Đề thi giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Thắng (Có đáp án)

doc 3 trang thaodu 2800
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Thắng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_giai_doan_iii_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2016_2017_tru.doc

Nội dung text: Đề thi giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Thắng (Có đáp án)

  1. Trường THCS Nam Thắng ĐỀ THI GIAI ĐOẠN III Môn ngữ văn ( Thời gian làm bài 120 phút) Phần I. Trắc nghiệm (2đ): Chọn phương án trả lời đúng đối với mỗi câu hỏi Câu1 : Trong giao tiếp, người ta thường dùng cách nói: Như tôi được biết, nghe người ta nói nhằm tuân thủ phương châm hội thoại nào? A. Phương châm lịch sự C. Phương châm cách thức B. Phương châm quan hệ D. Phương châm về chất Câu 2: Bộ phận in đậm trong câu dưới đây là thành phần gì của câu: Làm khí tượng, ở độ cao thế mới là lí tưởng chứ. A. Phụ chú C. Khởi ngữ B. Tình thái D. Gọi đáp Câu 3: Chỉ ra phép liên kết câu trong phần trích sau đây: Nhĩ thoáng chốc quên đi bệnh tật. Anh bị cuốn vào những câu nói bông đùa của Liên. A. Phép nối C.Phép thế B. Phép lặp D.Phép liên tưởng Câu 4: Hai câu thơ sau: Bỗng nhận ra hương ổi- Phả vào trong giá se bộ phận in đậm là thành phần gì của câu? A. Cảm thán C. Phụ chú B. Khởi ngữ D. Tình thái Câu 5: Câu văn: Vâng, cháu cũng nhĩ như cụ có sử dụng : A. Cảm thán C. Tình thái B. Gọi đáp D. Phụ chú Câu 6: Hai câu thơ: Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước- Chỉ cần trong xe có một trái tim đã sử dụng phép tu từ nào? A. Hoán dụ C. Ẩn dụ B. Nhân hóa D. So sánh Câu 7: Nói giảm, nói tránh là phép tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào? A. Phương châm lịch sự C. Phương châm cách thức B. Phương châm quan hệ D. Phương châm về chất Câu 8: Trong câu thơ:Vầng trăng đi qua ngõ.Tác giả đẫ sử dụng biện pháp tu từ: A. So sánh C. Ản dụ B. Nhân hóa D. Hoán dụ
  2. Phần II. Tự luận (8đ) Câu 1(3,5đ): Cho đoạn thơ sau: “Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc.” (Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải) a/ Nêu nội dung của đoạn thơ trên? b/Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên? c/ Đoạn thơ gợi cho em những suy nghĩ gì về khát vọng dâng hiến cho cuộc đời của thế hệ trẻ ngày nay. Viết đoạn văn khoảng 12 câu trình bày những suy nghĩ đó. Câu 2( 4,5đ): Phân tích tình cảm của ông Sáu dành cho con trong những ngày ở rừng, tại khu căn cứ trong đoạn trích truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng trong SGK ngữ văn 9 tập một. Đáp án và biểu điểm: Phần I: Trắc nghiệm (2,0 đ): Mỗi câu đúng cho 0,25 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D C C D B A A B Phần II: Tự luận: ( 8đ) Câu 1(3,5 đ) Câu Yêu cầu Điểm Câu 1 3,5đ a/ -Ước nguyện chân thành của nhà thơ muốn được làm một mùa xuân nho nhỏ để dâng hiến cho cuộc đời, cho đát nước. 0,5 b/ -Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ 0,75 +Ản dụ:Một mùa xuân nhỏ nhỏ chỉ một cuộc đời đẹp. +Hoán dụ:Tuổi hai mươi chỉ tuổi trẻ; Tóc bạc chỉ khi đx về già. +Điệp ngữ: Dù là. c/ -Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,25 -Đoạn thơ thể hiện khát vọng chân thành thiết tha của tác giả muốn làm một mùa xuân nho nhỏ để hiến dâng cho đời, hòa cùng mùa xuân của dân tộc. Đó cũng là ước nguyện chung của nhiều ngườ, ở mọi lứa tuổi. 0,5 -Mỗi người hãy là một mùa xuân, ý nghĩa cuộc sống của con người. Đạc biệt ở thể hệ trẻ là sống để dâng hiến. Có thể là sự dâng hiến lớn lao, song cũng có thể là dâng hiến lặng lẽ tự nguyện khiêm nhường.( có đủ dẫn chứng để làm sáng tỏ) 1,5
  3. -Liên hệ cách sống của bản thân. 0,25 Câu 2 4,5đ *Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời, chủ đề. 0,5 *Thân bài: -Lúc nhớ con, ông ân hận vì đã đánh con “Nỗi khổ tâm đó cứ giày vò anh” 0,25 -Thái độ vui mừng khi nhặt được khúc ngà voi: “Anh hớt hải chạy về như một đứa trẻ được quà”-> ông luôn đinh ninh lời dăn của con lúc chia tay. 0,5 -Ông Sáu làm cây lược với tất cả sự công phu khéo léo “Anh cưa từng chiếc rang lược ”; “Một ngày anh cưa được vài răng”; anh gò lung tẩn mẩn khắc từng nét “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. 1,0 -Việc làm cây lược vừa làm dịu bớt di nỗi nhơ thương con, nỗi ân hận đánh con, vừ đốt thêm niềm khao khát gặp con “Anh lấy cây lược mong gặp lại con”. 0,5 -Ông Sáu hi sinh khi chưa kịp trao món quà cho con. Trong giờ phút cuối cung không còn dduur sức trăng trối, ông đã đưa tay vào túi móc cây lược đưa cho đông đội và nhìn đồng đội hồi lâu. Cái nhìn ấy không đủ lời lẽ để tả. Cái nhìn ấy là sự trao gửi tất cả niềm tin, tình yêu con cho người đồng đội. Có lẽ chỉ có tình yêu thương con là không bao giờ chết. 0,5 *Đánh giá: -Đoạn trích đã khắc họa tình cảm cha con cao đẹp, sâu nặng, cảm động trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Người đọc thấm thía nỗi mất mát đau thương không gì bù đắp dân tộc ta trong chiến tranh đồng thời trân trọng tình cảm cao đẹp trong tâm hồn họ. 0,5 -Cách kể chuện theo ngôi thứ nhất, tình huống truyện độc đáo, ngôn ngữ đậm chất Nam bộ góp phần thể hiện chân thực, xúc động tình cảm cha con. 0,25 *Kết bài: 0,5 -Nêu cảm nghĩ về tác phẩm, nhân vật ông Sàu. Liên hệ bản thân.