10 Đề luyện thi vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn

docx 12 trang thaodu 3040
Bạn đang xem tài liệu "10 Đề luyện thi vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docx10_de_luyen_thi_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van.docx

Nội dung text: 10 Đề luyện thi vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn

  1. Bài tập trong thời gian tạm nghỉ để phòng dịch. Y/cầu các em làm bài nghiêm túc và nộp bài đúng hạn theo yêu cầu. Làm bài ra giấy Kiểm tra và nộp đề 1, 2 vào sáng thứ 5 (20/2/2020). Đề 1: Phần đọc hiểu: Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu: "(1) Đối với vi trùng, chúng ta có kháng sinh là vũ khí hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn dịch của cơ thể. Song với virus, toàn bộ gánh nặng đều được đặt lên vai hệ miễn dịch. Điều này giải thích, tại sao virus corona gây chết người ở người lớn tuổi, có bệnh mãn tính nhiều hơn. Tất nhiên, vẫn còn hai bí ẩn: nó gây chết nam giới nhiều hơn, và trẻ em - người có hệ miễn dịch chưa phát triển tốt - lại ít bị nhiễm hơn. (2) Như vậy, trong đại dịch do virus corona gây ra lần này, vũ khí tối thượng mà chúng ta có là hệ miễn dịch của chính mình. Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta. Còn khi nó đã xâm nhập rồi, chỉ có hệ miễn dịch mới cứu được chúng ta. (3) Muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, cần ăn uống đủ chất, đủ vitamin, tập luyện thể thao. Đặc biệt, lối sống vui vẻ, lạc quan giúp hệ miễn dịch rất nhiều. (4) Và nói đi thì phải nói lại. Ngay cả trường hợp nếu khẩu trang được chứng minh có tác dụng phòng dịch cao thì cách sử dụng và việc đánh giá tác dụng của nó cũng cần xem lại. Tôi thấy nhiều người sử dụng khẩu trang không đúng, mang hở mũi, lấy tay xoa lên mặt ngoài khẩu trang Ngoài ra, dù có tác dụng tốt đến đâu thì khẩu trang cũng chỉ bảo vệ chúng ta ở một mức độ nhất định nào đó, chứ cứ tập trung đông đúc, chen vai thích cánh, hò hét loạn xạ, thì khẩu trang, diện trang hay toàn thân trang cũng chào thua. (Trích bài Cái giá của khẩu trang, Bác sĩ Võ Xuân Sơn trên báo vnexpressnet, 5/2/2020). Câu 1: Xác định PTBĐ chính của đoạn (4)? Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? Câu 3: Những từ ngữ nào trong đoạn (3), nêu cách tốt nhất phòng choongsdich virut corona mới? Câu 4: Em có đồng ý với ý kiến: “Như vậy, trong đại dịch do virus corona gây ra lần này, vũ khí tối thượng mà chúng ta có là hệ miễn dịch của chính mình.”. Phần: Tạo lập văn bản Câu 1: Từ văn bản đọc hiểu trên, em sẽ làm gì để tự bảo vệ mình và bảo vệ cộng đồng trước nguy cơ của dịch nCoV hiện nay? (Hãy viết thành đoạn văn ngắn khoảng 12-15 câu). Câu 2: Mùa xuân thiên nhiên, đất nước và cảm xúc của Thanh Hải trong đoạn thơ sau: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước. (Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, SGK Ngữ văn 9, tập 2) 1
  2. Bài tập trong thời gian tạm nghỉ để phòng dịch. Y/cầu các em làm bài nghiêm túc và nộp bài đúng hạn theo yêu cầu. Đề 2: Phần 1: Đọc – hiểu Cho đoạn văn sau: “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh”. ( SGK Ngữ văn 9, Tập hai - NXB Giáo dục - 2009) 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? 2. Xác định nội dung đoạn trích? 3. Chỉ ra các phép liên kết và những từ ngữ dùng để liên kết câu trong đoạn văn. 4. Xác định câu ghép trong đoạn văn trên và chỉ ra thành phần câu. Phần 2: Làm văn Câu 1. Trong loạt bài trên báo Tuổi trẻ chủ nhật bàn về thế hệ gấu bông có đề cập hai hiện tượng: 1. Một cô bé mười lăm tuổi, được mẹ chở đi đánh cầu lông. Xe hai mẹ con bị va quẹt, đồ đạc trên xe văng tung tóe. Người mẹ vội vàng gom nhặt, vài người đi đường cũng dừng lại phụ giúp còn cô bé thờ ơ đứng nhìn. Đợi mẹ nhặt xong mọi thứ, cô bé leo lên xe và thản nhiên dặn: “Lát về mẹ nhớ mua cho con li chè!”. 2. Một cậu học sinh khi được hỏi về ca sĩ nổi tiếng mà cậu hâm mộ, cậu đã trả lời rất rành mạch về cách ăn mặc, sở thích của ca sĩ đó. Nhưng khi được hỏi về nghề nghiệp, sở thích của cha mẹ cậu, cậu ta ấp úng, không trả lời được. Là người con trong gia đình, em hãy trình bày suy nghĩ về hai hiện tượng trên qua một bài văn ngắn khoảng 30 dòng. Câu 2. Phân tích vẻ đẹp của con người trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ 2
  3. Bài tập trong thời gian tạm nghỉ để phòng dịch. Y/cầu các em làm bài nghiêm túc và nộp bài đúng hạn theo yêu cầu. Làm bài ra giấy Kiểm tra và nộp đề 3, 4 vào sáng thứ 5 (23/2/2020). Đề 3 Phần 1: Đọc – hiểu Ngữ liệu 1 Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim. 1. Khổ thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? 2. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ? Hoàn cảnh đó có mối quan hệ gì tới mạch cảm xúc và chủ đề của bài thơ? 3. Nêu nội dung chính của khổ thơ? 4. Trong khổ thơ tác giả đã sử dụng rất hiệu quả một biện pháp tu từ. Em hãy chỉ ra phép tu từ đó và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ ấy? Ngữ liệu 2 Cho câu văn sau: “Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh”. (Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng) 5. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn và gọi tên kiểu câu (chia theo cấu tạo ngữ pháp). Tìm và phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong câu văn trên. 6. Các câu trong đoạn trên liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? Phần 2: Làm văn Câu 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Vụ tai nạn tại Gia Lâm (Hà Nội) ngày 29/ 02/ 2016 chắc vẫn ám ảnh lâu dài với nhiều người, bởi sự xót xa đau đớn tận cùng về cái chết oan uổng của 3 sinh linh vô tội. Nhưng, một nỗi xót xa khác cũng đang khiến nhiều người trăn trở, đó là sự vô cảm đến tàn nhẫn của con người. Nỗi đau sau vụ tai nạn thảm khốc, kinh hoàng ngoài sức tưởng tượng xảy ra ở Gia Lâm ngày hôm qua vẫn cứa vào tâm can gia đình nạn nhân và những người ở lại. Người ta thấy sự bàng hoàng, thất thần hoảng loạn chưa dứt trong đôi mắt, trên gương mặt của người mẹ mất con, người con mất cha, người chồng mất vợ. Cái chết của những người thân yêu đến trong một tích tắc, đầy oan uổng và đau đớn. Nhưng còn một nỗi đau, dai dẳng và ám ảnh không kém sự ám ảnh về những cái chết vô tội kia, đó là sự vô cảm tàn nhẫn của con người. Cháu bé không còn nguyên vẹn hình hài, thoi thóp thở những giây cuối cùng của cuộc sống trên đôi tay cô giáo. Và cô giáo ấy, trong nỗ lực bằng mọi giá cứu học trò nhỏ bé bỏng, đã phải bất lực nhìn những chiếc xe cố chen khỏi đám đông, thậm chí cả khi cửa xe mở rồi, cô bé được bế lên, tài xế vẫn nhấn ga, cuống cuồng bỏ đi, bỏ lại cô bé bơ vơ giữa lòng đường.( ) (Nguồn Từ nội dung của đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội em hãy viết khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về câu nói sau: Đã uống rượu bia thì không lái xe. Câu 2. Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Dựa vào truyện ngắn Làng của Kim Lân trong Ngữ văn 9, tập một, để trình bày ý kiến của em. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ 3
  4. Bài tập trong thời gian tạm nghỉ để phòng dịch. Y/cầu các em làm bài nghiêm túc và nộp bài đúng hạn theo yêu cầu. Đề 4: Phần 1: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: Tiếp viên trưởng chuyến bay của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam – Vietnam airline đến Vũ Hán đã nói thế này: “Không sợ con vi khuẩn đó, chỉ sợ không đón được đồng bào về!” Chúng ta có một chuyến bay “ngạo nghễ” trên bầu trời Trung Quốc. Một chuyến bay làm nhiệm vụ Quốc tế và Quốc gia – mang hàng hóa viện trợ cho anh bạn láng giềng với quy mô kinh tế 12 nghìn tỷ đô, đón những đồng bào đang ở Vũ Hán về nước, bảo vệ họ trước nguy cơ bệnh dịch. Để cả thế giới biết rằng: “Việt Nam cao thượng, Việt Nam đoàn kết, Việt Nam trọng tình nghĩa!” Như đã từng khẳng định: “Bạn có thể từ bỏ Tổ quốc nhưng Tổ quốc thì không bao giờ từ bỏ những người con của mình!” ( Nguồn Internet) 1. Đoạn văn trên trình bày theo phương thức biểu đạt nào? 2. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên. 3. Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu: Tiếp viên trưởng chuyến bay của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam – Vietnam airline đến Vũ Hán đã nói thế này: “Không sợ con vi khuẩn đó, chỉ sợ không đón được đồng bào về!” 4. Câu “Như đã từng khẳng định: “Bạn có thể từ bỏ Tổ quốc nhưng Tổ quốc thì không bao giờ từ bỏ những người con của mình!””. Nếu phân loại theo cấu trúc ngữ pháp thì câu trên thuộc loại câu nào? Phân tích cấu tạo. Phần 2: Dựa vào nội dung phần đọc – hiểu. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ về tinh thần dân tộc trong câu “Không sợ con vi khuẩn đó, chỉ sợ không đón được đồng bào về!” 4
  5. Bài tập trong thời gian tạm nghỉ để phòng dịch. Y/cầu các em làm bài nghiêm túc và nộp bài đúng hạn theo yêu cầu. Làm bài ra giấy Kiểm tra và nộp đề 5, 6 vào sáng thứ 5 (25/2/2020). Đề 5: Câu 1. Đọc đoạn trích sau: “Những ngày qua, mạng xã hội Trung Quốc lan truyền nhiều hình ảnh vất vả, cảm động của các nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus corona. Trong đó, hình ảnh đôi tay nứt nẻ đến rướm máu và bức thư gửi bố mẹ ở quê nhà của nữ y tá Hồ Bội (22 tuổi, làm việc tại khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng tỉnh Hồ Nam) đặc biệt thu hút sự quan tâm của dân mạng. Trong lá thư, Hồ Bội cho biết cô đã ở trong khu vực cách ly của bệnh viện 4 ngày. Trong khoảng thời gian đó, những việc cô cần làm cứ lặp đi lặp lại: đeo dụng cụ bảo hộ, phun thuốc khử trùng và chăm sóc người bệnh. Sau khi liên tục sử dụng găng tay y tế, thuốc khử trùng để giữ cho bàn tay không bị dính vi khuẩn, virus trong khi điều trị cho bệnh nhân, tay của Hồ Bội bắt đầu có dấu hiệu xấu đi, với phần da nứt nẻ, bong tróc và rướm máu ở lòng bàn tay. Trấn an người thân, nữ y tá cho biết công việc hiện tại chính là cách cô đền đáp những gì mình nhận được trong quá khứ. Vào năm 2002 – 2003, lúc đó Hồ Bội khoảng 4 tuổi, cô được các nhân viên y tế bảo vệ khỏi đại dịch SARS. “Giờ đến lượt chúng con bảo vệ mọi người. Tiền tuyến cần con. Bệnh nhân cần con” – Hồ Bội viết.” Theo: NLDH.Bình (Theo China News) Từ nội dung bức thư trên, hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về tinh thần trách nhiệm. Câu 2. Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Mùa xuân người cầm súng Ta làm con chim hót Lộc giắt đầy quanh lưng Ta làm một cành hoa Mùa xuân người ra đồng Ta nhập vào hoà ca Lộc trải dài nương mạ Một nốt trầm xao xuyến. Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Ðất nước bốn nghìn năm Dù là tuổi hai mươi Vất vả và gian lao Dù là khi tóc bạc. Ðất nước như vì sao ( Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải) Cứ đi lên phía trước. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ 5
  6. Bài tập trong thời gian tạm nghỉ để phòng dịch. Y/cầu các em làm bài nghiêm túc và nộp bài đúng hạn theo yêu cầu. Đề 6: Phần I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Bà như chiếc bóng giở về. Ít khi tôi thấy bà nói chuyện nói trò với ai ngoài các cháu ra. Ít khi tôi thấy bà đôi co với ai. Dân làng bảo bà hiền như đất. Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng. Nếu ai lành chanh lành chói, bà rủ rỉ khuyên. Bà nói nhiều bằng ca dao, tục ngữ. Những chị mồm năm miệng mười, sau khi bà khuyên chỉ còn mồm một, mồm hai. Người ta bảo: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được. [ ]” (Trích Bà nội - Duy Khán, dẫn theo Ngữ văn 9 Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2. Chỉ ra hai phép liên kết trong đoạn trích. Câu 3. Đoạn trích giúp em nhận ra những tình cảm nào của tác giả dành cho bà? (viết khoảng 3 - 5 dòng) Câu 4. Hãy ghi lại tên một tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 9 có nội dung ngợi ca về hình ảnh người bà. Phần II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) Chăm chỉ - đức tính tốt và rất cần thiết của người học sinh. Bày tỏ suy nghĩ của em về vấn đề trên bằng một bài văn nghị luận (khoảng 300 từ). Câu 2. (4,0 điểm) Cảm nhận của em về bài thơ "Viếng lăng Bác" của nhà thơ Viễn Phương. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ 6
  7. Bài tập trong thời gian tạm nghỉ để phòng dịch. Y/cầu các em làm bài nghiêm túc và nộp bài đúng hạn theo yêu cầu. Làm bài ra giấy Kiểm tra và nộp đề 7, 8 vào sáng thứ 5 (27/2/2020). Đề 7: Phần I: Tiếng Việt(2,0 điểm) Câu 1. Xét về cấu tạo ngữ pháp câu “Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái.” thuộc kiểu câu: A. câu đơn. B. câu đặc biệt. C.câu ghép. D. câu rút gọn. Câu 2. Các câu văn “Thì ra thằng con trai của anh chỉ mới đi được đến hàng cây bằng lăng bên kia đường. Thằng bé vẫn cắp cuốn sách bên nách đang sà vào một đám chơi phá cờ thế trên hè phố.” đã sử dụng phép liên kết gì? A. phép thế. B. phép lặp. C. phép nối. D. phép đồng nghĩa, trái nghĩa. Câu 3. Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.” sử dụng những biện pháp tu từ gì? A. hoán dụ, so sánh. B. nhân hoá, ẩn dụ. C. hoán dụ, nhân hoá. D. ẩn dụ, hoán dụ. Câu 4. Từ “xuân” nào dưới đây dùng với nghĩa chỉ “tuổi”? A. Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. B. Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân. C.Một mùa xuân nho nhỏ. D. Làn thu thuỷ nét xuân sơn. Câu 5. Khi người tham gia hội thoại dùng cách nói: tôi nghe nói, theo tôi nghĩ người nói nhằm đảm bảo tuân thủ phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng. B. Phương châm về chất. C. Phương châm quan hệ. D. Phương châm lịch sự. Câu 6. Trong câu “Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng” cụm từ in đậm là: A. Thành phần khởi ngữ. B. Thành phần trạng ngữ. C. Thành phần biệt lập tình thái. D. Thành phần phụ chú. Câu 7. Dòg nào dưới đây nêu đúg nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của vốn từ vựng tiếng Việt? A. Sự phát triển của xã hội. B. Sự gia tăng dân số. C. Sự phát triển của văn học nghệ thuật. D. Sự phát triển của các ngành khoa học. Câu 8. Đoạn văn “Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn. Nghệ thuật giải phóng được cho con người khỏi những biên giới của chính mình, nghệ thuật xây dựng con người, hay nói cho đúng hơn, làm cho con người tự xây dựng được.” sử dụng chủ yếu phép liên kết nào? A. Phép lặp từ ngữ. B. Phép thế C. Phép nối. D. Phép dùng từ đồng nghĩa Phần II. Đọc – hiểu văn bản (2điểm) Cho đoạn văn sau: “Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do để chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông, đều làm công việc rất đỗi bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti. Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính? Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày.” (Nguồn Internet) Câu 1. Xác định câu chủ đề của đoạn văn? Câu 2. Đoạn văn được trình bày theo phương pháp nào? Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn văn trên? Câu 4. Theo em, để vươn lên từng ngày em cần làm gì? Phần III. Tập làm văn (6 điểm) 7
  8. Bài tập trong thời gian tạm nghỉ để phòng dịch. Y/cầu các em làm bài nghiêm túc và nộp bài đúng hạn theo yêu cầu. Câu 1. (1,5 điểm ) Có ý kiến cho rằng: “Không có ước mơ nào là nhỏ bé. Điều quan trọng là bạn có biết hành động để biến ước mơ đó thành hiện thực hay không”. Em hãy viết đoạn văn khoảng 20 dòng bàn về ý kiến trên. Câu 2. (4,5điểm): Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: "Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi. Bếp Hoàng cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc trông chênh đường xe chạy Lại đi lại đi trời xanh thêm. Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có sước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim." ( Trích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” - Phạm Tiến Duật) ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Đề 8: Phần I. Trắc nghiệm Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm. Câu 1. Phần in đậm trong câu “Mùa xuân đến, nói đúng hơn là từ tháng một đến giữa tháng năm, hoa anh đào nở” là A. thành phần trạng ngữ. B. thành phần phụ chú. C. thành phần khởi ngữ. D. thành phần tình thái. Câu 2. Trong câu “Cô ấy rất Việt Nam” từ “Việt Nam” thuộc từ loại nào? A. Danh từ. B. Đại từ. C. Động từ. D. Tính từ. Câu 3. Xét theo mục đích nói, câu văn “Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?” thuộc kiểu câu gì? A. Câu nghi vấn. B. Câu cầu khiến. C. câu cảm thán. D. câu trần thuật. Câu 4. Từ in đậm trong bài ca dao sau thuộc thành phần gì? "Ăn thì chọn những miếng ngon/Làm thì chọn việc cỏn con mà làm." A. Thành phần phụ chú. B. Thành phần tình thái. C. Thành phần trạng ngữ. D. Thành phần khởi ngữ. Câu 5. Tổ hợp từ nào dưới đây là tục ngữ? A. Cá chậu chim lồng. B. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. C. Nước mắt cá sấu. D. Bảy nổi ba chìm Câu 6. Trong câu ghép: “Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt”, các vế có mối quan hệ như thế nào? A. Đối lập. B. Bổ sung. C. Giải thích. D. Đồng thời. Câu 7. Câu nào sau đây không chứa hình ảnh ẩn dụ? A. Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. B. Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng. C. Lại đi lại đi trời xanh thêm. D. Mặt trời đội biển nhô màu mới. 8
  9. Bài tập trong thời gian tạm nghỉ để phòng dịch. Y/cầu các em làm bài nghiêm túc và nộp bài đúng hạn theo yêu cầu. Câu 8. Cụm từ “mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn” là: A. Cụm Chủ - Vị. B. Cụm động từ. C. Cụm danh từ. D. Cụm tính từ. Phần II. Đọc – hiểu văn bản Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Ngày 31-1-2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức tuyên bố dịch bệnh do nCoV xảy ra tại Trung Quốc và các trường hợp mắc virus này tại các quốc gia khác là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế. Tuy nhiên, ngay sau đó, WHO cũng lập tức mở chiến dịch chống tin giả (fake news) về nCoV. Cụ thể: WHO đang phối hợp các mạng xã hội lớn để đối phó với nạn tin giả liên quan tình trạng dịch bệnh cũng như về virus corona đang lan truyền nhanh chóng tại các quốc gia. Tổng Giám đốc WHO T.A Ghebreyesus (T.A Ghe-brây-sua) cho biết: "Chúng tôi đang hợp tác với Google để bảo đảm mọi người khi tìm kiếm thông tin về virus corona sẽ thấy thông tin của WHO ở đầu kết quả tìm kiếm. Các nền tảng mạng xã hội như Twitter, Facebook, Tencent và TikTok cũng đang thực hiện các biện pháp riêng để ngăn nạn phát tán tin giả"( ). Tại Việt Nam, nạn tin giả "ăn theo corona" có nguy cơ trở nên nguy hiểm không kém so với bệnh dịch nCoV đang diễn ra. Lợi dụng khả năng ẩn danh trên mạng xã hội, một số người không ngần ngại đăng tải thông tin bịa đặt, ác ý về tình hình dịch bệnh. Thí dụ: việc người từ vùng dịch trở về và buộc phải cách ly để theo dõi do yêu cầu của công tác phòng bệnh lập tức bị bóp méo thành ca mắc bệnh mới. Thậm chí những kẻ thiếu thiện chí còn nhân cơ hội này để bịa đặt, vu cáo cơ quan chức năng che giấu thông tin, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền nhằm thực hiện mưu đồ chính trị đen tối của mình. Tình trạng dịch bệnh ở một số địa phương cũng thành đề tài bị một số đối tượng lợi dụng, xuyên tạc trên mạng xã hội như tung tin "ổ dịch mới bị phát hiện", thậm chí nêu tên một số cá nhân "bị mắc bệnh" để kỳ thị. (Ngăn chặn nạn tin giả trước nguy cơ dịch bệnh, ngày 07/02/2020) Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên. Câu 2. WHO đang phối hợp với các mạng xã hội lớn để đối phó với nạn tin giả như thế nào? Câu 3. Nạn tin giả "ăn theo corona" có nguy cơ trở nên nguy hiểm không kém so với bệnh dịch nCoV đang diễn ra. Anh/chị có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao? Câu 4. Anh/chị cần làm gì để chống lại nạn tin giả? III. LÀM VĂN Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự hi sinh thầm lặng của những y tá, bác sĩ – những thiên thần áo trắng trong cuộc chiến chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do virus corona gây ra hiện nay. Câu 2. (4,0 điểm) Cảm nhận vẻ đẹp hai đoạn thơ sau: "Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo." (Đồng chí – Chính Hữu) "Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về dây họp thành tiểu đội Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua của kính vỡ rồi." (Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật) ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ 9
  10. Bài tập trong thời gian tạm nghỉ để phòng dịch. Y/cầu các em làm bài nghiêm túc và nộp bài đúng hạn theo yêu cầu. Làm bài ra giấy Kiểm tra và nộp đề 9, 10 vào sáng thứ 5 (29/2/2020). Đề 9: Phần I: Tiếng Việt(2,0 điểm) Câu 1. "Khi giao tiếp, cần nói có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa". Định nghĩa trên đúng với phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng. B. Phương châm về chất. C. Phương châm quan hệ. D. Phương châm cách thức. Câu 2. Câu nào sau đây không chứa thành phần biệt lập ? A. Chao ôi, bông hoa đẹp quá. B. Bác tôi, người đứng bên phải bức hình, là một cựu chiến binh. C. Buổi sáng, bầu trời trong xanh cao vời vợi D. Thưa thầy, em xin phép được vào lớp ạ. Câu 3. Từ “hành động” trong câu “Đó là một hành động đúng đắn” là loại từ gì? A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Số từ Câu 4. Trong câu thơ “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi/Mà sao nghe nhói ở trong tim” nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ nào? A. So sánh B. Nhân hoá. C. Hoán dụ D. Ẩn dụ Câu 5. Chỉ ra phép liên kết câu trong đoạn văn sau “Chị Thao thổi còi. Như thế là đã 20 phút trôi qua. Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi ” ( Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê ) A. Phép nối B. Phép thế C. Phép lặp. D. Phép đồng nghĩa Câu 6. Từ “ăn” trong câu “Nghề riềng ăn đứt hồ cầm một chương” được hiểu theo nghĩa nào trong các nghĩa sau? A. Phải nhận lấy chịu lấy. C. Hợp với nhau tạo thành một cái gì hài hoà. B. Vượt trội, hơn hẳn. D. Thấm vào bản thân. Câu 7. Thành phần gạch chân trong câu “Chưa đến bực cửa, ông lão đã bô bô.” là thành phần gì? A. Trạng ngữ. B. Khởi ngữ. C. Chủ ngữ. D. Bổ ngữ. Câu 8. Câu văn “Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?” thuộc kiểu câu chia theo cấu trúc nào? A. Câu đơn hai thành phần. C. Câu mở rộng thành phần vị ngữ. B. Câu ghép. D. Câu rút gọn . Phần II. Đọc – hiểu văn bản (2điểm) Đọc đoạn trích sau: “Cần tạo cho trẻ em cơ hội tìm biết được nguồn gốc lai lịch của mình và nhận thức được giá trị của bản thân trong một môi trường mà các em cảm thấy là nơi nương tựa an toàn, thông qua gia đình hoặc những người khác trông nom các em tạo ra. Phải chuẩn bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hội tự do. Cần khuyến khích trẻ em ngay từ lúc còn nhỏ tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội (Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em) Câu 1. Hãy cho biết nội dung chính của đoạn trích trên? Câu 2. Có ý kiến cho rằng gia đình và những người thân chính là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của trẻ em. Em có đồng ý với ý kiến đó hay không? Vì sao? Câu 3. Tại sao việc bảo vệ trẻ em lại là việc quan trọng? Phần III. Tập làm văn (6 điểm) Câu 1. (1,5 điểm ) “Phải chuẩn bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm ” Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 20 dòng) bàn luận về sống có trách nhiệm. 10
  11. Bài tập trong thời gian tạm nghỉ để phòng dịch. Y/cầu các em làm bài nghiêm túc và nộp bài đúng hạn theo yêu cầu. Câu 2. (4,5điểm): Đây là đoạn thơ kể lại cuộc gặp gỡ giữa một người lính sau chiến tranh với vầng trăng trong bài “Ánh trăng”: “Thình lình đèn điện tắt đủ cho ta gật mình.” (Nguyễn Duy- Ánh trăng, SGK Ngữ văn 9,tập một) Hãy phân tích đoạn thơ trên để thấy được đó là “cuộc gặp gỡ có ý nghĩa gợi nhắc cho người đọc một thái độ sống, một đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam mà không ai được lãng quên”. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Đề 10 Câu 1: Trước đại dịch virus nCoV đang diễn ra chúng ta cần làm gì để bảo vệ bản thân mình và mọi người xung quanh? (Hãy trình bày thành ý: Mỗi hs cần nêu được 5 việc cần làm). Câu 2: Lợi dụng đại dịch do virus nCoV gây ra, nhiều nhà thuốc tăng giá bán khẩu trang lên gấp nhiều lần so với thực tế? Em có nhận xét gì về việc làm trên? Việc làm trên vi phạm phạm trù đạo đức học nào? Em hãy trình bày bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 20 câu.) Câu 3: Em có nhận xét gì về việc làm tặng khẩu trang miễn phí cho người dân? Theo em chúng ta cần làm gì để lan tỏa những giá trị, những câu chuyện đẹp như vậy.(Trình bày bằng ý.) 11
  12. Bài tập trong thời gian tạm nghỉ để phòng dịch. Y/cầu các em làm bài nghiêm túc và nộp bài đúng hạn theo yêu cầu. 12