Đề thi khảo sát giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)

doc 3 trang thaodu 4120
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_9_co_dap_an.doc

Nội dung text: Đề thi khảo sát giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI KHẢO SÁT MÔN VĂN 9 GIỮA HỌC KÌ 2 ( Thời gian : 120 phút) I. Trắc nghiệm ( 2đ): Khoanh tròn đáp án đúng: Câu 1 : Cách gọi « người đồng mình » trong bài thơ “ Nói với con” ( Y Phương) dùng để chỉ ai : A. Những người ở cùng nhà B. Những người ở cùng làng C. Những người sống cùng miền đất, quê hương D. Những người ở cùng thôn xã Câu 2 : Dòng nào sắp đúng thứ tự xuất hiện các bài thơ : A. Đồng chí, Viếng lăng Bác, Sang thu, Nói với con B. Sang thu, Nói với con, Viếng lăng Bác, Đồng chí C. Nói với con, Sang thu, Đồng chí, Viếng lăng Bác D. Đồng chí, Sang thu, Viếng lăng Bác, Nói với con Câu 3 : Trong bài Sang thu, hình ảnh thiên nhiên vào thời điểm giao mùa có đặc điểm gì ? A. Sôi động, náo nhiệt B. Xôn xao, rộn rã C. Bình lặng, ngưng đọng D. Nhẹ nhàng, giao cảm Câu 4 : Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu được nhà thơ Hữu Thỉnh cảm nhận lần đầu tiên từ đâu? A. Từ một cánh chim B. Từ một mùi hương C. Từ một đám mây D. Từ một cơn mưa Câu 5 : Từ mùa xuân trong câu “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” được dùng theo phép tu từ nào? A. Nhân hóa B. Ẩn dụ C. Hoán dụ D. So sánh Câu 6 : Câu nào nói đúng về hình ảnh con chim hót, cành hoa, một nốt trầm xao xuyến ? A. Là mong muốn khiêm nhường và tha thiết của nhà thơ. B. Là những gì nhỏ bé trong cuộc sống C. Là những gì đẹp nhất của mùa xuân D. Là những gì đẹp nhất mà mỗi người muốn có Câu 7: Trong câu văn: “Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp.” (Phạm Văn Đồng), đâu là thành phần khởi ngữ? A. các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, B. chúng ta C. có thể tin ở tiếng ta, D. không sợ nó thiếu giàu và đẹp. Câu 8: Trong hai câu thơ: “Sương chùng chình qua ngõ/ Hình như thu đã về” (Hữu Thỉnh) từ “Hình như” thuộc thành phần nào? A. Thành phần tình thái. B. Thành phần gọi – đáp. C. Thành phần phụ chú
  2. D. Thành phần cảm thán. II. Tự luận ( 8đ): Câu 1:(3đ) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thẩy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng 9, tập hai, NXB Giáo dục) 1.Đoạn thơ trên trích từ bài thơ nào ? Tác giả là ai? Phần in đậm trong câu thơ: “Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam” là thành phần biệt lập cảm thản hay câu cảm thán? 2. Chỉ ra sự khác nhau về ý nghĩa giữa hình ảnh hàng tre bát ngát ở câu thơ thứ hai (Đã tháy trong sương hàng tre bát ngát) và cây tre trung hiếu ờ câu cuối (Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. ) của bài thơ. Câu 2 (5.0 đ): Phân tích vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long (Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 1). ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM CHẤM: I. Trắc nghiệm: Mỗi câu trả lời đúng cho 0.25đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C A D B C A A A II Tự luận: Câu 1. (3.5 điểm) 1. Học sinh nêu đúng: – Tên tác phẩm “ Viếng lăng Bác”(0.5đ) ,tác giả: Viễn Phương (Phan Thanh Viễn) (0,5 điểm) – Câu cảm thán: Ôi! (0,5 điểm) 2. Học sinh nêu được: ” hàng tre bát ngát” (câu 2) có ý nghĩa thực, Hình ảnh lăng Bác tạo cảm giác thân thuộc gần gũi, vì có sự xuất hiện của « hàng tre ». Hai sắc thái được diễn tả là « bát ngát » và « xanh xanh » để bao quát không gian rộng, thoáng và yên bình, không gian mở ra ngút ngát. Thăm Bác, nhìn thấy hàng tre cũng là lúc tác giả nói lên cảm giác xúc động mãnh liệt về hình ảnh biểu tượng của dân tộc. Thán từ « Ôi ! » cùng với cảm nhận dáng tre « đứng thẳng hàng » nghiêm trang cũng tạo nên cảm giác thành kính thiêng liêng trước lăng Bác. Không những thế, tư thế « đứng thẳng hàng » còn đặt trong thế đối lập với « bão táp mưa sa » gợi lên phẩm chất của tre dẻo dai, cứng cáp bền bỉ, cũng là tư thế hiên ngang của dân tộc vượt qua bao thử thách gian lao để đi đến thắng lợi vinh quang. Để từ đó, tác giả như cảm nhận giây phút về bên Bác, có toàn thể dân tộc cùng canh giấc ngủ cho Người.(1.0đ) – Hình ảnh “cây tre trung hiếu” có ý nghĩa tượng trưng ( ẩn dụ) cho khát vọng của nhà thơ muốn hoá thân “làm cây tre trung hiếu chốn này”(0.5đ) – bồi đắp tâm hồn và phẩm chất để sống xứng đáng với tình thương của Bác. Đó cũng là lời hứa tiếp tục thực hiện ước vọng của Người. (0.5đ) Câu 2 (4.5 điểm): Phân tích vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn của nhân vật anh thanh niên
  3. trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long (Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 1). * Yêu cầu: Học sinh vận dụng cách làm văn nghị luận về nhân vật văn học để viết bài cảm nghĩ về anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” – là nhân vật điển hình cho tấm gương lao động trí thức trong những năm đất nước còn chiến tranh: a. Mở bài(0.5đ): Đề tài về tinh thần yêu nước và ý thức cống hiến của lớp trẻ là một đề tài thú vị và hấp dẫn của văn học kháng chiến chống Mĩ mà Lặng lẽ Sa Pa là một tác phẩm tiêu biểu. b. Thân bài (3.5đ): Phân tích những phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên: – Trẻ tuổi, yêu nghề và trách nhiệm cao với công việc. Các dẫn chứng tiêu biểu: Một mình trên đỉnh núi cao chịu áp lực của cuộc sống cô độc nhưng anh luôn nhận thấy mình với công việc là đôi, một giờ sáng đi ốp nhưng anh không bỏ buổi nào -> thể hiện ý thức quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ rất cao. (1.0đ) – Cởi mở, chân thành, nhiệt tình chu đáo với khách và rất lịch sự khiêm tốn (nói chuyện rất hồn nhiên, hái hoa tặng khách, tặng quà cho họ mang theo ăn đường, khiêm nhường khi nói về mình mà giới thiệu những tấm gương khác)(1.0đ). – Con người trí thức luôn tìm cách học hỏi nâng cao trình độ và cải tạo cuộc sống của mình tốt đẹp hơn: Không gian nơi anh ở đẹp đẽ, tủ sách với những trang sách đang mở, vườn hoa đàn gà là những sản phẩm tự tay anh làm đã nói lên điều đó(1.0đ). * Đánh giá: Truyện Lặng lẽ Sa Pa ngợi ca những con người lao động như anh thanh niên làm công tác khí tượng và cái thế gới những con người như anh. Tác giả muốn nói với người đọc: “Trong cái lặng im của Sa Pa ( ), có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước“. Đồng thời qua câu chuyện về anh thanh niên, tác phẩm cũng gợi ra những vấn đề về ý nghĩa và niềm vui của lao động tự giác, vì những mục đích chân chính đối với con người. (0.5đ) c. Kết bài(0.5đ): – Hình ảnh anh thanh niên là bức chân dung điển hình về con người lao động trí thức lặng lẽ dâng cho đời đáng được ngợi ca, trân trọng * Lưu ý: Hành văn lưu loát, có dẫn chứng cụ thể, biết phân tích, đánh giá, không mắc lỗi diến đạt mới cho điểm tối đa ở mỗi ý. Nếu mắc từ 5 lỗi diễn đạt dùng từ, đặt câu, sai chính tả trừ 0.25 – 0.5 điểm. Sai trên 10 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu trừ 1.0 điểm.