , Sách giáo khoa ngữ văn 9, tập 2 trang 58 viết: “ Bài thơ mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng tha thiết , yêu mến, gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. Bài thơ theo thể năm tiếng, có nhạc điệu trong sang, tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo.” Ý kiến của em về lời nhận xét trên. Ghi chú: Các đề 5,6, dựa vào các phần gợi ý và các tài liệu HS tự luyện tập. 2.2/ Sang thu ( Hữu Thỉnh) a) Những hiểu biết cần lưu ý về tác giả, tác phẩm: ( Xem SGK trang 71, Ngữ văn 9, tập 2) b) Gợi ý phân tích: * Khæ th¬ 1: C¶m nhËn tinh tÕ cña t¸c gi¶ tr-íc nh÷ng tÝn hiÖu giao mïa ë kh«ng gian gÇn vµ hÑp - Cảm nhận bằng khøu gi¸c và xóc gi¸c: + Hương ổi + c¸i se lạnh của giã lan toả trong kh«ng gian nơi vườn th«n, ngâ xãm. + "Phả" hương thơm như sánh lại, luồn vào trong gió. Gợi hình dung cụ thể hương ổi chín + Gợi sự vận động nhẹ nhàng của gió đưa hương. Hữu Thỉnh không tả mà chỉ gợi tạo sự liên tưởng ( màu vàng khươm, hương thơm lừng lan tỏa, bốc lên từ những trái ổi, nồng nàn phả vào đất trời và hồn người ) “ Hương ổi ” trong bài thơ là một tứ thơ mới, đậm đà màu sắc dân dã của Hữu Thỉnh. - Cảm nhận bằng thị giác: + "Chùng chình"  NT nhân hoá: sương thu có ý chậm lại, quấn quýt bên ngõ xóm đường làng. - Cảm xúc: + “Bỗng”: cảm giác bất ngờ. + “Hình như”: cảm giác mơ hồ mong manh, chưa rõ ràng. Sự giao thoa của tạo vật + cảm xúc ngỡ ngàng, xao xuyến của nhà thơ. * Khổ thơ 2: Cảm nhận biến chuyển của đất trời sang thu trong không gian dài, rộng, cao. 36
  37. í chuyển: không gian được Hữu Thỉnh mở rộng theo chiều cao, độ rộng bằng nhiều hỡnh ảnh giàu sức biểu cảm. - Sự đổi thay của tạo vật: NT đối: Sương chùng chình > gợi hình dung: + Mây mỏng như dải lụa treo trên bầu trời. + Ranh giới nửa nghiêng về mùa hạ, nửa nghiêng về mùa thu. (Câu thơ khá hay, độc đáo, cách chọn từ, dùng từ rất sáng tạo). Dũng sụng, cỏnh chim, đám mây đều được nhân hóa, giàu sức gợi cảm, tạo nên bức tranh thu của Hữu Thỉnh chứa chan thi vị: Cảm xúc say sưa, tâm hồn giao cảm với thiên nhiên. * Khổ thơ 3: Cảm nhận thời tiết (tạo vật) sang thu bằng tâm tưởng, suy tư: - “Vẫn còn”, “vơi dần”, “bớt”  từ chỉ mức độ sự chuyển biến của các hiện tượng tự nhiên: hạ nhạt dần, thu đậm nột hơn. Quan sát tinh tế, tâm hồn nhạy cảm. - Sấm bất ngờ, hàng cây đứng tuổi + Tả thực: Sang thu, sấm thưa và nhỏ dần, không đủ sức lay động hàng cây đã bao mùa thay lá. + NT nhân hoá: bất ngờ + đứng tuổi trạng thái của con người. + H×nh ¶nh Èn dô: Từ ngoại cảnh nhà thơ suy ngẫm về cuộc đời; “ sấm ”và “ hàng cây đứng tuổi” những hình ảnh ẩn dụ tạo nên tính hàm nghĩa của bài “ Sang thu”. + Nắng, mưa, sấm là những biến dộng của thiên nhiên, còn mang ý nghĩa tượng trưng cho những thay đổi, biến động, những khó khăn, thử thách trong cuộc đời. + Hình ảnh hàng cây đứng tuổi là hình ảnh ẩn dụ nói về lớp người đã từng trải, được tôi luyện trong nhiều khó khăn, gian khổ. - Bài thơ ra đời vào những năm 80 của thế kỉ trước: đất nước tuy đã độc lập, thống nhất, nhưng đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách mới về kinh tế - xã hội. Hai câu kết mang hàm ý khẳng định bản lĩnh cứng cỏi và tốt đẹp của nhân dân ta trong những năm gian khổ, khó khăn ấy. §Êt trêi sang thu khiÕn lßng ng-êi còng b©ng khu©ng, xóc c¶m, gîi bao suy nghÜ vÒ ®êi ng-êi lóc sang thu. * Đánh giá, nhận xét về giá trị bài thơ: - Sang thu là một bài thơ hay của Hữu Thỉnh. Nhà thơ không sử dụng bút màu để vẽ nên những cảnh thu, mùa thu rực rỡ. Chỉ vài nét chấm phá tả ít, gợi nhiều, nhưng tác giả đã làm hiện lên cái hồn thu thanh nhẹ, trang trọng, êm đềm, mênh mang đầy thi vị. - Nghệ thuật nhân hóa và ẩn dụ, cách chọn lựa từ ngữ khá tinh tế đã để lại những dấu ấn đẹp và sâu sắc của bài “ Sang thu ”. - Bài thơ đã thể hiện cách cảm, cách nghĩ, cách diễn đạt mới mẻ, hàm súc lắng đọng và hồn nhiên. c) Kiến thức mở rộng, nâng cao: - Với thi sĩ Xuân Diệu thì tín hiệu đầu thu là sắc “ mơ phai” của lá được bàn tay tạo hóa “dệt” nên giữa muôn ngàn cây: “ Đây mùa thu tới mùa thu tới Với áo mơ phai dệt lá vàng.” ( Đây mùa thu tới) 37
  38. Nhưng với Hữu Thỉnh là “ hương ổi” của vườn quê được “ phả vào” trong làn gió thu se lạnh. Cái hương vị nồng nàn ấy nơi vườn mẹ, mà tuổi thơ mỗi chúng ta sẽ mang theo mãi trong tâm hồn, đi suốt cuộc đời: “ Bỗng nhận ra hương ổi phả vào trong gió se.” - Nhiều người đã biết: Thạch Lam, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân, Băng Sơn, Nguyễn Đình Thi, đã viết thật hay về hương cốm Vòng (Hà Nội), một nét đẹp mến yêu về hương vị mùa thu của quê hương, đất nước: “ Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới ” ( Đất nước, Nguyễn Đình Thi) Qua đó, ta thấy “ hương ổi” trong bài “ Sang thu” là một tứ thơ mới, đậm đà màu sắc dân giã của Hữu Thỉnh. - Hữu Thỉnh viết bài thơ “ Sang thu” vào đầu những năm 80 của thế kỉ trước. Lúc bấy giờ, đất nước ta tuy đã được độc lập và thống nhất; nhưng đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách mới về kinh tế, về xã hội. Hai câu kết bài thơ mang hàm nghĩa khẳng định bản lĩnh cứng cỏi và tốt đẹp của nhân dân ta trong những năm tháng gian khổ, khó khăn ấy. - Khi phân tích bài thơ có thể liên hệ tới một số bài thơ thu như: “chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến, “ Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư; “ Chiều Sông Thương” của Hữu Thỉnh d) Phần bài tập vận dụng: Bµi tËp 1. Phân tích cảm nhận tinh tế của nhà thơ về giây phút "thu đã về" trong khổ thơ thứ nhất. Bốn câu thơ đầu là cảm nhận tinh tế, bất ngờ của nhà thơ trước những tín hiệu thu về ở không gian gần và hẹp. Gợi ý: Xem luận điểm 1 của bài ôn tập “Sang thu”. - Cảm nhận tinh tế của tác giả trước những tín hiệu giao mùa ở không gian gần và hẹp - Cảm nhận bằng khứu giác và xúc giác: + Hương ổi + cái se lạnh của gió lan toả trong không gian nơi vườn thôn, ngõ xóm. + "Phả" hương thơm như sánh lại, luồn vào trong gió. Gợi hình dung cụ thể hương ổi chín + Gợi sự vận động nhẹ nhàng của gió đưa hương. - Cảm nhận bằng thị giác: + "Chùng chình"  NT nhân hoá: sương thu có ý chậm lại, quấn quýt bên ngõ xóm đường làng. - Cảm xúc: + “Bỗng”: cảm giác bất ngờ. + “Hình như”: cảm giác mơ hồ mong manh, chưa rõ ràng. Sự giao thoa của tạo vật + cảm xúc ngỡ ngàng, xao xuyến của nhà thơ. Bài tập 2. Cảm nhận của em về hỡnh ảnh thơ: " Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mỡnh sang thu". Gợi ý: Sự biến chuyển của đất trời sang thu trong khoảnh khắc giao mựa được tô đậm bằng hỡnh ảnh thơ độc đáo. - Hình ảnh đám mây “vắt nửa mình sang thu” - NT nhân hoá > gợi hỡnh dung: + Mây mỏng như dải lụa treo trên bầu trời. + Ranh giới vô hình nửa nghiêng về mùa hạ, nửa nghiêng về mùa thu. Cảm nhận vừa tinh tế, vừa khác lạ. Hình ảnh thơ đẹp về mặt tạo hình. Thể hiện c¶m xóc say s-a, t©m hån giao c¶m víi thiªn nhiªn. Bài tập 3. Phân tích ý nghĩa của hai câu thơ cuối. 38
  39. Gợi ý: Hai câu thơ cuối miêu tả thời tiết lúc sang thu đầy suy tư và giàu sức gợi. "Sấm cũng bớt bất ngờ, Trên hàng cây đứng tuổi + Tả thực: Sang thu, sấm thưa và nhỏ dần, không đủ sức lay động hàng cây đã bao mùa thay lá. + NT nhân hoá: bất ngờ + đứng tuổi trạng thái của con người. + Hình ảnh ẩn dụ: con người từng trải sẽ vững vàng hơn trước những thử thách của cuộc đời. Đất trời sang thu khiến lòng người cũng bâng khuâng, xúc cảm, gợi bao suy nghĩ về đời người lúc sang thu./. Ngày soạn: Ngày dạy: Buổi 12: (Tiết 34,35,36) TÌNH CẢM GIA ĐÌNH. Trong chương trình lớp 9 chu đề về tình cảm gia đình chiếm số lượng không nhỏ chủ yếu là thơ . nên trong qua trình bồi dưỡng HS giỏi người dạy phải lưu tâm xem đây là phần trọng tâm của chương trình để có kế hoạch đầu tư cả về thời gian , kiến thức cũng như kỹ năng làm bài của các em ., A/ Về kỹ năng : -Cũng như các chủ đề khác GV cần rèn cho HS kỹ năng phân tích , nâng cao , tổng hợp . - Kỹ năng cảm thụ một tác phẩm thông qua các ngôn từ, hình ảnh trong tác phẩm . - Kỹ năng xác lập luận điểm , trình bày luận điểm , luận chứng, luận cứ . - Kỹ năng làm các dạng đề , đặc biệt là đề tổng hợp B/ Về kiến thức : Trước hết cần cung cấp cho các em những kiến thưc cơ bản , sau đó mới đến mở rộng , nâng cao . Cụ thể như sau : 1- “Con cò” của Chế Lan Viên a. Về tác giả : GV lưu ý : Thơ Chế Lan Viên có một phong cách riêng đó là suy tưởng triết lý giàu hình ảnh , lấp lánh vẻ đẹp của trí tuệ và tài hoa . `Chees Lan viên có nhiều sang tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ . Hình ảnh thơ của ông phong phú và đa dạng , kết hợp giữa thực và ảo được sang tạo bằng sức mạnh của sự liên tưởng , tưởng tượng , thường nhiều bất ngờ , kỳ thú :b. Về tác phẩm : Giáo viên phải cho HS thấy rằng hình ảnh con cò trong ca dao việt Nam thường biểu tượng cho những lớp người lao động vất vả hay người phụ nữ phải chịu nhiều hi sinh oan trái trong XHPK Còn riêng trong bài thơ này Chê Lan Viên lại có sự sang tạo khác Xuyên suốt trong toàn bộ thơ là hình ảnh con cò và đó cũng là biểu tượng cho tình yêu của người mẹ dành cho con - Đoạn 1: Hình ảnh con cò trong lời ru của mẹ từ thủa ấu thơ , từ những câu ca dao mà mẹ hát ru con mẹ đã gửi gắm vào đó biết bao tình yêu thương con , sự hi sinh , vất vả nhọc nhằn kiếm sống nuôi con , thà chết trong , còn hơn sống đục để đau lòng cò con . Và cùng bằng tình yêu con người mẹ tin rằng dù con còn bé chưa hiểu , chưa cần hiểu mỗi câu ca dao mà mẹ hát . Nhưng bằng âm điệu nhẹ nhàng ngân nga nó như dòng sữa ngọt ngào sẽ nuôi dưỡng tâm hồn con mỗi ngày , mang đến cho con sự bình yên chở che của mẹ hiền . - Đoạn 2: Cũng từ tình yêu , ước mơ của mẹ đối với con , người mẹ tin rằng những bài hát ru mẹ mẹ hát mỗi ngày không chỉ đơn thuần là những câu ca dao nhẹ nhàng êm ái đều đặn để dỗ con vào giấc ngủ . Mà nó sẽ rất diệu kỳ khi mỗi cánh cò trong những lời hát ru sẽ vỗ cánh 39