Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh Lớp 9 - Dương Thị Nhàn

doc 57 trang thaodu 6711
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh Lớp 9 - Dương Thị Nhàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_ren_ki_nang_viet_van_nghi.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh Lớp 9 - Dương Thị Nhàn

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN Ý YÊN TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN BÁO CÁO SÁNG KIẾN " PHƯƠNG PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHO HỌC SINH LỚP 9 " Tác giả: Dương Thị Nhàn Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm văn Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường THCS Lê Quý Đôn Ý Yên, tháng 5 năm 2018
  2. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1.Tên sáng kiến: “Phương pháp rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9”. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trong giảng dạy bộ môn ngữ văn ở trường THCS. 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ năm học 2016-2017 đến năm học 2017-2018. 4. Tác giả: Họ và tên: Dương Thị Nhàn Năm sinh: 1984 Nơi thường trú: Thị Trấn Lâm- Huyện Ý Yên– Tỉnh Nam Định. Trình độ chuyên môn: Đại học Sư Phạm văn Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường THCS Lê Quý Đôn Địa chỉ liên hệ: Trường THCS Lê Quý Đôn – huyện Ý Yên- tỉnh Nam Định Điện thoại: 02283.823370 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Tên đơn vị: Trường THCS Lê Quý Đôn Địa chỉ: Thị trấn Lâm – huyện Ý Yên – tỉnh Nam Định Điện thoại: 02283.823370
  3. BÁO CÁO SÁNG KIẾN I - ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN: 1 Bối cảnh xã hội và mục tiêu giáo dục phổ thông - Thế kỉ XXI là một thế kỉ mà cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão. Việt Nam đã gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn kinh tế thị trường và rộng hơn là trong bối cảnh toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa, kinh tế thị trường, công nghệ thông tin hay bất cứ hiện tượng nào của cuộc sống đặt giáo dục Việt Nam trong bức tranh chung của giáo dục các nước trên thế giới. Điều đó yêu cầu mục tiêu giáo dục phổ thông phải có sự thay đổi để đào tạo nên những con người không bị bó hẹp trong lối suy nghĩ cục bộ mà biết tư duy có tính chất toàn cầu, có tinh thần dân chủ, có khả năng hợp tác,có thể làm việc trong môi trường quốc tế. Nhu cầu giao tiếp giữa con người với con người trong xã hội ngày càng hiện đại cũng luôn đặt ra những vấn đề cần trao đổi, bàn bạc, thống nhất, đồng thuận, phản bác, - Mục tiêu giáo dục phổ thông của nước ta trong giai đoạn hiện nay là đào tạo nguồn nhân lực có đủ đức, trí, thể, mỹ; đặc biệt là hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng hợp tác và kỹ năng xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Năm 2013, Nghị quyết số 29- NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI khẳng định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, đảm bảo trung thực khách quan ”. Mục tiêu giáo dục thay đổi nên phương pháp dạy học cần thiết phải đổi mới là một điều tất yếu. Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy và đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh thực sự là một giải pháp mang tính chiến lược để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường phổ thông. - Tục ngữ có câu:" Không thầy đố mày làm nên". Trong hoạt động giáo dục đào tạo, trước hết ta phải xác định rõ vai trò của người thầy là hết sức to lớn. Bởi vì, người thầy có vai trò dẫn dắt học sinh . Nếu học sinh có kiến thức cơ bản tốt, có tố chất thông 1
  4. minh, mà không được bồi dưỡng nâng cao tốt thì sẽ ít hiệu quả hoặc không có hiệu quả. Đặc biệt, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng nhân tài cho địa phương nói riêng và đất nước nói chung. Mỗi người thầy nếu luôn biết làm mới bản thân mình, làm mới những bài học tưởng chừng như đã rất xưa, rất cũ thì chắc chắn sẽ thành công trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Trước bối cảnh xã hội và mục tiêu giáo dục phổ thông hiện nay, mỗi giáo viên Ngữ văn nên bắt đầu từ những vấn đề gần gũi nhất, thiết thực nhất ngay trong quá trình thực hiện nhiệm vụ dạy học bộ môn của chính mình. Đối với việc giảng dạy bộ môn ngữ văn 9, đổi mới phương pháp rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội là một yêu cầu quan trọng, cần làm. 2. Mục tiêu của bộ môn Ngữ văn - Đối với bộ môn Ngữ văn ở bậc THCS, tháng 8/2008, Bộ GD - ĐT và Viện KHGD đã tổ chức tập huấn “ Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh THCS” với tinh thần và phương châm là: “ thay đổi cách ra đề Tập làm văn theo hướng “mở” không trói buộc sự tưởng tượng và sáng tạo độc lập của học sinh. Theo đó, nội dung của đề bài không những có trong chương trình mà có thể mở rộng tới những vùng kiến thức, kĩ năng tương tự nằm ngoài chương trình, miễn sao những đơn vị kiến thức đó không quá xa lạ với học sinh ”. Bên cạnh đó là sự điều chỉnh đổi mới khuynh hướng ra đề quá thiên về nghị luận văn học, hướng tới những dạng đề gắn với thực tiễn cuộc sống thiên nhiên và cuộc sống con người của chúng ta ngày nay. Một trong những mục tiêu của bộ môn Ngữ văn 9 ở phân môn Tập làm văn là rèn cho học sinh kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận xã hội nhằm phát huy năng lực tư duy, kĩ năng bình luận, phản bác hướng học sinh tới những nhận thức đúng về quan điểm, lối sống, thái độ sống Bởi vậy, các đề bài nghị luận xã hội cũng chiếm một vị trí quan trọng trong các đề thi môn ngữ văn các cấp, trong đó có cấp THCS; đặc biệt trong các đề thi học sinh giỏi. - Qua khảo sát đề thi các kì, đề thi vào THPT, đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn 9 những năm gần, tôi thấy đề thi thường yêu cầu học sinh viết bài văn hoặc đoạn văn nghị luận. Tôi xin đưa ra một vài ví dụ minh họa : 2
  5. Trong đề tuyển sinh vào THPT của Sở Giáo dục - Đào tạo Vĩnh Phúc năm 2016- 2017 có câu: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về nghị lực của con người trong cuộc sống. Trong đề tuyển sinh vào THPT của Sở Giáo dục - Đào tạo Vĩnh Phúc năm 2016-2017 có câu: Trong bài “Nói với con” nhà thơ Y Phương có viết: Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá ghệp ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Từ ý nghĩa những câu thơ trên, hãy viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương Trong đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn 9 của Sở Giáo dục - Đào tạo Hải Dương năm 2014-2015 có câu: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không cúi đầu trước giông tố” (Trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm) Suy nghĩ của em về câu nói trên 1 câu trong đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn 9 của Sở Giáo dục-Đào tạo Vĩnh Phúc năm 2015-2016 : Báo Dân trí, ngày 24/12/2013 đăng tin: Giữa đêm Hà Nội rét buốt, người bán hàng rong bị va quệt, xe dâu tây đổ cả xuống đường, người dân vội vã chạy tới nhặt giúp, khiến chị bán hàng xúc động rơi lệ. Em hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của mình về sự việc trên 3
  6. Nhà văn, nhà giáo Nguyễn Ngọc Kí tâm sự trên báo Văn Nghệ Trẻ: "Con người ta chỉ sợ khiếm khuyết tâm hồn còn bất cứ khiếm khuyết nào trên cơ thể cũng không đáng sợ". (Theo báo Văn Nghệ Trẻ ngày 16 tháng 11 năm 2008) Viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về lời tâm sự trên. (Trích trong đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn 9 của Sở Giáo dục-Đào tạo Nam Định năm 2016-2017) Với những đề này, người viết phải huy động năng lực suy nghĩ, vốn hiểu biết và vận dụng kĩ năng của chính mình mà không thể trông cậy vào điều gì khác. Không thể phủ nhận: nghị luận xã hội có những ưu thế rất riêng trong việc đổi mới phương pháp và đổi mới kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn hiện nay. - Với bộ môn ngữ văn cấp THCS, học sinh được học về phương pháp tạo lập các văn bản nghị luận ở lớp 7, lớp 8 và lớp 9. Nếu như ở chương trình Ngữ văn lớp 7 và lớp 8 các em tiếp cận với văn bản nghị luận ở dạng tổng quát với các phép lập luận thì ở lớp 9 các em đi sâu vào các dạng cụ thể: nghị luận xã hội ( nghị luận về một sự việc, hiện tượng và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý ); nghị luận văn học ( nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích và nghị luận về tác phẩm thơ, đoạn thơ ). Trong đó, nghị luận xã hội với đặc điểm riêng của nó là một trong những yếu tố tích cực nhất hướng tới và giải quyết được những yêu cầu đổi mới của mục tiêu giáo dục nói chung cũng như mục tiêu cần đạt của môn Ngữ văn bậc THCS nói riêng. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu gắn văn học với thực tiễn cuộc sống thiên nhiên và thực tiễn cuộc sống con người đòi hỏi người giáo viên Ngữ văn phải thực sự thay đổi tư duy về phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng đổi mới tích cực. Trong ba phân môn của Ngữ văn: Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn thì Tập làm văn được xem là khô cứng nhất, cả giáo viên và học sinh đều có tâm lý “sợ” các tiết học này, yêu cầu tạo lập văn bản đối với học sinh trong đó có văn bản nghị luận xã hội là một yêu cầu không dễ dàng chút nào. 4
  7. Bản thân tôi hiện đang là giáo viên giảng dạy bộ môn ngữ văn cho học sinh lớp 9 và bồi dưỡng đội tuyển ngữ văn 9, tôi nhận thấy: các em rất lúng túng khi viết bài văn nghị luận xã hội; bài viết hời hợt, không chặt chẽ, thiếu thuyết phục Điều đó khiến tôi trăn trở. Tôi đã tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học và chọn sáng kiến: “ Rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9” để đúc rút kinh nghiệm giảng dạy của mình. II MÔ TẢ GIẢI PHÁP : 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến: Như đã trình bày ở trên kĩ năng viết văn nghị luận xã hội là kĩ năng cơ bản mà học sinh bậc trung học phổ thông nhất là học sinh lớp 9 cần nắm vững. Thế nhưng khi tiếp cận kiểu bài này giáo viên đôi khi còn lúng túng trong cách hướng dẫn học sinh do vấn đề xã hội phong phú thành ra cách dạy của giáo viên là làm hộ, cung cấp sằn dàn bài cho học sinh học vẹt, học tủ. Học sinh được tiếp cận kiểu bài thụ động theo kiểu cô dạy đến đâu thì học và làm theo nếu đề bài hỏi khác đi dù là vấn đề quen thuộc lại thấy khó không biết làm. Thành ra học sinh luôn kêu khó khi làm bài nghị luận xã hội, có làm bài thì lập luận hời hợt, không đảm bảo kiến thức, kĩ năng thành ra chất lượng làm bài kiểm tra môn ngữ văn không cao dẫn đến tình trạng chán nản,thậm chí có học sinh sợ học môn văn. 2. Giải pháp từ khi có sáng kiến. Khi thực hiện sáng kiến tôi khắc phục tình trạng đã nêu bằng cách tiến hành nghiên cứu lí thuyết và thực tế rồi áp dụng trong quá trình giảng dạy môn ngữ văn của mình đặc biệt cho học sinh lớp 9. 2.1.Phương pháp nghiên cứu a. Nghiên cứu lí luận - Nghiên cứu những thuận lợi, khó khăn, hiệu quả của giáo viên và học sinh trong dạy học kiểu bài nghị luận xã hội. - Những kiến thức, kĩ năng bộ môn cần cung cấp cho học sinh trong quá trình dạy kiểu bài nghị luận xã hội. 5
  8. - Nguồn tư liệu cần khai thác để phục vụ cho quá trình giảng dạy kiểu bài nghị luận xã hội. b. Nghiên cứu thực tế Điều tra thực tế việc giảng dạy, học tập của giáo viên, học sinh, theo dõi chất lượng qua từng đề kiểm tra ở các giai đoạn, chất lượng các kì thi nhất là ở điểm số của câu nghị luận xã hội, từ đó kiểm nghiệm, đôi chứng và tìm ra các phương pháp phù hợp. Lớp thực nghiệm và đối chứng: Lớp 9A4 năm học 2016-2017 Lớp 9A4, lớp 9A1 năm học 2017-2018 c. Phân tích, tổng hợp đánh giá 2.2. Nội dung cụ thể của giải pháp a. Về phía giáo viên: Để tìm hiểu rõ thực tế việc rèn kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9, tôi đã tiến hành trao đổi, thảo luận, dự giờ đồng nghiệp ở trường THCS Lê Quý Đôn. Qua thực tế dự giờ đồng nghiệp và chấm bài học sinh, tôi nhận thấy bộc lộ những điểm giáo viên, học sinh đã làm, đã đạt được và những điểm chưa làm, chưa đạt được như sau: -Ưu điểm: + Giáo viên đã bám sát chuẩn kiến thức và kĩ năng cơ bản, cung cấp kiến thức về mặt lý thuyết đúng, đủ. + Học sinh nắm được kiến thức cơ bản, phân biệt được kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống và kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lý. + Học sinh đã nhận diện được đề, về cơ bản biết tìm ý, lập dàn ý, tạo lập được các văn bản nghị luận xã hội . - Hạn chế: 6
  9. +Giáo viên chỉ chú trọng trang bị cho học sinh cách làm những đề cụ thể có trong sách giáo khoa mà chưa trang bị được kĩ năng làm các dạng, các kiểu bài nghị luận dẫn đến học sinh rất thụ động khi làm bài nhất là các đề bài chưa được chữa. + Giáo viên còn hạn chế trong việc thay đổi phương pháp, chủ yếu sử dụng phương pháp truyền thống, chưa gây được hứng thú cho học sinh, chưa khắc phục được tư tưởng “ngại” học ở học sinh. + Giáo viên đã hướng dẫn học sinh cách dựng đoạn, viết bài văn nghị luận xã hội cho học sinh nhưng còn chung chung, chưa tỉ mỉ, khiến học sinh khó vận dụng. + Giáo viên chưa chú ý cung cấp và hướng dẫn học sinh phương pháp thu thập dẫn chứng, thu thập tư liệu, cập nhật thông tin để minh chứng cho vấn đề nghị luận. + Giáo viên cung cấp kiến thức còn mang tính áp đặt nên học sinh khó tiếp thu. + Học sinh viết bài biết bám vào cấu trúc, yêu cầu, nhưng bài viết hời hợt, thiếu chặt chẽ, ít dẫn chứng minh họa, thiếu tính thuyết phục. Vì vây, tôi đã suy nghĩ, tìm tòi những phương pháp để có thể khắc phục những hạn chế trên, hướng đến hiệu quả cao nhất trong việc rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9. b. Về phía học sinh: Đầu năm học 2017-2018, tôi đã tiến hành khảo sát học sinh để tìm hiểu về thực trạng phần tạo lập các văn bản nghị luận xã hội của học sinh lớp 9, từ đó nắm bắt thông tin để điều chỉnh phương pháp dạy học. Nội dung khảo sát: - Tiến hành khảo sát đối với học sinh lớp 9a1,9a4 với đề văn nghị luận như sau:Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng học chay, học vẹt của học sinh, sinh viên hiện nay. Kết quả khảo sát: Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm 8- Điểm Lớp 1 - 2 2,25-4,75 5 – 6,25 6,5–7,75 8,75 9-10 7
  10. Số S HS SL % SL % SL % % SL % SL % L 9a1 35 0 0 11 31,4 19 54,3 5 14,3 0 0 0 0 9a4 30 2 6,7 13 43,3 12 40,0 3 10,0 0 0 0 0 - Tiến hành khảo sát đối với học sinh đội tuyển ngữ văn 9 với 2 đề văn nghị luận như sau: Đề 1: Nhà văn Pháp Misen Êkenđơ Moongtenhơ (1533-1592) có nói: “Nghèo nàn về vật chất dễ chữa, nghèo nàn về tâm hồn rất khó chữa.” Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. Đề 2: Trong bài “ Một khúc ca xuân” nhà thơ Tố Hữu viết: “Nếu là con chim, chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không có trả? Sống là cho, đâu phải nhận riêng mình” Cùng quan điểm đó, Nguyễn Thành Long đã xây dựng thành công nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa ”( Ngữ Văn 9, tập một). Từ vẻ đẹp của các nhân vật này, em có suy nghĩ gì về lí tưởng sống của thanh niên ngày nay? Kết quả khảo sát Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm 8- Điểm 1 - 2 2,25-4,75 5 – 6,25 6,5–7,75 8,75 9-10 Đề Số HS S số SL % SL % SL % % SL % SL % L 1 13 0 0 7 53,8 4 30,8 2 15,4 0 0 0 0 8
  11. 2 13 0 0 8 61,5 2 15,5 3 23 0 0 0 0 Có thể thấy kết quả đạt được của học sinh còn thấp. Bài viết của học sinh còn những nhược điểm sau: - Một số học sinh chưa xác định đúng vấn đề cần nghị luận, còn lúng túng trong việc tìm ý và triển khai ý. - Học sinh hành văn còn thiếu mạch lạc, thể hiện rõ vốn từ nghèo nàn, vốn kiến thức, vốn sống còn ít. - Học sinh yếu trong việc đưa các tư liệu làm dẫn chứng, thiếu thông tin cập nhật để minh họa cho bài làm. - Học sinh chưa biết kết hợp nhiều phương thức biểu đạt khiến lời văn khô khan, thiếu thuyết phục. Xuất phát tự thực tế trên, bản thân tôi đã suy nghĩ và thực hiện các giải pháp để rèn thêm một số kĩ năng cần thiết và giải quyết những hạn chế còn tồn tại của giáo viên trong thực tế dạy học khi rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 9 . SAU ĐÂY TÔI XIN CỤ THỂ HÓA GIẢI PHÁP CỦA BẢN THÂN KHI THỰC HIỆN NỘI DUNG SÁNG KIẾN. PHẦN I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ KIỂU BÀI * Mục tiêu chung: Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về văn nghị luận xã hội, các dạng bài văn nghị luận xã hội, cấu trúc chung và cách làm của bài văn nghị luận xã hội ở từng dạng. I. Kiến thức chung về văn nghị luận xã hội 1. Khái niệm: Nghị luận xã hội là bày tỏ suy nghĩ, nhận thức, quan niệm, cách đánh giá của người viết về một vấn đề tư tưởng đạo lí hoặc hiên tượng phổ biến đang diễn 9
  12. ra trong đời sống. Để nghị luận, học sinh cần dựng lí lẽ và dẫn chứng, kết hợp các thao tác lập luận để tăng tính thuyết phục. 2. Mục đích của văn nghị luận: Giúp người đọc, người nghe tin, hiểu, tán đồng, hành động theo mình - Đặc điểm của văn nghị luận: Gồm luận điểm và luận cứ Luận cứ gồm lý lẽ, chứng cứ Lập luận là trình tự sắp xếp, tổ chức, bố cục của vấn đề nêu ra - Các phép lập luận thường sử dụng trong văn bản nghị luận + Phép phân tích Phép phân tích là chia sự vật, hiện tượng ra các bộ phận tạo thành nó nhằm tìm ra nhưng điểm, bản chất từng bộ phận và mối quan hệ của từng bộ phận với nhau. Để phân tích nội dung của sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thuyết, so sánh, đối chiếu. + Phép tổng hợp Tổng hợp là rút ra cái chung từ những điều phân tích, không có phân tích thì không có tổng hợp, nhưng ngược lại có thể có phân tích mà không cần tồng hợp. + Kết hợp hai phép luận điểm, phân tích và tổng hợp trong bài văn Khi kết hợp hai phép lập luận này bài văn sẽ sâu sắc hơn, hai phép này thực chất là đối lập nhưng không tách rời, phân tích và tổng hợp lại vấn đề thì bài văn mới sâu sắc được. 3. Các dạng văn nghị luận xã hội 10
  13. 3.1 Nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống xã hội : a. Khái niệm: Là bàn về một sư việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ. Ví dụ về sự việc, hiện tượng đáng khen, đáng chê. Đáng khen : giúp đỡ người gặp khó khăn, hoạn nạn ; vượt khó vươn lên trong cuộc sống Đáng chê : nghiện game, nghiện hút thuốc lá, xả rác bừa bãi b. Dàn ý chung của bài văn nghị luận sự việc, hiện tượng đời sống Mở bài : + Dẫn dắt vào đề (đi từ cái chung đến cái riêng, đi từ cái cụ thể đến khái quát hoặc nêu trực tiếp) + Giới thiệu hiện tượng nêu ở đề bài. + Trích dẫn nhận định, ý kiến (nếu có) Thân bài : + Giải thích khái niệm, cụm từ, hình ảnh (nếu cần) + Nêu hiện trạng vấn đề hoặc nêu sự việc (sử dụng các phương pháp thuyết minh. Đưa ra các dẫn chứng thực tế để làm rõ vấn đề ) + Phân tích lợi ích, tác dụng và tác hại của vấn đề. (Phê phán biểu hiện ngược lại – nếu có) + Chỉ rõ nguyên nhân của vấn đề. + Đưa ra giải pháp và bài học ( đối với chung mọi người và riêng bản thân mình) cả về nhận thức và hành động Kết bài : Khẳng định chung về vấn đề cần bàn ; lời nhắn gửi đến mọi người. 11
  14. 3. 2 Nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí. a. Khái niệm: Nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo lí, lối sống của con người b. Các vấn đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí: + Vấn đề nhận thức: lí tưởng, mục đích sống + Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn; thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi + Vấn đề về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em + Vấn đề về các quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn + Vấn đề về cách ứng xử, đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống. c. Cấu trúc chung của bài văn nghị luận tư tưởng, đạo lí. Mở bài: + Dẫn dắt vào đề ( ) + Giới thiệu về tư tưởng, đạo lí nêu ở đề bài ( ) +Trích dẫn ý kiến, nhận định (nếu có) ( ) Thân bài: + Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận ( ). Tùy theo yêu cầu đề bài mà có thể có những cách giải thích khác nhau: Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề. Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề. Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập. 12
  15. + Phân tích và chứng minh, bàn luận những mặt đúng của tư tưởng , đạo lí cần bàn luận ( ) Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ tới cùng bản chất của vấn đề. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? (Vì sao?) Vấn đề được biểu hiện như thế nào?có ý nghĩa gì đối với bản thân, gia đình, xã hội?(có dẫn chứng kèm theo) + Mở rộng: Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn luận ( ) +Rút ra bài học: Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm và hành động Đề xuất phương châm đúng đắn Kết bài: + Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài ( ) + Lời nhắn gửi đến mọi người ( ) d. Cách làm các kiểu đề văn nghị luận xã hội * Dạng 1: Đề bài nêu trực tiếp vấn đề cần nghị luận: - VD: Đề 1: Bàn về tranh giành và nhường nhịn Đề 2: Suy nghĩ về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” Đề 3: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vất rác ra đường hoặc nơi công cộng. Hãy nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy. - Cách làm: theo cấu trúc chung * Đề bài yêu cầu học sinh nghị luận về một vấn đề được rút ra từ một ý kiến, một câu thơ hoặc một văn bản. VD: 13
  16. Đề 1: « Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình » – Tố Hữu. Suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên. Đề 2: Nguyễn Bá Học từng nói : « Đường đi khó , không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi, e sông » Suy nghĩ của em về câu nói trên. Đề 3: Chúng ta không sinh ra để trở thành thế này hay thế khác, bất lực trôi theo dòng dời do một bàn tay vô hình vẽ trước, mặc cho vị trí huyền bí của các ngôi sao kéo theo một hướng nào đó, phó mặc hạnh phúc cho thứ này và bất hạnh cho thứ khác quyết định Chính là tính cách của chúng ta, và chỉ có tính cách của ta, sẽ biến cuộc sống thành hạnh phúc hay bất hạnh Và ta lựa chọn nên tính cách đó Mọi người có thể khuyến khích ta chọn đúng hay ngăn cản ta. Nhưng ta là người lựa chọn. (John McCain và Mark Salter) (Tính cách là số phận, tập 2, John McCain và Mark Salter, Lời nói đầu, tr 07, NXB Trẻ) Anh/chị có đồng ý với tác giả John M.Cain và Mark Salter? Đề 4: Đọc mẩu truyện sau: ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc bộ quần áo vừa cũ, vừa bẩn lại vừa rộng nữa. Cô bé buồn tủi ngồi khóc một mình trong công viên. Cô nghĩ: “Tai sao mình không được hát? Chả lẽ mình hát tồi đến thế sao?” cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. - Cháu hát hay quá- một giọng nói vang lên- Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ. Cháu đã cho ta một buổi chiều thật vui vẻ. Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông già tóc bạc trắng. Ông nói xong liền bước đi. 14
  17. Hôm sau khi cô bé đến công viên đã thấy ông già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước. Khuôn mặt hiền từ mỉm cười chào cô bé. Cô lại hát. Cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. “Cảm ơn cháu, cháu gái của ta. Cháu hát hay quá.” Nói xong cụ già lại chậm rãi bước đi. Như vậy nhiều năm trôi qua. Giờ đây, cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn chiếc ghế đá trống không. Cô hỏi mọi người trong công viên về ông cụ: - Ông cụ bị điếc ấy cơ? Ông ấy đã qua đời rồi. – một người nói với cô. Cô gái sững người, bật khóc. Hóa ra bao nhiêu lâu nay, tiếng hát của cô luôn được khích lệ bởi một đôi tai đặc biệt: đôi tai của tâm hồn. Suy nghĩ của em về bài học rút ra từ câu chuyện trên? Cách làm: Đối với dạng đề này sau khi học sinh xác định được vấn đề nghị luận thì làm bài theo cấu trúc sau: - Mở bài: . + Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu câu chuyện trong đề bài . + Nêu vấn đề cần nghị luận . - Thân bài: . * Bước 1: Phân tích,hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện để rút ra ý nghĩa vấn đề + Nhấn mạnh, khẳng định ý nghĩa nội dung từ văn bản văn học đó . – Từ đó, khái quát chính xác vấn đề xã hội cần nghị luận . * Bước 2: Thực hiện các thao tác nghị luận (tùy thuộc vào vấn đề nghị luận là một tư tưởng, đạo lí hay một hiện tượng đời sống HS áp dụng phương pháp làm bài cụ thể). Dạng 2: Đề bài yêu cầu nghị luận về một vấn đề rút ra từ một hình ảnh cụ thể. VD: 15
  18. Suy nghĩ của em về sự việc diễn ra trong bức tranh trên. Đối với dạng đề này học sinh cần xác định được vấn đề cần nghị luận dựa vào nội dung bức tranh quan sát được. Sau đó tùy thuộc vào vấn đề nghị luận là một tư tưởng, đạo lí hay một hiện tượng đời sống HS áp dụng phương pháp làm bài cụ thể). 4. Rèn kĩ năng quan sát, đọc, nghe, tìm hiểu, nắm bắt thông tin, thu thập dẫn chứng, hình thành lí lẽ. * Đặc trưng của văn nghị luận xã hội đòi hỏi người viết phải có vốn sống thực tế, có hiểu biết nhất định về xã hội như những vấn đề đang được xã hội quan tâm, những quan sát, thể nghiệm trong đời sống. Muốn đưa ra được một quan điểm, một ý tưởng sâu sắc, thấu đáo về một vấn đề xã hội được nêu ra trong đề bài, học sinh cần thể hiện được cách lập luận chặt chẽ, khoa học, sắc sảo, biết cách sử dụng dẫn chứng phù hợp, xác đáng. Do đó, học sinh cần có kĩ năng quan sát, đọc, nghe tìm hiểu, nắm bắt thông tin, thu thập dẫn chứng, hình thành lí lẽ. Những nguồn tư liệu gần gũi, dễ kiếm đối với học sinh. Các em có thể đọc hàng ngày để thu thập thông tin cần thiết, chọn lọc dẫn chứng: - Sách tham khảo hướng dẫn làm văn NLXH, những tác phẩm như “Quà tặng cuộc sống”, “Hạt giồng tâm hồn” - Báo chí: Thiếu niên tiền phong, hoa học trò, báo mới - Những bài tản văn, Blog Sống đẹp trên báo Phụ nữ, các trang web 16
  19. - Nguồn tư liệu thực tế: các sự việc, hiện tượng học sinh được chứng kiến. * GV hướng dẫn HS phương pháp từ quan sát nắm bắt thông tin, thu thập dẫn chứng và tìm lí lẽ. Trước thực tế học sinh rất hời hợt trong sự quan sát, suy ngẫm, tôi áp dụng phương pháp hướng dẫn học sinh quan sát, từ quan sát mà suy ngẫm, tích lũy để có được những dẫn chứng phong phú, sống động, những lí lẽ thuyết phục cho bài văn nghị luận của mình. Đối tượng cho học sinh quan sát là một hình ảnh, một sự vật, sự việc đời thực, xem một đoạn video Khi cho học sinh quan sát, tôi thường hướng các em đến những nhận thức về những điều ẩn chứa trong sự vật, sự việc bằng các bước tư duy: em nhìn thấy gì? Đối tượng có đặc điểm gì? Sự việc diễn ra thế nào? Có điểm gì đặc biệt về đối tượng, sự việc mà em quan sát được? Quan sát sự vật, sự việc em nghĩ đến điều gì tốt đẹp, nghĩ đến ai? Ví dụ: Cho học sinh xem một đoạn video trong chương trình Điều ước thứ 7 số 126 – bản hòa tấu cha và con. Yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh cậu bé Bôm: khuôn mặt, những vết sẹo, bàn tay, nhất là bàn tay khi lướt trên phím đàn để học sinh nhận thấy đó là cậu bé thế nào (số phận tưởng như nghiệt ngã nhưng cậu đã vượt lên nhờ ý chí, nghị lực, niềm tin và sức mạnh để cậu vượt qua tất cả đó là tình phụ tử thiêng liêng), quan sát và lắng nghe những tâm sự của người cha để thấu hiểu đức hi sinh cao cả cha dành cho con Từ đó học sinh có dẫn chứng cụ thể về chủ đề tình phụ tử, lí lẽ về ý nghĩa của tình phụ tử. * GV hướng dẫn HS phương pháp đọc, nghe nắm bắt thông tin, thu thập dẫn chứng và tìm lí lẽ. GV hướng dẫn học sinh cách đọc, nắm bắt thông tin, chọn lọc và ghi chép lại vào sổ tay văn học. Từ một bài báo dài khoảng 1 trang, các em sẽ phải chọn lọc và ghi tóm tắt vấn đề thành 1 đoạn khoảng 5 câu vào sổ. GV hướng dẫn các em chú ý vào các nội dung: bài viết về ai? Sự việc gì? Như thế nào? Suy ra ý nghĩa muốn nói từ sự việc, nhân vật đó. Gv chú ý học sinh tham khảo cách nói, cách bình luận của các phóng viên, bình luận viên * GV tạo cho học sinh thói quen ghi chép tư liệu. 17
  20. Mỗi tuần giáo viên giao cho từng nhóm học sinh tìm đọc, xem và ghi lại những nhân vật, sự kiện thuộc một số chủ đề nhất định. Gv đánh giá kết quả công việc được giao của các em thông qua việc chấm sổ tay văn học, cho học sinh trao đổi chéo sổ tay của mình để các bạn khác tham khảo. 5 .Rèn kĩ năng, phương pháp khi làm bài nghị luận 5.1. Kĩ năng phân tích đề: Khi đọc đề bài nghị luận xã hội, học sinh cần đọc lướt qua một lần, sau đó đọc chậm, đọc kĩ, gạch chân dưới các từ khóa quan trọng. Từ đó, giải nghĩa thật chính xác các từ khóa, hiểu đúng vấn đề cần nghị luận cũng như xác định đúng yêu cầu của đề bài. Điều đó sẽ quyết định bài viết đi đúng hướng. Chú ý dạng đề không nêu trực tiếp vấn đề cần nghị luận: Gv hướng dẫn các em cách phân tích thông tin ngữ liệu được đưa ra bằng hệ thống câu hỏi gợi mở (văn bản viết về ai? Về điều gì? Với đặc điểm, sự việc gì? Chứng tỏ đó là người như thế nào? ), từ đó tìm ra vấn đề cần nghị luận. Ví dụ ở đề bài: Đọc mẩu truyện sau: ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc bộ quần áo vừa cũ, vừa bẩn lại vừa rộng nữa. Cô bé buồn tủi ngồi khóc một mình trong công viên. Cô nghĩ: “Tai sao mình không được hát? Chả lẽ mình hát tồi đến thế sao?” cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. -Cháu hát hay quá- một giọng nói vang lên- Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ. Cháu đã cho ta một buổi chiều thật vui vẻ. Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông già tóc bạc trắng. Ông nói xong liền bước đi. 18
  21. Hôm sau khi cô bé đến công viên đã thấy ông già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước. Khuôn mặt hiền từ mỉm cười chào cô bé. Cô lại hát. Cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. “Cảm ơn cháu, cháu gái của ta. Cháu hát hay quá.” Nói xong cụ già lại chậm rãi bước đi. Như vậy nhiều năm trôi qua. Giờ đây, cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn chiếc ghế đá trống không. Cô hỏi mọi người trong công viên về ông cụ: - Ông cụ bị điếc ấy cơ? Ông ấy đã qua đời rồi. – một người nói với cô. Cô gái sững người, bật khóc. Hóa ra bao nhiêu lâu nay, tiếng hát của cô luôn được khích lệ bởi một đôi tai đặc biệt: đôi tai của tâm hồn. Suy nghĩ của em về bài học rút ra từ câu chuyện trên Câu hỏi gợi mở: Nhân vật chính trong văn bản là ai? (Cô bé); Cô bé rơi vào hoàn cảnh nào?( bị thầy giáo loại khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc bộ quần áo vừa cũ, vừa bẩn lại vừa rộng nữa. Cô bé buồn tủi ngồi khóc một mình trong công viên) ; điều gì đã xảy ra với cô bé? (luôn có 1 ông già nghe cô hát và khen, cuối cùng cô thành 1 ca sĩ); Tình huống bất ngờ xảy ra là gì? (cô bé biết ông già bị điếc); Truyện có ý nghĩa gì? ( Truyện đề cao sức mạnh của tình yêu thương, trước khó khăn thử thách con người cần có nghị lực niềm tin để chiến thắng.) Vấn đề nghị luận: sức mạnh của tình yêu thương hoặc ý nghĩa của niềm tin. 5.2 Kĩ năng lập dàn ý: a. Dàn ý cho bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống: * Để xây dựng dàn ý cho bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống, cần chú ý tới những yêu cầu sau: - Một là, cần hình dung cho rõ sự việc, hiện tượng cần nghị luận. Người viết bài cần nêu được sự việc, hiện tượng cần nghị luận, gọi tên nó ra, kể ra các biểu hiện của nó, mức độ phổ biến của nó đến đâu. Việc gọi tên sự việc, hiện tượng đòi hỏi phải có năng lực khái quát nhất định. Tên gọi của nó trở thành chủ đề của bài viết. 19
  22. - Hai là phân tích, đánh giá tính chất tốt - xấu, lợi - hại, hay-dở của sự việc, hiện tượng, chỉ ra nguyên nhân của sự việc, hiện tượng đó và bày tỏ thái độ đồng tình, biểu dương hay lên án, phê phán. VD. Đề bài: Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập và còn phạm nhiều sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó. Mở bài : Nước ta bước vào thời kí CNH, HĐH, công nghệ tt phát triển vượt bậc với rất nhiều tiện ích, tuy nhiên cũng có những mặt trái của nó. Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập và còn phạm nhiều sai lầm khác. Thân bài : Giải thích : Là những trò chơi được thiết kế dùng các thiết bị điện tử để chơi, để điều khiển (thường gọi là game). Chơi điện tử là hiện tượng khá phổ biến trong xh hiện nay, và đặc biệt lan rộng, ăn sâu trong giới hs,sv. Rất nhiều hs,sv đã trở thành nghiện điện tử. Trò chơi điện tử khá đa dạng : cờ vây, pia điện tử, liên minh huyền thoại . Muốn chơi người chơi phải đến các quán nét mua thẻ. Tuy nhiên trò chơi điện tử còn được cài sẵn trong các vật rất gần gũi với con người như máy tính, điện thoại, tivi nên người chơi có thể chơi mọi lúc mọi nơi. Nhiều người trở thành nghiện điện tử : ham muốn chơi đến mức không kiểm soát nổi tư duy của mình. Họ thường chơi đến quên thời gian, bỏ bê ăn uống, học tập, thường trong trạng thái căng thẳng, bồn chồn và rất khó chịu nếu không được chơi. Hiện trạng Chơi trò chơi điện tử là hiện tượng khá phổ biến ở khắp mọi nơi trên đất nước ta : từ đô thị sầm uất đến các vùng nông thôn hẻo lánh, từ các mặt phố đến các ngõ hẹp Đối tượng chơi điện tử cũng đa dạng : người lớn có, thanh niên có, trẻ em cũng k ít. Tuy nhiên tập trung nhiều ở lứa tuổi hs,sv. 20
  23. Số lượng các quán điện tử mọc lên ngày càng nhiều, cuốn hút mọi lứa tuổi tham gia. Hiện tượng hs, sv nghiện điện tử đã trở thành nỗi ám ảnh, lo lắng của cả hã hội. Mặt lợi và hại *Lợi : Ban đầu các nhà sx sáng tạo ra các game nhằm mục đích giải trí, rèn luyện tính nhanh nhạy và óc tư duy logic, xử lí các tình huống 1 cách sáng tạo, khéo léo, tăng tính quyết đoán trong cuộc sống. Nhờ trò chơi điện tử mà con người có thể giải trí sau những giờ lao động mệt nhọc, căng thẳng, có thể kết bạn, trao đổi thông tin trong và ngoài nước. Bởi những ích lợi ấy mà hiện nay việc lập trình và phát triển game cũng khá được coi trọng. Ở một số nước châu Âu, châu Mỹ chơi game còn trở thành 1 môn thể thao thu hút mọi người khong kém gì bóng đá. Tuy nhiên trò chơi điện tử chỉ phát huy mặt lợi khi người chơi biết vận dụng phù hợp hoàn cảnh, với điều kiện cá nhân và xác định đúng đắn mục đích chơi. *Hại : Không xác định đúng mục đích chơi điện tử thì ‘lợi bất cập hại’. Nghiện game gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho chính người chơi, cho gia đình và cho toàn xã hội. - Người nghiện game chỉ thèm chơi game, đầu óc lúc nào cũng nghĩ đến game nên sao nhãng học tập. Trong giờ học không chú ý, mất tập trung, bỏ học đi chơi game kết quả học tập sa sút, tương lai mờ mịt. - Người nghiện game đánh mất các mối quan hệ xã hội do dành quá nhiều thời gian vào chơi game, dần dần có thể sống cô lập. - Đáng sợ hơn nghiện game còn làm cho con người ta sống trong thế giới ảo, đầu óc mụ mẫm, thiếu thực tế, thường nhầm lẫn thế giới ảo với đời thực. Nhiều người còn áp dụng cả các hành động bạo lực trong game vào cuộc sống, đó là biểu hiện rối loạn tâm lí. - Nghiện game còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người : Việc chơi game thường xuyên sẽ khiến bạn không có giấc ngủ ổn định, ngủ không đủ giấc dẫn đến 21
  24. mệt mỏi, mất sức. Kéo dài tình trạng này dẫn đến giảm trí nhớ. Việc chơi game thường ngồi quá lâu 1 chỗ với một tư thế khiến cơ bắp dễ bị tổn thương, cong vẹo cột sống, thị lực giảm. Nhiều người ngồi chơi game quá lâu còn có khả năng bị suy tim, đột quỵ. -Một số thanh niên khi đến các quán game quen với những kẻ xấu, kẻ lạ, bị dụ dỗ rồi rơi vào các con đường nghiện ngập khác như ma túy - Trò chơi điện tử còn ảnh hưởng lớn tới kinh tế gia đình. Ban đầu người chơi có thể sử dụng số tiền tiết kiệm của mình để chơi, nhưng khi đã đam mê, chơi nhiều, không có tiền thì nói dối bố mẹ xin tiền học để chơi hoặc vay tiền người khác, không có thì sinh ra ăn cắp ăn trộm, thậm chí gây án mạng. Như vậy nghiện chơi điện tử ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và nhân cách con người, khiến con người đánh mất mình, trở thành kẻ xấu, bị mọi người coi thường, xa lánh, lên án. Nguyên nhân - Nguyên nhân khách quan : Do bản chất của trò chơi điện tử này rất hấp dẫn với những hình ảnh, màu sắc sinh động, cách chơi khá đơn giản. Do bị bạn bè rẻ rê, lôi kéo Do bản tính tò mò thích khám phá của lứa tuổi Do các quán điện tử mọc lên quá nhiều, đặc biệt là xung quanh các trường học « mời gọi » các hs Có một số người nhận thức được tác hại của game nhưng tặc lưỡi thử vài lần, đâu biết càng chơi càng nghiện Phần nữa là do sự quản lí lỏng lẻo của gia đình, nhà trường. Do bố mẹ nuông chiều con cái, không quan tâm sát sao đến các con mình. - Nguyên nhân chủ quan : đây là nguyên nhân quan trọng có tính chất quyết định. 22
  25. Người nghiện điện tử là người không có bản lĩnh, không có lập trường, dễ bị lôi kéo, rủ rê. Đó là những người sống ích kỉ, thiếu trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội, không ý thức được trac nhiệm và nghĩa vụ học tập nên trở thành gánh nặng cho xã hội. Giải pháp : trò chơi điện tử gây ra những hậu quả khôn lường, đáng phê phán, vì vậy chúng ta hãy rung lên hồi chuông cảnh tỉnh cho những ai quá đam mê điện tử. -Để không sa đà vào trò chơi điện tử bản thân mỗi người phải làm chủ mình, phải xác định được mục đích của trò chơi điện tử là gì, phải có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập, phải cứng cỏi trước mọi cám dỗ của xã hội. - Gia đình, nhà trường cần có sự quản lí chặt chẽ thời gian của hs và con em mình - Cần tạo các sân chơi bổ ích cho hs,sv - Xây dựngác trung tâm cai nghiện cho những người nghiện game, giúp họ lấy lại thăng bằng về tâm lí. - Nhà nước, chính quyền cần quản lí tốt việc hoạt động của các quán điện tử, xử lí nghiêm các đối tượng vi phạm, quản lí tốt các nội dung trên mạng. Kết bài : Là hs đang ngồi trên ghế nhà trường cần nhận thức sâu sắc về trò chơi điện tử ; tuyên truyền để bạn bè hiểu đúng về vấn đề này ; cố gắng học tập, rèn luyện để trở thành công dân có ích cho đất nước. Đối với người nghiện chúng ta không nên xa lánh mà gần gũi và giúp đỡ để họ dần trở lại cs bình thường . b. Dàn ý cho bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lý: * Bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lý có phần giống bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống ở chỗ sau khi phân tích sự việc, hiện tượng, người viết có thể rút ra những tư tưởng, đạo lý sống. Nhưng nó khác về xuất phát điểm và lập luận. Về xuất phát điểm, bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống xuất phát từ hiện thực đời sống mà nêu tư tưởng, bày tỏ thái độ. Bài nghị luận về tư tưởng, đạo lý lại xuất phát từ tư tưởng, đạo lý, sau khi giải thích, phân tích thì vận dụng các sự thật đời sống để chứng 23
  26. minh nhằm quay trở lại khẳng định ( hay phủ định ) một tư tưởng nào đó. Kiểu bài này cần khái niệm, lý lẽ nhiều hơn, các phép lập luận giải thích, phân tích, chứng minh, tổng hợp thường được sử dụng nhiều. Dàn ý chung cho kiểu bài này như nêu ở phần 2.1 Ví dụ. Đề bài: « Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình » – Tố Hữu. Suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên Mở bài : ‘Sống trong đời sống cần có một tấm lòng’ – Những ca từ lắng đọng với giai điệu ngọt ngào trong nhạc phẩm của Trịnh Công sơn cứ vương vít tâm hồn biết bao người. Cùng chung những chiêm nghiệm với cố nhạc sĩ, nhà thơ Tố Hữu trải lòng « Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình ». Ta chợt nhận ra phải sống thế nào để cs có ý nghĩa. Thân bài : Giải thích : - Sống không chỉ đơn thuần là quá trình ăn uống, thở và tồn tại mà là quá trình giao hòa với xã hội, góp công sức đưa xã hội đi lên. Trong mối giao hòa đặc biệt ấy, mỗi người không phải chỉ biết nhận mà phải biết cho đi nhiều hơn. - ‘Nhận’ là hưởng thụ quyền lợi, sống chỉ biết nhận là cách sống ích kỉ, hẹp hòi. ‘cho’ là biết trao đi, dung tặng những gì quý giá của bản thân cho người khác, là biết cống hiến, quan tâm đến người khác, biết sống vì mọi người xung quanh. Cho và nhận có mối quan hệ khăng khít với nhau. Câu nói của Tố Hữu có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, khuyên chúng ta :sống là phải biết san sẻ, quan tâm đến người khác, biết cống hiến cho cộng đồng có như thế cs mới có ý nghĩa. Muốn nhận được điều tốt đẹp ta phải biết cho đi nhiều điều tốt đẹp gấp bội phần. Câu nói hoàn toàn đúng đắn. Bàn luận, phân tích, chứng minh : -Vì mỗi thành quả chúng ta nhận được trong cuộc sống không tự nhiên mà có, nó là kết quả của biết bao gian lao, cực khổ, sự nỗ lực, sự cống hiến, sự hi sinh mồ hôi, 24
  27. xương máu, thậm chí tính mạng. Vì vậy khi nhận thành quả chúng ta phải biết trân trọng và san sẻ với người khác. Nhận mà không « cho » thì lấy đâu ra thành quả để người khác, đời sau hưởng thụ - Lối sống cho đi tình yêu thương là lối sống vị tha, đầy tính nhân văn, thể hiện truyền thống nhân ái của dân tộc. Tựa như con ong cho mật ngọt, hoa cho hương thơm, chim cho tiếng hót lối sống ấy khiến cho cuộc sống đầy màu sắc, hạnh phúc, tràn ngập sức sống. + Khi sống san sẻ, quan tâm, giúp đỡ người khác sẽ khiến con người xích lại gần nhau hơn., là cơ sở tạo nên tình đoàn kết cộng đồng. + Khi yêu thương, san sẻ với những người gặp khó khăn sẽ giúp họ có được niềm vui, hạnh phúc, giảm bớt gánh nặng cs. Hơn nữa còn giúp họ tìm được những động lực, phấn đấu vươn lên, thậm chí chắp cánh ước mơ cho họ. + Khi cho đi bản thân ta cũng nhận được nhiều điều tốt đẹp, đó chính là có được niềm vui và hạnh phúc chân chính. Khi ta cần người khác cũng sẽ giúp đỡ, san sẻ, động viên, an ủi ta. Quả thật cs vì người khac mới là cs đáng quý. VD : Chủ tịch HCM, Người đã cho đi tất cả để đem lại cs yên bình, no ấm cho đất nước. Sau ngày độc lập Bác kêu gọi cả nước mỗi tuần nhịn ăn 1 bữa để góp phần cứu đói và Bác là gương mẫu thực hiện đầu tiên, Bác vẫn sống trong căn nhà đơn sơ, ăn uống đạm bạc. Tư tưởng, phẩm chất tuyệt vời trong sáng của Bác mãi là bài học nhân sinh sâu sắc về lối sống cho đi . ; Tấm gương anh Trần Phước Hòa quận Bình Tân đã xây dựng quán cơm chay giá 5k để giúp đỡ những người gặp khó khăn. Sự no bụng của họ đã khiến anh ấm lòng ;Ngày nay cả cộng đồng chung tay, góp sức, tổ chức các chương trình nhân đạo như « Trái tim cho em », « Cặp lá yêu thương », « Lục lạc vàng » . - Nhưng bên cạnh đó cũng thật đáng buồn, đáng chê trách những con người sống vô cảm, chỉ biết nhận chứ không biết cho. Đó là lối sống « ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau »mà ông cha ta đã chỉ trích, phê phán. Sống mà chỉ biết hưởng thụ, luôn toan tính, cạnh tranh để nhận về mình những điều tốt đẹp nhất, bỏ qua nỗi buồn, sự bất hạnh của người khác đó là những kẻ ích kỉ, vô cảm. Xét về đạo lí thì đó là những kẻ vong ơn 25
  28. bội nghĩa, xét về quy luật xã hội đó là những kẻ sống lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của xã hội Bài học : Như vậy lời thơ của Tố Hữu đã giúp ta hiểu thêm về một lối sống đẹp, cần thiết với mỗi con người : sống phải biết cho đi, san sẻ, yêu thương, giúp đỡ mọi người có như vậy cs của chúng ta mới luôn tươi vui. Là hs đang ngồi trên ghế nhà trường, trước hết ta hãy yêu thương cha mẹ, ông bà, giúp đỡ để cha mẹ đỡ đi gánh nặng cs, ta hãy học tập thật chăm chỉ đê cha mẹ, thầy cô vui lòng. Ta hãy quan tâm, thấu hiểu bạn bè, sẻ chia vui buồn với bạn bè, giúp đỡ khi bạn bè cần Ta hãy tích cực tham gia các phong trào tương thân tương ái như quyên gốp ủng hộ đồng bào lũ lụt, đồng bào gặp khó khăn Quả thật khi ta cho đi, mở rộng tấm lòng với mọi người, ta sẽ thấy cs thật tươi đẹp. Kết bài : Khẳng định lại tính đúng đắn của vấn đề. 6. Kĩ năng viết đoạn: a. Giới thiệu vấn đề (mở đoạn): có hai cách:giới thiệu trực tiếp và gián tiếp - Giới thiệu trực tiếp: là cách đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận bằng một luận điểm chung rõ ràng. Ví dụ : Đề bài : Nguyễn Bá Học từng nói : « Đường đi khó , không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi, e sông » Suy nghĩ của em về câu nói trên Con đường chúng ta đi đến thành công luôn có nhiều chông gai, gập ghềnh Nhưng sẽ không có gì là khó nếu con người có ý chí nghị lực, tinh thần. Về điều này Nguyễn Bá Học nói : « Đường đi khó , không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi, e sông ». - Giới thiệu gián tiếp : Người viết phải dẫn dắt vào vấn đề bằng một câu danh ngôn, lời thơ, nêu ý nghĩa từ một câu chuyện, bằng cách đặt câu hỏi hay phương pháp so 26
  29. sánh sau đó trích dẫn vấn đề cần nghị luận. Đây là một cách viết khó song thường sinh động, hấp dẫn, tạo ấn tượng tốt với người đọc. Ví dụ: Đề bài: Suy nghĩ của em về câu nói: “Người với người sống để yêu nhau” Hoa trái của tĩnh lặng là cầu nguyện . Hoa trái của nguyện cầu là niềm tin . Hoa trái của niềm tin là hạnh phúc . Hoa trái của hạnh phúc là tình yêu thương Vâng! Những dòng thơ trên nhẹ nhàng gieo vào lòng người bao cảm xúc. Có khi nào bạn đã băng qua đường quá vội vã? Có bao giờ bạn đã không kịp ngắm nhìn vẻ đẹp của một đóa hoa? Có món quà nào của cuộc sống mà bạn không nâng niu cất giữ? Đừng đợi đến ngày mai mới nhận ra cuộc sống đã yêu thương bạn biết nhường nào. Con người chúng ta không sống đơn độc. Chúng ta sinh ra để yêu thương lẫn nhau. Và tình yêu thương là hạnh phúc của con người. b. Kĩ năng viết đoạn văn trong phần thân bài: - Mỗi đoạn văn là sự triển khai hoàn chỉnh một nội dung đã được xác định từ khi lập dàn ý. - Bám sát dàn ý để viết thân bài là kĩ năng học sinh đã được rèn luyện khá nhiều, do đó bài viết này chỉ tập trung trình bày về cách cách liên kết, việc tổ chức điểm nhìn cho bài văn trong khi viết. + Dùng từ ngữ để liên kết ++ Nếu muốn nối các đoạn có quan hệ thứ tự để làm rõ tính hệ thống của việc sắp xếp ý trong bài, ta có các từ ngữ liên kết như: trước tiên, trước hết, thoạt nhiên, tiếp theo, sau đó, cuối cùng, một là, hai là, bắt đầu là ++ Nếu cần nối các đoạn văn được triển khai theo quan hệ song song (có điểm tương đồng về vai trò trong bài văn) ta có thể dùng các từ liên kết như: một mặt, mặt khác, ngoài ra, bên cạnh đó, cũng vậy, 27
  30. ++ Nếu cần nối các đoạn văn có quan hệ tăng tiến (đoạn sau nhấn mạnh, phát triển nội dung của đoạn trước) ta có thể sử dụng các từ liên kết như: hơn nữa, thậm chí, không chỉ/ mà còn ++ Nếu cần nối các đoạn văn có quan hệ tương phản (để làm rõ những luận điểm có nội dung khác nhau, nhất là việc chuyển ý từ chính đề sang phản đề trong bài nghị luận xã hội) ta có thể sử dụng những từ nối kết như: nhưng, tuy nhiên, tuy vậy, thế nhưng, trái lại, ngược lại, ++ Nếu cần nối các đoạn văn có quan hệ nhân quả, ta có thể sử dụng các từ liên kết như: bởi vậy, do đó, vì thế cho nên ++ Nếu cần chuyển ý sang một đoạn văn có ý nghĩa tổng kết ý nghĩa của các đoạn trước đó; ta có thể dùng các từ liên kết như: tóm lạị, chung quy, tổng kết lại, tựu trung lại, có thể khẳng định + Tổ chức điểm nhìn cho bài văn: ++Điểm nhìn bên trong: Viết bằng cảm xúc, ấn tượng của bản thân. ++Điểm nhìn bên ngoài: Người viết đóng vai một người đang tìm hiểu để phân tích, đánh giá về vấn đề cần nghị luận một cách khách quan. b. Viết đoạn văn kết bài: Kết bài là phần rất quan trọng đối với bài văn nghị luận, đó là phần kết thúc vấn đề đã đặt ra ở phần mở bài và đã giải quyết ở phần thân bài. Phần kết bài chỉ nên nêu lên sự đánh giá khái quát, không trình bày lan man dài dòng hoặc lặp lại sự phân tích, minh họa, nhận xét chi tiết. Có hai cách kết bài: - Kết bài bằng cách tóm lược: Là kiểu kết bài mà ở đó người viết tóm tắt quan điểm, tổng hợp những ý chính đã nêu ở thân bài. Cách kết bài này dễ viết hơn và thường được sử dụng nhiều hơn. - Kết bài bằng cách bình luận mở rộng và nâng cao: Là kiểu kết bài trên cơ sở quan điểm chính của bài viết, bằng liên tưởng, vận dụng, người viết phát triển, mở rộng nâng cao vấn đề. Tóm lại, để làm tốt một bài văn nghị luận xã hội, chúng ta cần thành thạo nhiều thao tác, nhiều kĩ năng như kĩ năng kết hợp các phương thức biểu đạt, kĩ năng kết hợp các 28
  31. phép lập luận trong đó có các kĩ năng cơ bản đã được trình bày ở trên. Điều đó đòi hỏi ở người giáo viên và người học sinh tính kiên trì, phương pháp học tập khoa học, sự rèn luyện thực hành thường xuyên Một bài nghị luận xã hội hay còn phải được xuất phát từ tình cảm chân thật của người viết, những trải nghiệm của bản thân, sự chia sẻ chân thành, sâu sắc, sự tâm huyết với vấn đề nghị luận. Những yếu tố đó sẽ làm nên sức thuyết phục của văn bản, một trong những yếu tố khẳng định sự thành công của bài nghị luận xã hội. 7. Kĩ năng phân bố thời gian: Thông thường, trong cấu trúc đề thi, bài nghị luận xã hội thường chiếm 6,0 điểm. Thời gian thi là 150 phút thì chỉ có thể dành khoảng 50 phút để làm nghị luận xã hội (bao gồm thời gian phân tích đề, thời gian tìm ý, lập dàn ý, thời gian viết bài, thời gian đọc lại và sửa chữa). Một bài nghị luận xã hội không đòi hỏi phải viết dài mà cần chú ý đến nội dung và chọn lọc những dẫn chứng thật tiêu biểu, sắc sảo và lập luận chặt chẽ, thuyết phục.Vì vậy, học sinh phải có kĩ năng phân bố thời gian và thực hành luyện tập đến mức thành thạo thì mới có thể hoàn thành bài viết theo yêu cầu. 8. Phương pháp dạy theo chủ đề Để tăng độ linh hoạt cho hs khi làm bài giáo viên nên cung cấp kiến thức cho học sinh theo chủ đề, từ kiến thức chung theo chủ đề học sinh vận dụng làm các bài về các vấn đề thuộc phạm vị chủ đề. VD: Chủ đề nghị lực sống. Giáo viên cần cung cấp các kiến thức cơ bản, cốt lõi sau: * Nghị lực sống là gì? - Nghị lực sống là bản lĩnh, là sự kiên cường, nỗ lực, cố gắng, là ý chí quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cs. - Nghị lực sống biểu hiện thường xuyên trong cs học tập, sinh hoạt đời thường: dám đương đầu với những khó khăn, thử thách, dám nghĩ dám làm Nó tồn tại ngay trong chính bản thân con người. - Nó là năng lực tinh thần có tác động đến suy nghĩ và cách làm của mỗi người. 29
  32. *Tại sao con người cần có nghị lực sống? -Trong cuộc sống của chúng ta, có biết bao khó khăn, sóng gió mà ta cần phải vượt qua. Có ai thành công mà không phải nếm trải sự cay đắng, khổ cực, có ai bước đến đỉnh vinh quang mà không phải bước chân trên con đường đầy chông gai, nguy hiểm .Những khó khăn, cay đắng đó như một định luật tự nhiên để ta có thể phát triển và thăng tiến. Nhưng để có thể vượt qua được những khó khăn đó đòi hỏi chúng ta phải có nghị lực, ý chí. -Nếu không có nghị lực trên đường đời con người dễ chán nản, lùi bước và thất bại. * Ý nghĩa của nghị lực sống -Thứ nhất, ý chí nghị lực tạo cho ta bản lĩnh và lòng dũng cảm. Người có ý chí và nghị lực là người luôn đương đầu với mọi khó khăn thử thách, là người dám nghĩ, dám làm, dám sống. -Thứ hai, ý chí nghị lực giúp chúng ta khắc phục những khó khăn và thử thách, rèn cho ta niềm tin và thúc đẩy chúng ta luôn hướng về phía trước, vững tin vào tương lai. Đúng như người phương tây từng nói "hãy hướng về ánh sáng, mọi bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn", Nick Vujicic từng nói "Không có mục tiêu nào quá lớn, không có ước mơ nào quá xa vời", chị Đặng Thùy Trâm từng nói "Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố" tất cả đều chứa đựng trong đó những thông điệp lớn lao về ý chí và nghị lực. - Thứ ba, ý chí nghị lực giúp con người ta luôn tự tin về bản thân, tự tin với công việc mình làm. Dù thất bại vẫn vui vẻ và khắc phục lại chứ không hề nản chí. Có lẽ không mấy ai không biết câu chuyện về Bill Gate, bỏ dở ĐH, lập công ty phần mềm nhưng liên tiếp thất bại. Khắc phục những thất bại đó ông vươn lên thành tỷ phú bậc nhất của nhân loại. Chung Zu Zung, chủ tịch tập đoàn Huyndai Hàn Quốc từng là nông dân, công nhân đến ông chủ tập đoàn Huyn đai là cả một quá trình "gian nan rèn luyện mới thành công". - Người có nghị lực luôn có thể chuyển rủi thành may, chuyển họa thành phúc. Chẳng khi nào họ chịu khuất phục số phận và đổ lỗi thất bại của mình cho cái "số xấu" như nhiều kẻ vẫn làm. Họ luôn biến nghịch cảnh thành sức mạnh và động lực mạnh mẽ để đẩy họ đến thành công lớn. Nếu Beethoven không bị điếc thì tài nghệ của ông chưa 30
  33. chắt đạt đến mức tuyệt đỉnh. Ông Ben Fortson bị tai nạn xe hơi, cụt hai chân nhưng không cho đó là nghịch cảnh. Ông 'tận dụng' điều đó để dành thời gian nằm một chỗ đọc sách. Ông đọc rất nhiều sách về kinh tế, chính trị, xã hội và trở thành một nhà bác học có tài hùng biện rồi được bầu làm thống đốc một tiểu bang của Mĩ. Như vậy, rõ ràng nhờ có nghị lực họ có thể vượt qua tất cả để đến thành công họ mong muốn. * Phê phán biểu hiện ngược lại Ngày nay, xã hội càng phát triển, nhiều cơ hội được mở ra nhưng ta vẫn thấy có những biểu hiện trái ngược. Bên cạnh những con người thành công, ta thấy rất nhiều bạn trẻ bây giờ sống dựa dẫm, ỉ lại, thấy khó khăn thì nản chí, thấy thất bại thì hủy hoại chính mình. Sống thiếu niềm tin, thiếu ý chí, sống hèn nhát và gục ngã. Đây là vấn đề cần lên án. *Bài học - Chúng ta không thể biết con đường này, hay nói cách khác là đường đời sẽ dẫn ta đến đâu nếu ta chưa thực sự đi qua nó. Có rất nhiều khả năng mà ta không thể kiểm soát được. Điều duy nhất có thể làm là ta phải biết làm chủ mình, đưa ra quyết định thật đúng đắn và quyết tâm kiên trì theo đuổi đến cùng. - Nghị lực của con người không phải trời sinh ra mà có, nó xuất phát và được rèn luyện từ gian khổ của cuộc sống. Người xưa nói: "Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời" là vậy. Khi người ta bị hiếp đáp nghèo khó, tủi nhục người ta sinh ra nghị lực và tận lực quyết tâm vượt qua số phận để cải thiện đời sống. Những người sống trong nhung lụa, giàu sang cần gì chẳng có, nên họ chẳng phải lao tâm vào việc gì mà cần nghị lực. Nghị lực của họ yếu dần và có thể mất đi. Khi gặp thất bại khó khăn họ thường sụp đổ nhanh chóng và bỏ cuộc sớm. Vậy nên muốn có nghị lực ta phải rèn luyện, đi từ gian khó mà lên. Trời không lấy hết đi của ai thứ gì, nghị lực là tài sản lớn nhất và vô giá mà cuộc sống ban tặng cho người bị cuộc sống lấy đi những may mắn. -Để rèn luyện nghị lực, ta phải rèn ở ba phương diện năng lực, đó là: suy nghĩ, quyết định và hành động. Để được gọi là người có nghị lực ta phải đạt mức: suy nghĩ thông sâu, sáng kiến; tinh thần quyết đoán và hành động bền bỉ, tự chủ. 31
  34. Sau đó đưa ra các dạng bài tập liên quan đến chủ đề, hướng dẫn và yêu cầu học sinh áp dụng kiến thức đã cung cấp để làm bài. Các đề thuộc phạm vi chủ đề nghị lực sống: Đề 1 :Nguyễn Bá Học từng nói : « Đường đi khó , không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi, e sông » Suy nghĩ của em về câu nói trên. Đề 2 : Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp. Suy nghĩ của em từ hiện tượng trên. Đề 3 : Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta đã nói: Không có việc gì khó . Chỉ sợ lòng không bền . Đào núi và lấp biển . Quyết chí ắt làm nên Suy nghĩ của em về lời nói trên. 9. Phương pháp tạo hứng thú học tập (Tích hợp, đổi mới phương pháp) Thay vì cung cấp văn bản, giáo viên thay đổi cách thức để tạo hứng thú học tập theo hướng dạy học tích hợp: Cung cấp văn bản bằng những clip, cho học sinh thưởng thức âm nhạc, để học sinh tự ra đề nghị luận xã hội rồi bàn bạc để tìm ra luận điểm, luận cứ, 10. Phương pháp nhân rộng những bài viết hay thành tuyển tập những bài nghị luận xã hội lưu hành nội bộ. Việc được tuyển chọn bài viết để in có tác động tích cực đến tư tưởng học sinh, khiến các em hứng thú hơn với môn học. Việc tham khả bài làm của bạn cũng có tác dụng kích thích những mong muốn, thúc đẩy ý thức học của học sinh. PHẦN II. HỆ THỐNG BÀI TẬP MINH HỌA TRONG VIỆC RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHO HỌC SINH. 32
  35. Mục tiêu chung: Giúp học sinh nhận diện được các vấn đề nổi bật của đời sống xã hội qua văn bản thông tin, tranh ảnh, số liệu. Để giúp học sinh vận dụng linh hoạt kiến thức chung về kiểu bài giải quyết vấn đề cho hiệu quả. 1. Nghị luận vấn đề xã hội được nêu trực tiếp. Với kiểu đề này quan trọng là học sinh xác định vấn đề xã hội đó là sự việc hiện tượng của đời sống xã hội hay thuộc về tư tưởng đạo lí Đề 1: Hiện nay các bạn học sinh đều muốn thể hiện mình chốn học đường. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về điều đó? Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định đề tìm ra yêu cầu chung. - Kiểu loại: Nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống - Vấn đề: Thể hiện bản thân ở môi trường học đường Bước 2: Hướng dẫn xây dựng dàn ý: Mở bài: Dẫn dắt nêu vấn đề * Thân bài: - Giải thích thế nào là thể hiện mình và biểu hiện sự thể hiện đó chốn học đường + Từ trước đến nay, học sinh có những cách thể hiện bản thân mình để gây sự chú ý, để được tôn trọng, yêu thương Tuy nhiên, trong đó có những cách thể hiện không phù hợp với đạo đức của con người và nội quy của nhà trường. Do đó, học sinh thể hiện mình không phải bằng những hành động khác lạ, dị thường mà phải bằng những việc làm thật tốt, thật gương mẫu trong môi trường học đường. - Nguyên nhân dẫn đến việc học sinh thể hiện bản thân: + Thể hiện mình là một nhu cầu của lứa tuổi học sinh, của những người mới lớn ( HS) 33
  36. - Kết quả: + Biểu hiện đúng giúp học sinh rèn rũa nhân cách, có kiến thức kĩ năng + Biểu hiện không đúng làm ảnh hưởng môi trường - Giải pháp: Biểu hiện bản thân cho đúng với môi trường học đường: + Với bản thân: cả ngoại hình lẫn tư cách, lời ăn tiếng nói phải gọn gàng , lịch sự và nhã nhặn, văn minh; dám đấu tranh với những điều sai trái, chưa tốt, thẳng thắn phê bình và tự phê bình; biết rèn luyện để kiềm chế và làm chủ bản thân, không có những hành động vượt ngoài khuôn khổ kỷ luật và nội quy của nhà trường. + Với thầy cô : phải lễ phép, kính trọng, ngoan ngoãn, vâng lời, thương yêu và biết ơn + Với bạn bè : thân ái, tương trợ, đoàn kết. + Với nhiệm vụ học sinh : học tập tốt các môn văn hóa; tham gia các hoạt động đoàn, đội, các hoạt động xã hội khác (viết thư thăm hỏi bộ đội, làm công tác từ thiện, đóng góp cho phong trào kế hoạch nhỏ ). + Phải biết phê phán và xa lánh những cách thể hiện bản thân không đúng đắn. Mạnh mẽ, dứt khoát duy trì quan điểm đúng của mình về sự thể hiện bản thân trong môi trường học đường, không dao động trước những lời chê bai của những bạn còn lạc hậu. Đoàn kết với những bạn có cùng quan điểm, cùng cách thể hiện bản thân đúng đắn để tạo nên sức mạnh giúp mình đứng vững trong sự thể hiện bản thân, nhất là trong hoàn cảnh môi trường học đường chịu nhiều sự tác động của những nhân tố không tích cực từ nhiều phía. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa vấn đề: Thể hiện mình không chỉ là nhu cầu của lứa tuổi học sinh mà còn là nhu cầu của con người ở mọi lứa tuổi. Chính sự thể hiện mình một cách đúng đắn của con người từ xưa đến nay đã góp phần tạo nên chất văn hóa và nét đẹp trong đời sống con người. Bước 3: Viết bài 34
  37. Bước 4: Đọc và sửa chữa Đề 2: Hiện hay học sinh phổ thông có hiện tượng lạm dụng tiếng lóng và xem đó là biểu hiện của sự sành điệu. Em có suy nghĩ gì về hiện tượng này? Hãy trình bày trong một đoạn diễn dịch 10 > 15 câu. A. Xác định đề 1. Kiểu loại: Nghị luận sự việc hiện tượng 2. Vấn đề: Sử dụng tiếng lóng B. Hướng dẫn học sinh lập dàn ý Tiếng lóng là ngôn ngữ phi quy thức mang tính khẩu ngữ. Nó chỉ được dùng trong vui chơi giải trí một cách thân mật, hoặc có thể dùng trong giao tiếp để nhấn mạnh miirj điều gì đó nhưng phải phù hợp với văn cảnh, với hoàn cảnh giao tiếp. Thế nhưng trong giới thanh niên học sinh hiện nay kể cả học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường thích và lạm dụng tiếng lóng coi đó là mốt: Ví như trong cuộc sống hàng ngày nếu để ý ngôn ngữ giao tiếp của giới trẻ ta dễ thấy ngôn ngữ đó như nói về bố mẹ sẵn sàng dùng từ “ Ông bô, bà bô”. Nói về thày cô thêm hai chữ Ku te, lão phật gia, vào sau để chỉ người luôn can thiệp vào chuyện người khác. * Bàn bạc - Tác hại: Việc lạm dụng tiếng lóng của thế hệ trẻ làm mất đi sự chuẩn mực dùng từ của Tiếng Việt, mất đi vẻ đẹp sự trong sáng của ngôn ngữ cha ông- thứ ngôn ngữ bình dị mà quý giá ông cha ta đã phải đánh đổi bằng bao máu xương để gìn giữ “ Tiếng chẳng mất khi loa thành đã mất” thứ tiếng mà con người Việt Nam sẵn lòng “ Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn” để giữ gìn và bảo vệ. Trong môi trường sư phạm học sinh trong các nhà trường dùng tiếng lóng sẽ làm mất đi tính nghiệm túc của chốn học đường. Đôi khi dùng tiếng lóng sẽ làm ảnh hưởng đến cách nhìn nhận đánh giá của mọi người về bản thân khiến các cuộc giao tiếp, trao đổi với thầy cô và người lớn tuổi thiếu sự lịch sự, kính trọng cần có 35
  38. - Nguyên nhân: Có hiện tượng sử dụng và lạm dụng tiếng lóng trong giới trẻ nhất là học sinh một phần do nhận thức của mỗi cá nhân, từ sự thiếu hiểu biết về ngô ngữ và quy tắc giao tiếp, từ tâm lí số đông- muốn bắt trước theo bạn với niềm khao khát tạo cho mình phong cách riềng hơn người, khác người để được mọi người chú ý Giải pháp: Để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, sự chuẩn mực trong dùng từ mỗi chúng ta cần tỉnh táo khi lựa chọn ngôn ngữ bởi ngôn ngữ sẽ thể hiện bản chất, văn hóa ứng xử của chúng ta. Nghĩa là mỗi người cần tính táo khi lựa chọn mình sẽ trở thành ai, đâu là giá trị đích thực của bản thân. Cần trau dồi cho mình vốn ngôn ngữ Tiếng Việt và hiểu biết cơ bản về ngôn ngữ cách sử dụng ngôn ngữ cho phù hợp với đối tượng, mục đích, hoàn cảnh giao tiếp. Có nghĩa là hãy nắm vững các phương châm hội thoại để dùng từ đúng và chuẩn mực Nhà trường cần quan tâm giáo dục nhận thức và kiến thức, đặc biệt quan tâm đến dạy kĩ năng giao tiếp cho học sinh, rèn thói quen lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ đúng mực Mỗi người nên hiểu về tiếng lóng để lựa chọn và sử dụng cho phù hợp với hoàn cảnh để phát huy tính tích cực của thứ ngôn ngữ này Bước 3: Viết bài Bước 4: Đọc và sửa chữa Đề 3; “Chúng ta say sưa với ảo tưởng nắm bắt được cảm xúc của những người quen ở nơi xa xôi nào đó, thậm chí cả người xa lạ, trong khi vô tình thờ ơ với người thân thuộc đang ở ngay bên cạnh mình.” Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về vấn đề gợi ra từ hiện tượng? A. Xác định đề 1. Kiểu loại: Nghị luận tư tưởng đạo lí 36
  39. 2. Nội dung: Lối sống vô cảm, sống ảo B. Định hướng: a. Về hình thức: Thí sinh phải viết đoạn văn khoảng 10 câu, theo đúng hình thức diễn dịch. b. Về nội dung: Thí sinh phải trình bày được suy nghĩ của bản thân mình về quan niệm: Các ý chính cần đảm bảo: - Facebook và thế giới ảo có thể giúp người ta vượt qua được những khoảng cách thời gian, không gian, kết nối với những người xa lạ. - Nhưng nhiều bạn trẻ hiện nay mải mê đắm mình vào Facebook và thế giới ảo, say sưa với ảo tưởng nắm bắt được cảm xúc của những người quen ở nơi xa xôi nào đó, thậm chí cả người xa lạ, màvô tình thờ ơ với người thân thuộc đang ở ngay bên cạnh mình. - Đó là thái độ sống ảo tưởng, không thiết thực, không biết quan tâm trân trọng những người thân yêu, không biết chia sẻ, đồng cảm với những người thân thuộc, rất đáng lên án, đáng phê phán. - Quan niệm trên rất sâu sắc, đúng đắn, có ý nghĩa cảnh tỉnh mỗi người cần tỉnh táo trước thế giới ảo, biết quan tâm đến những người thân thuộc, gần gũi, biết chia sẻ với những người thân yêu, từ đó, biết quan tâm đến đời sống của xã hội, của nhân dân và đất nước. Đề 4: Thực trạng giao thông và giải pháp * Xác định đề: - Kiểu loại: Nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống - Vấn đề: Tai nạn giao thông * Định hướng dàn ý - Giới thiệu về vấn đề tai nạn giao thông: 37
  40. Trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thông đang là điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà nó gây ra quá lớn. - Nêu hiện tượng: Mỗi ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng đều có bản tin về số lượng các vụ tai nạn giao thông xảy ra trên các địa bàn cả nước. Đáng báo động là tính chất các vụ tai nạn ngày càng nghiêm trọng, thể hiện qua số người bị thương và người chết tăng mạnh. Cứ mỗi năm VN có tới gần một nghìn vụ tai nạn giao thông và đa số xảy ra trên đường bộ. Gần đây nhất theo báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia thì chỉ trong 5 ngày nghỉ lễ (từ 30tháng 4 đến ngày 4 tháng 5) toàn quốc đã xảy ra 224 vụ tai nạn giao thông, làm chết 117 người. - Nguyên nhân: Do: + Ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông ( lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, uống nhiều bia rượu khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông ) + Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông( lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng đường ) + Sự hạn chế về cơ sở vật chất ( chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn ) + Đáng tiếc rằng góp phần gây ra nhiều tai nạn giao thông còn có những bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường . - Hậu quả : +Làm cho người dân lo sợ mỗi khi ra đường. + Gây thiệt hại lớn về người và của. Biết bao người đã chết, biết bao người bị thương tật suốt đời trở thành gánh nặng cho gia đình , xã hội. + Điều đáng nói là tai nạn giao thông có thể cướp đi sinh mệnh của những người là trụ cột gia đình. 38
  41. - Giải pháp khắc phục: + Nhà nước: Tích cực triển khai các hoạt động nhằm tăng nhận thức về phòng tránh tai nạn và an toàn giao thông. Thường xuyên tu bổ, nâng cấp các tuyến đường, đặt biển báo giới hạn tốc độ, đèn hiệu giao thông +Cá nhân: Mỗi người cần chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông. Công an giao thông thường xuyên tuần tra và điều khiển giao thông ở những nơi trọng điểm + Học sinh tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường, lớp; tích cực tuyên truyền luật giao thông, tích cực tham gia cá đội tình nguyện đảm bảo an toàn giao thông - Phê phán : những kẻ coi thường pháp luật, coi nhẹ an toàn giao thông 2. Nghị luận vấn đề rút ra từ câu chuyện hoặc đoạn truyện. * Mục tiêu: Yêu cầu học sinh hiểu được ý nghĩa của câu chuyện đề tìm ra vấn đề nghị luận và vận dụng linh hoạt dàn ý chung để xây dựng dàn ý: * Đề 1 : Tôi may mắn được đi nhiều nước châu Á. Ở Nhật nhân viên phục vụ luôn cúi đầu và chào khách bằng câu “ Koni chi ca” nghe rất hây, cách lịch sự chỉ có ở nhẩ, ở làm . Tiếng Việt rất thanh lịch và tình cảm kể cả khi không hiểu nghĩa. Tại sao không dùng nó? Joe Ruell * Xác định đề: - Kiểu loại: Nghị luận về sự việc hiện tượng - Vấn đề: Thói sính ngoại của giới trẻ. * Định hướng: Gợi ý bài làm cần đạt các ý sau: - Dẫn dắt nêu vấn đề: - Giải thích nêu ý nghĩa vấn đề: 39
  42. - Là người sống và làm việc ở Việt nam rất khách quan khi bàn về lời chào của người VN- dạo quanh các nước châu Ấ mỗi quốc gia lại có cách chào riêng đậm chất văn hóa, ngôn ngữ đất nước mính=> Từ một lời chào tác giả siu nghĩ tow3is tiếng việt và cách sử dụng ngôn ngữ của chúng ta khi gặp khách nước ngoài không chào bằng tiếng mẹ đẻ mà hê lo từ lời bàn trước hiện tượng trái chiều tác giả muống đề cập hiện tượng sính ngoại trong giao tiếp với người nước ngoài cũng như với người cùng nước của người Việt - Bàn luận Hiện tượng sính ngoại vừa tích cực vừa tiêu cực + Tích cục: Có lợi trong hội nhập giúp ta xóa rào cản về ngôn ngữ mở rộng sự hiểu biết về sự văn minh, hiện đại của thế giới, có hiệu quả lớn trong những cuộc thương thảo những dự án hợp tác ngoại giao. + Tác hại: Làm mất đi sự trong sáng giàu đẹp của Tiếng Việt Trở thành thói quen tật xấu ở một số người Suy giảm tự hào dân tộc + Nguyên nhân so tiếp xúc với người nước ngoài - Tâm lí của giới trẻ thích cái mới và thích thể hiện nó. - Hay nghe, muốn nói tiếng nước ngoài theo trào lưu, thói quen + Giải pháp: Học hỏi văn hóa nước ngoài nhưng cần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt ( HS nêu giải pháp cụ thể) Đề 2: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: NGƯỜI ĂN XIN Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. 40
  43. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một đồng xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông: - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả. Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. - Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông. ( Theo Tuốc-ghê-nhép. SGK Ngữ Văn 9; tập I) Từ câu chuyện trên, em hãy viết một đoạn văn nghị luận với chủ đề “Hạnh phúc không chỉ là tiền bạc” (khoảng một trang giấy thi). * Xác định đề: - Kiểu loại: Nghị luận về tư tưởng đạo lí - Vấn đề: Quan niệm về hạnh phúc * Định hướng: Gợi ý bài làm cần đạt các ý sau: - Dẫn dắt nêu vấn đề: - Giải thích nêu ý nghĩa vấn đề: Học sinh căn cứ hiểu biết bản thân và câu chuyện giải thích và xác định vấn đề nghị luận : Hạnh phúc là cảm xúc sung sướng, hân hoan khi được thoả mãn những nhu cầu vật chất, tinh thần “Tiền bạc” được hiểu là giá trị của cải, vật chất. Câu chuyện trên cho thấy: ngay cả khi người ta không có gì để cho nhau ngoài tình thương yêu thì họ vẫn có cảm giác sung sướng, tin vui như nhận được một cái gì đó -> Như vậy, hạnh phúc không chỉ là tiền bạc; không chỉ có tiền bạc mới làm nên hạnh phúc như mọi người hay nghĩ. Hạnh phúc còn là những những thứ khác, đặc biệt là lòng nhân ái, sự quan tâm đồng cảm, giúp đỡ, cách ứng xử tử tế giữa con người với con người. 41
  44. - Lí giải cụ thể (1,0 điểm): Lòng nhân ái, sự đồng cảm, cách đối xử tử tế, trân trọng sẽ đem đến hạnh phúc cho con người vì : + Giúp gắn kết con người, con người thân thiện, gần gũi chân tình với nhau hơn (xa thành gần, lạ thành quen ); cuộc đời vì thế mà tốt đẹp hơn (VD) (0.5 điểm) + Đem đến niềm vui sống cho con người: niềm vui của người cho đi, của người nhận được, niềm vui khi chúng ta được quan tâm giúp đỡ, được trân trọng và niềm vui khi được sống một cuộc cuộc sống có ý nghĩa - Rút ra nhận thức, hành động cho bản thân + Không chỉ có tiền của mới hạnh phúc, ngược lại chúng ta có thể tạo lập hạnh phúc từ chính lòng nhân ái và sự tử tế của bản thân. + Không phủ nhận tiền bạc góp phần làm nên hạnh phúc, nhưng cần phê phán lối sống quá đề cao tiền bạc mà đánh mất lòng nhân ái, quên đi những giá trị tinh thần cao đẹp . 3. Đề bài nghị luận xã hội ra dưới một ý kiến, nhận định. Với kiểu đề này giáo viên nên cho học sinh rèn với những nhận định tương đương về cùng một chủ đề để tạo cho các em sự tích cực, linh hoạt, chủ động. Ví dụ: Đề 1 Trong buổi giao lưu, trò chuyện với các thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc của các trường đại học, học viện tại Hà Nội, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã chia sẻ: “Tôi luôn tin rằng, trong mỗi thất bại luôn có mầm mống của sự thành công”. - Mục đích: Kiểm tra kĩ năng nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, một quan niệm sống. - Yêu cầu: 42
  45. Giải thích + Thất bại nghĩa là không đạt được kết quả, mục đích như dự định. + Thành công là đạt được kết quả, mục đích như dự định. + Mầm mống được hiểu là những dấu hiệu, là bài học kinh nghiệm bổ ích mà ta nhận ra được từ sự thất bại đó, làm cơ sở giúp ta giành được thành công. Đây là quan niệm sống tích cực, thể hiện niềm lạc quan, sự dũng cảm đối mặt với khó khăn thách thức cửa cuộc sống. Bàn luận - Chứng minh tính đúng đắn: Trong cuộc sống, mỗi người đều có những thành công nhưng cũng có khi thất bại. Sự thất bại do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhiều mức độ khác nhau song đều làm cho chúng ta không đạt được kết quả tốt đẹp (học sinh lấy dẫn chứng trong các lĩnh vực của cuộc sống để chứng minh, bình luận) - Nếu gục ngã, buông xuôi trước một thất bại thì con người sẽ trở thành hèn yếu, thiếu ý chí, thiếu nghị lực và khó có thể đi tới thành công. - Nhưng nếu thất bại mà không tìm hiểu rõ nguyên nhân, không đúc rút được kinh nghiệm và không có giải pháp khắc phục thì ta lại tiếp tục gặp phải những thất bại nặng nề khác.(dẫn chứng) Giải pháp - Con người cần cố gắng rèn luyện, sáng tạo, chuẩn bị chu đáo trước khi thực hiện bất cứ một công việc nào để có được những thành công cho mình và cho xã hội. - Biết chấp nhận thất bại và đúc rút kinh nghiệm - Phê phán những người thiếu niềm tin, thiếu động lực vươn lên sau mỗi lần thất bại. Đề 2: Niềm đam mê là một ngọn lửa. Đó có thể là ngọn lửa sinh tồn, cũng có thể là ngọn sinh tồn đó cũng có thể là ngọn lửa hủy diệt. tất cả đều do ta tự đốt lên. 43
  46. * Mục đích: Kiểm tra kĩ năng nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, một quan niệm sống. * Yêu cầu các ý cần đạt: - Giải thích vấn đề: Đam mê là ham thích say mê làm một điều gì đó chát bỏng. Niềm đam mê có sức mạnh như một ngọn lửa cháy lên những ngọn lửa khác khiến cuộc sống của ta trở nên ấm áp tốt đẹp hơn, khi đó đam mê là ngọn lửa sinh tối Đam mê là thiêu đốt hủy diệt bản thân,, cuộc sống của ta và mọi người xung quanh. Khi ta dùng niềm đam mê để thỏa mãn những ham muốn tầm thường là sự hủy diệt = > là ngọn lửa sinh tồn hay hủy diệt là do ta - Bàn luận. - Đam mê là ngọn lửa sinh tồn là niềm ham mê hướng thiện có nghĩa với đới sống xung quanh Đam mê nghiên cứu cống hiến cho nhân loại những công trình khoa học Đam mê đọc sách khiến maxim Gốc ki thành con chim đại bàng của văn học Nga Đam mê có thể là ngọn lửa hủy diệt khi đam mê chỉ là mưu cầu danh lợi cá nhân: Đam mê quyền lực dẫn đến chiến trang đẫm máu - Bài học: Con người phải biết làm chủ đam mê khát vọng bản thân hướng đam mê vào mục đích tốt đẹp muốn đốt lên ngọn lửa sinh tồn còn người cần có trí tuệ và có bản lĩnh Đề 3: Đọc kĩ câu chuyện sau và viết đoạn văn 15-20 câu cho biết em cảm nhận được gì qua nội dung câu chuyện, nhất là giờ đây em đang đứng trước một kì thi đòi hỏi bản thân phải nỗ lực rất nhiều. 44
  47. "Tại thế vận hội đặc biệt Seattle (dành cho những người tàn tật) có chín vận động viên đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham gia cuộc đua 100m. Súng hiệu nổ, tất cả đều cố lao về phía trước. Trừ một cậu bé, cậu ngã liên tục trên đường đua, cậu bé đã bật khóc. Tám người kia nghe thấy tiếng khóc, giảm tốc độ và ngoái lại nhìn. Sau đó tất cả đều quay trở lại không trừ một ai! Một cô bé bị hội chứng Down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé và nói: “Như thế này em sẽ thấy tốt hơn”. Cô bé nói xong cả chín người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch đích. Tất cả khán giả trong sân vận động đều đứng dậy vỗ tay hoan hô không dứt. Câu chuyện cảm động này đã lan truyền qua mỗi kỳ Thế vận hội về sau". (Theo "Quà tặng trái tim", NXB Trẻ 2003) * Yêu cầu: Hình thức: đoạn văn dài 15-20 câu, trình bày mạch lạc, sạch sẽ Nội dung: Cảm nhận nội dung câu chuyện: nỗ lực vượt khó đi lên, đồng cảm sẻ chia, vị tha + Nêu rõ sự việc hiện tượng có vấn đề: các vận động viên tham gia thi chạy ở một thế vận hội quốc tế, cuộc thi là thử thách lớn lao nhất là khi các vận động viên đều bị khuyết tật, đã có người bị vấp ngã liên tục trên đường chạy, bất lực mà bật khóc. +Đánh giá đúng sai: cuộc thi có ý nghĩa nhân đạo lớn, tất cả các vận động viên đều giành chiến thắng. + Nêu nguyên nhân: Khát vọng (dù khuyết tật các vận động viên đều muốn nỗ lực giành chiến thắng để khẳng định giá trị bản thân “có chín vận động viên đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham gia cuộc đua 100m. Súng hiệu nổ, tất cả đều cố lao về phía trước”); Đồng cảm (khi có người bị vấp ngã, những người khác cùng quay lại an ủi, giúp đỡ rồi cùng khoác tay nhau về đích trong niềm vinh quang chung) + Bày tỏ thái độ, ý kiến, nhận định: học tập các vận động viên trong câu chuyện, cuộc sống dù khó khăn đến mấy vẫn nỗ lực vươn lên, đồng cảm và vị tha với những hoàn cảnh khó khăn khác. Là học sinh lớp 9, đứng trước kì thi khó khăn cũng cần tinh 45
  48. thần vươn lên, lạc quan, đoàn kết giúp nhau ôn luyện kiến thức, kĩ năng, làm bài trung thực để khẳng định mình, cùng nhau giành chiến thắng vinh quang. 4. Kiểu bài nghị luận vấn đề xã hội qua bức tranh Yêu cầu học sinh linh hoạt sáng tạo nhận ra vấn đề nghị luận và mạnh dạn bộc lộ ý kiến cá nhân. Ví dụ 1: Suy nghĩ về vấn đề gợi ra trong bức tranh sau? *Lưu ý: Vấn đề gợi ra có tính đa nghĩa nên giáo viên khuyến khích sự sáng tạo của học sinh. III - HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI: Để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của những biện pháp sư phạm rèn kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh lớp 9, tôi đã tiến hành thực nghiệm tại trường THCS Lê Quý Đôn, Ý Yên, Nam Định, kết quả của thực nghiệm sẽ chứng tỏ tính khả thi và hiệu quả của phần lý luận đã nêu, tạo cơ sở thực tiễn để vận dụng quá trình giảng dạy sau này. Tôi đã tiến hành thực nghiệm đối với học sinh đội tuyển ngữ văn 9 và học sinh lớp 9a1,9a4 vào giai đoạn 24 tuần. Tiến hành khảo sát đối với học sinh lớp 9a1,9a4 với đề văn nghị luận như sau: 46
  49. “Sống giản dị là lối sống đẹp” Suy nghĩ của em về ý kiến trên Kết quả khảo sát: Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm 8- Điểm 1 - 2 2,25-4,75 5 – 6,25 6,5–7,75 8,75 9-10 Lớp Số HS S SL % SL % SL % % SL % SL % L 9a1 35 0 0 3 8,6 9 25,7 11 31,4 6 17,1 6 17,1 9a4 30 0 0 6 20,0 10 33,3 6 20,0 5 16,7 3 10,0 Tiến hành khảo sát đối với học sinh đội tuyển ngữ văn 9 với đề văn nghị luận như sau: John Keller, diễn giả nổi tiếng người Mỹ phát biểu: “Cách tốt nhất để xây dựng hòa bình là tăng thêm thật nhiều những hành động yêu thương và hảo tâm với đông loại.” Ý kiến của anh/chị về quan điểm trên. Kết quả khảo sát Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm 8- Điểm 6,5–7,75 8,75 Đề Số 1 - 2 2,25-4,75 5 – 6,25 9-10 HS số SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 13 0 0 2 15,4 3 23,1 4 30,8 2 15,4 2 15,4 47
  50. Qua bảng kết quả, tôi nhận thấy việc sử dụng các phương pháp rèn kĩ năng viết văn nghị luận nêu trên đã đem lại hứng thú cho học sinh. Kết quả đã cải thiện được phần nào chất lượng bài viết mảng văn nghị luận xã hội ở học sinh. Năm học 2017-2018 đội tuyển ngữ văn 9 xếp giải nhất tỉnh với 1 giải nhất, 6 giải nhì, 3 giải ba và 3 giải khuyến khích. Thành công này chứng tỏ với mảng nghị luận xã hội các em đã biết vận dụng kĩ nặng tiếp thu được một cách khá thành thạo. Qua việc áp dụng “ Phương pháp rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9” tôi nhận thấy: - Học sinh tích cực, hứng thú hơn với việc học tập bộ môn Ngữ văn, các em đã có thói quen truy cập mạng internet để tìm kiếm thông tin, ghi chép tư liệu, quan tâm đến các sự việc hiện tượng cũng như các vấn đề tư tưởng, đạo lý xã hội. - Học sinh nắm bắt và vận dụng các kĩ năng: nắm bắt thông tin, phân tích đề, phân bố thời gian, lập dàn ý, viết đoạn, viết bài văn hoàn chỉnh khá thành thạo và đạt kết quả cao trong các kì thi khảo sát. Kì khảo Lớp Điểm trên Điểm bình Bình quân Bình quân sát 5 quân mỗi 70% cao 10% cao nhất học sinh nhất Kì I 9A1 100% 7.78 8,03 8,8 9A4 100% 7,65 8,06 8,58 Cuối 9A1 100% 7,67 7,9 8,5 năm 9A4 100% 7,36 7,8 8,58 - Các bài văn nghị luận xã hội đã giúp các em trang bị được cho mình những hiểu biết nhất định về cuộc sống, có các kĩ năng sống cần thiết, biết phân tích, nhìn nhận đánh giá một vấn đề của đời sống; từ đó học sinh biết sống nhân văn hơn, có văn hóa ứng xử, biết yêu thương và trân trọng những điều tưởng chừng như rất bình dị mà thiêng liêng của đời thường: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình thâỳ trò, tình bạn, lòng yêu thương con người Học sinh cũng có ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện bắt đầu từ những bài học về tư tưởng và đạo lý. - Từ kết quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, giáo viên có thể điều chỉnh được phương pháp dạy học của mình. Người giáo viên trước hết phải tích lũy 48
  51. kiến thức, xây dựng và rèn luyện cho mình có được phương pháp dạy học tích cực nhất. Giáo viên có thể vận dụng linh hoạt sáng kiến, áp dụng với đội tượng học sinh lớp 7,8 khi giảng dạy bộ môn ngữ văn. IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác, nếu sao chép nội dung của người khác tôi xin chịu trách nhịêm hoàn toàn. Tôi hy vọng với những biện pháp mà tôi nghiên cứu, trình bày sẽ có tác dụng tham khảo để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn 9. Đồng thời tôi cũng hy vọng thông qua sáng kiến này giáo viên có thể tham khảo, vận dụng một số biện pháp sư phạm phù hợp để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn ngữ văn ở trường THCS. Do thời gian và trình độ còn hạn chế nên đề tài nghiên cứu của tôi không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện. Tôi xin chân thành cảm ơn ! CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Dương Thị Nhàn 49
  52. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Quang Ninh, 150 bài tập rèn luyện kĩ năng xây dựng đoạn văn. NXB Giáo dục Việt Nam, 1997. 2. Nguyễn Phước Bảo Khôi (chủ biên), Bí quyết viết đoạn nghị luận xã hội theo định hướng đề thi mới. NXB Đại học sư phạm TPHCM, 2017 3. Nhiều tác giả, Những bài văn nghị luận xã hội chọn lọc, Tuyển chọn bài viết hay do báo Mực Tím tổ chức. NXB Đại học sư phạm TPHCM, 2016 4. Hà Thúc Hoan, Làm văn nghị luận: lý thuyết và thực hành, NXB Thuận Hóa. 5. Hoàng Thị Mai, Phương pháp dạy học văn nghị luận ở trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam, H. 2009. 6. Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên), Muốn viết được bài văn hay, NXB Giáo dục, H.2001. 7. Nguyễn Quang Ninh, Luyện cách lập luận trong đoạn văn nghị luận cho học sinh THPT, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, H.2001. 8. Nhiều tác giả, Nâng cao kĩ năng làm bài văn nghị luận, NXB Giáo dục, H. 2005. 9. Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên), Dạy và học nghị luận xã hội, NXB Giáo dục Việt Nam, H.2010. 50
  53. HỘI ĐỒNG TƯ VẤN KHOA HỌC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LÊ QUÝ ĐÔN PHIẾU ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Tên tác giả: Dương Thị Nhàn 2. Chức vụ, nơi công tác: Trường THCS Lê Quý Đôn – Ý Yên 3. Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9”. 4. Lĩnh vực (môn) áp dụng sáng kiến: Bộ môn Ngữ văn trường THCS PHẦN CHO ĐIỂM: I II III IV V Trình bày Tính mới Phạm vi áp Hiệu quả kinh tế - xã hội Tổng điểm sáng kiến của giải dụng mà sáng kiến mạng lại: pháp, sáng (lợi ích xã hội, môi trường, kiến cộng đồng, v v ) Phải thiết thực đã áp dụng/có khả năng áp dụng và mạng lại hiệu quả /5 điểm /20 điểm /15 điểm /60 điểm /100 điểm Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG (NẾU CÓ): TT Lâm,ngày . Tháng 05 năm 2018 51
  54. GIÁM KHẢO 1 GIÁM KHẢO 2 HỘI ĐỒNG TƯ VẤN KHOA HỌC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ý YÊN PHIẾU ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Tên tác giả: Dương Thị Nhàn 2. Chức vụ, nơi công tác: Trường THCS Lê Quý Đôn 3. Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9”. 4. Lĩnh vực (môn) áp dụng sáng kiến: Bộ môn Ngữ văn trường THCS PHẦN CHO ĐIỂM: I II III IV V Trình bày Tính mới Phạm vi áp Hiệu quả kinh tế - xã hội Tổng điểm sáng kiến của giải dụng mà sáng kiến mạng lại: pháp, sáng (lợi ích xã hội, môi trường, kiến cộng đồng, v v ) Phải thiết thực đã áp dụng/có khả năng áp dụng và mạng lại hiệu quả /5 điểm /20 điểm /15 điểm /60 điểm /100 điểm Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG (NẾU CÓ): Ý Yên, ngày . tháng năm 2018 52
  55. GIÁM KHẢO 1 GIÁM KHẢO 2 XÁC NHẬN, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ý YÊN TRƯỞNG PHÒNG Phạm Mạnh Tuân 53
  56. XÁC NHẬN, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH 54