Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

docx 6 trang thaodu 2890
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_ngu_van_lop_9_nam_h.docx

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường năm học 2019 – 2020 Môn: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) A. ĐỀ THI Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: HOA HỒNG TẶNG MẸ Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc. - Cháu muốn mua một bó hoa hồng để tặng mẹ cháu- nó nức nở- nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá một bó hoa hồng đến 2 đôla. Anh mỉm cười và nói với nó: - Đến đây, chú sẽ mua cho cháu. Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không? Nó vui mừng nhìn anh và trả lời: - Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu. Rồi nó chỉ đường cho anh đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói: - Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong, nó ân cần đặt bó hoa lên mộ. Tức thì , anh quay lại tiệm bán hoa, hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái một mạch 300km về nhà để anh trao tận tay bó hoa cho mẹ. (Quà tặng cuộc sống) Câu 1: a. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? b. Điều gì đã khiến nhân vật "anh" hủy bỏ dịch vụ gửi hoa bằng việc về nhà trao tận tay bó hoa cho mẹ? c.Thông điệp của văn bản trên là gì? Câu 2: Từ câu chuyện trên, em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề đặt ra trong văn bản.
  2. Câu 3: Em hãy làm sáng tỏ ý kiến “Bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển” ( SGK Ngữ Văn 8/ Tập hai ) Hết
  3. B. HƯỚNG DẪN CHẤM I. Định hướng chung: 1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá linh hoạt. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, có kiến giải riêng nhưng phải thuyết phục. Câu Yêu cầu Điểm 1. Đọc hiểu 2.0 a Phương thúc biểu đạt chính của văn bản: tự sự 0.5 b - Sự bất hạnh và lòng hiếu thảo đối với người mẹ đã mất, tình 0.5 cảm rất hồn nhiên và đầy cảm động của em bé đã làm thức tỉnh chàng trai, anh nhận ra rằng mất mẹ là một sự mất mát lớn lao. c - Hãy trân trọng những gì gần gũi, đơn giản trong cuộc sống 1.0 của mỗi người. - Giá trị của một món quà thực sự ý nghĩa không phải chỉ ở vật chất mà chính là sự quan tâm, tấm lòng và tình yêu thương đối với người mẹ. 2 Viết bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ về tình mẫu tử 3.0 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ 0.25 phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. - Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận; - Thân bài: làm rõ vấn đề nghị luận, triển khai được các luận điểm; - Kết bài: khái quát được nội dung nghị luận. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0.25 c. HS triển khai vấn đề thành các luận điểm cụ thể, rõ ràng. 2.0 Có thể trình bày theo hướng sau: - Giải thích vấn đề: Câu chuyện kể về hai người con mua hoa tặng mẹ. Nhưng ở hai hoàn cảnh khác nhau. Khi chứng kiến cảnh cô bé đến tham nhà mẹ” là phần mộ mới đắp. Anh liền quay lại hủy dịch vụ gửi hoa và tự tay mua một bó hoa và tự lái xe trong đêm về để nhà tận tay tặng mẹ bó hoa. Dường như những tình cảm ấm áp của cô bé đã đánh thức được và đưa anh về với những giá trị thực tại. Bây giờ anh mới hiểu, cho dù mình đã trưởng thành nhưng cũng có khi vô tâm với mẹ – người đã sinh thành và nuôi dưỡng anh nên người
  4. - Bàn luận vấn đề: + Tình mẹ là thiêng liêng cao cả không gì so sánh được. Mẹ là người mang nặng đẻ đau cho ta hình hài. Mẹ nuôi ta khôn lớn bằng dòng sữ ngọt ngào, lời ru êm dịu. Mẹ nuôi con khôn lớn cả về thể chất lẫn tinh thần. + Mẹ hi sinh tất cả để giành cho con những gì tốt đẹp nhất + Trong cuộc sống bộ bề có nhiều tấm gương hiếu thảo với mẹ, như anh thanh niên với cô bé kia. - Phản biện: Bên cạnh đó không thiếu những người sống thờ ơ, vô trách nhiệm, làm mẹ buồn lòng, thậm chí đối xử tàn tệ với chính người mẹ của mình. + Kịch liệt phê phán những con người không biết quí trọng mẹ - Bài học nhận thức và hành động: HS nhận thức được ý nghĩa của vấn đề, liên hệ bản thân d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện những suy 0.25 nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề e.Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo những quy tắc về chuẩn 0.25 chính tả, dùng từ, đặt câu. Câu 3: (5.0 điểm) Yêu cầu: Học sinh viết được bài văn đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. - Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận; - Thân bài: làm rõ vấn đề nghị luận, triển khai được các luận điểm; - Kết bài: khái quát được nội dung nghị luận. A. Mở bài: (0.5 điểm) - Giới thiệu được tác giả, tác phẩm - Nêu được vấn đề nghị luận: Bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển. B. Thân bài: (4.0 điểm) Bài viết phải đạt được các ý chính sau: - Nhà thơ đã viết “Quê hương” bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng, đầy thơ mộng
  5. cua mình. Nổi bật lên trong bài thơ là cảnh ra khơi đánh cá của trai làng trong một sớm mai đẹp như mơ: Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. Tâm hồn nhà thơ náo nức những hình ảnh đầy sức mạnh: Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mè vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió Giữa trời nước bao la nổi bật hình ảnh con thuyền hiên ngang, hăng hái, đầy sinh lực dưới bàn tay điều khiển thành thạo của dân trai tráng đang nhẹ lướt trên sóng qua hình ảnh so sánh như con tuấn mã. Bằng các từ ngữ sinh động, nhà thơ đã khắc họa tư thế kiêu hãnh chinh phục sông dài, biển rộng của người làng chài. Lời thơ như băng băng về phía trước, như rướn lên cao bao la cùng với con thuyền, với cánh buồm! Tế Hanh đã cảm nhận cuộc sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó nên mới liên tưởng: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng. Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hi vọng mưu sinh của người lao động được gửi gắm ở đấy. - Cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập cũng được miêu tả với một tình yêu tha thiết; Ngày hôm sau, ôn ào trên bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về. "Nhờ ơn trời biển động cá đầy ghe Những con cá tươi ngon thân bạc trắng" Ở đoạn trước, khi tả cảnh ra đi mạnh mẽ vượt trường giang của đoàn thuyền, hơi thở băng băng, phơi phới. Đến đoạn này, âm điệu thơ thư thái và dần lắng lại theo niềm vui no ấm, bình yên của dân làng. Chính từ đấy, xuất hiện những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của Quê hương: Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng, Ca thân hình nồng thở vị xa xăm; Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nam Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. - Chỉ ai là người con của một vạn chài mới viết được những câu thơ như thế. Tế Hanh như khác tạc bức tượng dài người dân chài giữa đất trơi lộng gió với hình khối, màu sắc và cả hương vị không thể lẫn: bức tượng đài nồng thở vị xa xăm - vị muối mặn mòi của biển khơi, của những chân trời tít tắp mà họ thường chinh phục, Chất muối mặn mòi ấy ngấm vào thân hình người dân chài quê hương, thấm dần trong thớ vỏ chiếc thuyền hay đã ngấm sâu vào làn da thớ thịt, vào tâm hồn Tế Hanh để thành niềm cảm xúc bâng khuâng, kì diệu? - Một tâm hồn như thế khi nhớ nhung tất chẳng thể nhàn nhạt, bình thường. Nỗi nhớ quê hương trong đoạn kết đã đọng thành những kỉ niệm ám ảnh, vẫy gọi. Tôi thấy nhớ
  6. cái mùi nồng mặn quá " câu thơ cuối cùng cho ta rõ thêm tâm hồn thiết tha, thành thực của Tế Hanh" C. Kết bài: (0.5 điểm) Quê hương của Tế Hanh đã cất lên một tiếng ca trong trẻo, nồng nàn, thơ mộng về cái làng vạn chài lung ôm ấp, ru về tuổi thơ mình. Bài thơ đã góp phần bồi đắp cho mỗi người đọc chúng ta tình yêu quê hương thắm thiết./.