Tài liệu luyện thi môn Ngữ Văn vào Lớp 10 - Chủ đề: Chuyện Người Con Gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) - Nguyễn Thị Thúy Hà

doc 2 trang hangtran11 11/03/2022 2831
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu luyện thi môn Ngữ Văn vào Lớp 10 - Chủ đề: Chuyện Người Con Gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) - Nguyễn Thị Thúy Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_luyen_thi_mon_ngu_van_vao_lop_10_chu_de_chuyen_nguo.doc

Nội dung text: Tài liệu luyện thi môn Ngữ Văn vào Lớp 10 - Chủ đề: Chuyện Người Con Gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) - Nguyễn Thị Thúy Hà

  1. Nguyễn Thị Thúy Hà ÔN TẬP (LUYỆN THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10) Chuyên đề : Chuyện Người Con Gái Nam Xương – Nguyễn Dữ. ĐỀ PHẦN I : (Đoạn Văn) Câu 1 : Trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, chi tiết cái bóng có ý nghĩa gì trong cách kể chuyện ? Câu 2 : “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ xuất hiện nhiều yếu tố kỳ ảo. Hãy chỉ ra các yếu tố kỳ ảo ấy và cho biết tác giả muốn thể hiện diều gì khi đưa những yếu tố kỳ ảo ấy vào một câu chuyện quen thuộc ? Câu 3 : Chi tiết cuối cùng kết thúc “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là một chi tiết kì ảo. a. Hãy kể lại ngắn gọn chi tiết ấy bằng một đoạn văn từ 3 – 5 câu văn. b. Nhận xét về chi tiết cuối cùng này, có ý kiến cho rằng: Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái lung linh kỳ ảo. Nhận xét đó có đúng không ? Vì sao ? PHẦN II : (Bài làm văn) Câu 4 : Suy nghĩ của em về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến nam quyền qua hình tượng nhân vật Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ) GỢI Ý GIẢI ĐỀ : Câu 1 : a) Yêu cầu về nội dung - Đề yêu cầu người viết làm rõ giá trị một chi tiết nghệ thuật trong cau chuyện. - Cái bóng trong câu chuyện có ý nghĩa đặc biệt vì đây là chi tiết tạo nên cách thắt và mở nút hết sức bất ngờ. + Ý nghĩa thắt nút :
  2. Nguyễn Thị Thúy Hà • Đối với Vũ Nương : Trong những ngày chồng đi xa,vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. => Lời nói dối nhưng với mục đích hoàn toàn tốt đẹp. • Đối với bé Đản : Mới lên 3, còn ngây thơ,chưa hiểu biết những chuyện phức tạp nên đả tin đó là người cha đêm nào cũng đến, mẹ cũng đi, mẹ cũng ngồi nhưng không bao giờ bế nó. • Đối với Trương Sinh : Lờ nói của bé Đản về người cha khác (Chính là cái bóng) đả làm nẩy sinh sự nghi ngờ vộ không chung thủy,nẩy sinh thói ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi dể nàng phải tìm lấy cái chết đầy oan ức. + Ý nghĩa mở nút cho câu chuyện : - Chàng Trương Sinh sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhớ cái bóng của chàng trên tường được bé gọi là cha. - Bao nhiêu nghi ngờ, oan ức của Trương Sinh và Vũ Nương đều được hóa giải nhờ cái bóng. - Chính cách thắt và mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức, giá trị tố cáo đối với xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với người phụ nữ càng thêm sâu sắc. b) Yêu cầu hình thức : - Trình bày bằng văn bản ngắn. - Dẫn dắt, chuyển ý hợp lý. - Diễn đạt lưu loát. (Đáp án các câu 2,3,4 : Sẽ gửi lên sau nhé, mong các bạn thông cảm).