Hướng dẫn ôn tập ngữ văn 9 - Học kì II - Nguyễn Thị Bích Vân

doc 7 trang thaodu 5520
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn ôn tập ngữ văn 9 - Học kì II - Nguyễn Thị Bích Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dochuong_dan_on_tap_ngu_van_9_hoc_ki_ii_nguyen_thi_bich_van.doc

Nội dung text: Hướng dẫn ôn tập ngữ văn 9 - Học kì II - Nguyễn Thị Bích Vân

  1. -Hướng dẫn ôn tập Văn 9 – hk2 HƯỚNG DẪN ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 HỌC KÌ II I. TIẾNG VIỆT 1. Khới ngữ: Đặc điểm: -Đứng trước chủ ngữ, nêu đề tài của câu. -Có thể thêm các quan hệ từ vào phía trước khởi ngữ như: Còn, về, đối với, với Ví dụ: a. Làm khí tượng ở được cao thế mới là lí tưởng chứ. b. Còn buồn thì ai mà chả phải sợ. c. Điều này ông khổ tâm hết sức. 2. Thành phần biệt lập: Tên Công dụng Dấu hiệu nhận biết TP tình thái -thể hiện cách nhìn của người nói đối -có lẽ, hình như, dường với sự việc được nói đến trong câu như,có vẻ như, đúng là, (thái độ tin cậy thấp hay cao) chắc là, chắc hẳn, chắc, chắc chắn TP cảm thán -dùng để bộc lộ tâm lí của người nói -các thán từ: chao ôi, ôi, (vui, buồn, mừng, giận ) ồ, trời ơi, (không được dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than phía sau.) TP gọi đáp -dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ -Này, Ê, Thưa ông, Vâng, giao tiếp Da, (không được dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than phía sau.) TP phụ chú -dùng để bổ sung một số chi tiết cho Đặt giữa 2 dấu gạch nội dung chính của câu. ngang, 2 dâu phẩy, 2 dâu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy; có khi đặt sau dấu hai chấm. 3.Liên kết câu và liên kết đoạn văn. LK chủ đề LK nội dung LK lo-gic LK câu và LK đoạn văn Phép lặp, phép nối, phép thế, phép lên tưởng, LK hình thức phép đồng nghĩa, trái GV: Nguyễn Thị Bích Vân nghĩa
  2. -Hướng dẫn ôn tập Văn 9 – hk2 Bài tập SGK trang 44: 4. Nghĩa tường minh và hàm ý: -Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. -Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. -Có những điều kiện nào để sử dụng hàm ý? Người nói có dụng ý đưa hày vào, người nghe có năng lực giải đoán hàm ý. Ví dụ: Để yêu cầu một người nào đó mở cửa sổ, có hai cách nói sau: –Nam ơi, mở cửa sổ đi! (Nghĩa tường minh) –Nam ơi, phòng tối quá! (Hàm ý: -Mở cửa sổ đi!) II. LÀM VĂN 1. Nghị luận xã hội. VD: bàn về hiện tượng vứt rác nơi công cộng, bàn về những tấm gương vượt khó, suy nghĩ về đạo lí Uống nước nhớ nguồn Đối với bài văn nghị luận xã hội, các em cần lập luận điểm theo các câu hỏi sau: Câu hỏi 1: Thế nào là? -Giải thích khái niệm, các tầng ý nghĩa -Nêu biểu hiện trong cuộc sống Câu hỏi 2: Tại sao ? -Khẳng định khía cạnh đúng đắn. -Chỉ ra chỗ sai, mặt hạn chế, nguyên nhân Câu hỏi 3: Ta phải làm gì ? -Phê phán những biêu hiện sai lệch -Nêu giải pháp, rút ra bài học Ví dụ: Suy nghĩ về tính khiêm nhường. Câu hỏi 1: Thế nào là khiêm nhường? -Khiêm nhường là khiêm tốn khi tự nói về mình và biết nhường nhịn người khác. -Biểu hiện khiêm nhường: không quá đề cao mình trong cuộc hội thoại, biết lắng nghe ý kiến người khác, cởi mở trong giao tiếp Câu hỏi 2: tại sao cần phải khiêm nhường? -Đó là biểu hiện của sự tôn trọng người khác, cách ứng xử có văn hóa -Được người khác tôn trọng, giúp đỡ -Để có cơ hội học hỏi, hoàn thiện bản thân Câu hỏi 3: Ta phải rèn luyện khiêm nhường như thế nào? -Tạo lối sống giản dị, thân thiện, cởi mở -Khiêm nhường không phải là rụt rè, thụ động, nhường nhịn mù quáng 2. Nghị luận văn học. a. Nghị luận về thơ: Mô hình thường gặp của đoạn văn nghị luận thơ: -Câu nêu luận điểm (ý chính của đoạn thơ ) GV: Nguyễn Thị Bích Vân
  3. -Hướng dẫn ôn tập Văn 9 – hk2 -Trích dẫn thơ (chỉ trích dẫn những câu tiêu biểu) -Câu phân tích, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ trên. -Đánh gí về cảm xúc trong đoạn thơ. b. Nghị luận về truyện: Mô hình thường gặp của đoạn văn nghị luận về truyện: -Câu nêu luận điểm (ý chính sẽ phân tích) -Nêu các chi tiết, dẫn chứng từ tác phẩm (dẫn trực tiếp, hoặc gián tiếp) -Đánh giá, nhận xét của bản thân về những chi tiết trên. c. Bố cục. *MB: -Dẫn dắt vấn đề: giới thiệu tác giả, tác phẩm. -Nêu vấn đề: giới thiệu khái quát về vấn đề sẽ nghị luận (đánh giá chung về nhân vật, tác phẩm ) *TB: -Lần lượt xây dựng các đoạn văn nghị luận. -Có 1 đoạn văn đánh giá chung về nghệ thuật trước khi kết bài. *KB: -Khẳng định lại ý nghĩa vấn đè. -Liên hệ bản thân, bài học rút ra. III. VĂN HỌC. 1. Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm) -Đọc sách là con đường quan trọng để nâng cao học vấn. -Phương pháp đọc sách: đọc ít mà chắc hơn đọc nhiều mà rỗng; kết hợp giữa đọc rộng và đọc sâu, giữa đọc sách phổ thông và đọc sách chuyên môn. 2. Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi) -Văn nghệ nối liền nghệ sĩ với bạn đọc thông qua sợi dây tình cảm mãnh liệt. -Văn nghệ giúp con người sống phong phú hơn và hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình. 3. Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới. (Vũ Khoan) -Đặc điểm của thế kỉ mới: thế kỉ của khoa học công nghệ, sự hội nhập các nền kinh tế tạo ra cơ hội và thách thức cho đất nước. Điểm mạnh Điểm yếu -Thông minh, nhạy bén với cái mới # -Hổng kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành -Cần cù, sáng tạo # Thiếu tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ -Đoàn kết, đùm bọc trong chống ngoại xâm # -Đố kị, thiếu tính cộng đồng trong kinh doanh. Cần phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu để bước vào chặng đường mới. 4. Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) * Viết 11/1980, tác giả dang ốm nặng, bài thơ cuối đời. *Khổ 1: Cảm nghĩ về mùa xuân xứ Huế -Mùa xuân thiên nhiên tươi vui, đầy sức sống: không gian, màu sắc, âm thanh -Sức sống mạnh mẽ: đảo ngữ ”mọc”. -Cảm xúc tha thiết, trìu mến: ơi, chi mà. GV: Nguyễn Thị Bích Vân
  4. -Hướng dẫn ôn tập Văn 9 – hk2 -Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: giọt (tiếng chim) – dùng nhiều giác quan đón nhận mùa xuân. *Khổ 2,3: Cảm nghĩ về mx đất nước: -Lộc: chồi non, tượng trưng sức sống, niềm vui, sự may mắn trải dài mọi miền Tổ quốc. -Đất nước với những con người bào vệ và dựng xây: người ra đồng, người cầm súng, khí thể hăm hở hối hả, xôn xao -Phép so sánh: đất nước như vì sao: đi lên từ gian lao, vất vả, vững vàng tiến lên. tự hào, lạc quan về tương lai đất nước. *Khổ 4,5: Tâm nguyện của tác giả: -Điệp ngữ ta làm, chuyển sang ta nhập cùng với đại từ tôi sang ta khát vọng hành động, hòa nhập vào cuộc đời chung. -Hình ảnh con chim, bông hoa, nốt trầm tuy khiêm nhường nhưng cao đẹp -Ẩn dụ mùa xuân nho nhỏ: tượng trưng khát vọng danng hiến cuộc đời mình cho đất nước. -Điệp ngữ dù là nhấn mạnh khát khao bền bĩ, bất chấp tuổi tác Tình cảm tha thiết, chân thành. *Khổ cuối: Suy ngẫm của tác giá -làn điệu dân ca xứ Huế niềm tin tưởng vào sự trường tồn của quê hương, đất nước, tình yêu cuộc sống và yêu đất nước của tác giả. 5. Viếng lăng Bác (Viễn Phương) * Viết 1976, lần đầu tiên tác giả ra viếng lăng Bác. *Khổ 1: Cảm xúc khi nhìn lăng Bác từ xa. -Miền Nam: hai tiếng thiêng liêng, gần gũi với Bác Hồ. Cách xưng hô con –Bác gần gũi. -Hàng tre bát ngát: hình ảnh quen thuộc, yên bình của đất nước. -Hàng tre xanh xanh Việt Nam là phép ẩn dụ, tượng trưng những phẩm chất cao quý của con người Việt nam trong đó có Bác: kiên cường, bất khuất Cảm xúc gần gũi, yêu thương. *Khổ 2: cảm xúc theo dòng người vào lăng. -Các hình ảnh ẩn dụ: mặt trời trong lăng, mùa xuân để ngợi ca cuộc đời vĩ đại của Bác Hồ. -Ẩn dụ tràng hoa để nói đến tấm lòng thành kính của những người con đi viếng Bác. Cảm xúc suy ngẫm thành kính, thiêng liêng *Khổ 3: Cảm xúc khi đến bên Bác -Ẩn dụ vầng trăng, trời xanh để nói về tâm hồn cao đẹp của Bác, sự bất tử của bác. Cảm xúc đau đớn, xót xa khi mất Bác : nhói *Khổ 4: Cảm xúc lúc ra về. -Bộc lộ cảm xúc dâng trào theo cách người miên Nam thương trào nước mắt -Điệp ngữ muốn làm thể hiện tình cảm lưu luyến không muốn rời. -tâm nguyện sống theo lý tưởng trung hiếu của Bác. *NT tiêu biểu: Giọng thơ thành kính, thiết tha; hàng loạt hình ảnh ẩn dụ gợi nhiều liên tưởng. 6. Sang thu (Hữu Thỉnh) * Viết vào năm 1977, sau khi tác giả đi qua cuộc chiến tranh chống Mỹ, trở lại hòa bình. *Khổ 1: Tín hiệu chuyển mùa. -Tín hiệu quen mà lạ: hương ổi đặc trưng của làng quê Việt Nam. -Động từ mạnh phả: hương ổi chín, nồng nàn. GV: Nguyễn Thị Bích Vân
  5. -Hướng dẫn ôn tập Văn 9 – hk2 -Dùng nhiều giác quan để cảm nhận chuyển mùa, phép nhân hóa phả, chùng chình -Cảm xúc tác giả: ngỡ ngàng, bất ngờ khi thu về. *Khổ 2,3: Bức tranh sang thu -Bức tranh cụ thể hơn ở không gian, sự vật: sông , cánh chim, đám mây, nắng, mưa, sấm. -Phép nhân hóa sông dềnh dàng, đám mây vắt nửa mình vừa thể hiện chuyển động chậm chạp vừa thể hiện tâm trạng lưu luyến, bâng khuâng về mùa hạ đã qua. -Hai câu cuối vừa tả thực vừa mang nghĩa ẩn dụ: tiếng sấm cuối mùa hạ không còn làm hàng cây đứng tuổi giật mình - Con người sẽ trưởng thành hơn sau hững biến động của cuộc đời. 7. Nói với con (Y Phương) *Viết năm 1980, khi đất nước trong giai đoạn khó khăn sau chiến tranh, tác giả là người dân tộc Tày. *Khổ 1: Cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng. -Cội nguồn 1: Tình cảm gia đình ấm áp, yêu thương: Hình ảnh sóng đôi: Chân phải, chân trái, một bước, hai bước, cha, mẹ, tiếng nói, tiếng cười -> không khí ôm ấp, ấm áp, quấn quýt. -Cội nguồn 2: Con lớn lên trong quê hương tươi đẹp, nghĩa tình: -Quê hương tươi đẹp: rừng cho hoa, bàn tay lao động tài hoa cài nan hoa, cuộc sống đầy niềm vui vách nhà ken câu hát. Các động từ đan, cài, ken thể hiện sự quấn quýt, gắn bó. -Quê hương nghĩa tình: con đường cho những tấm lòng con đường nối liền tình nghĩa, yêu thương. *Khổ 2: Cha nói với con về những đức tính tốt đẹp của người đồng mình -“Người đồng mình thương lắm chí lớn : phép liên tưởng độc đáo cao –nỗi buồn, xa –chí lớn nói lên ý chí, tâm hồn cao lớn như trời đất. -“Dẫu làm sao cực nhọc”: Các từ đá, thung, sông, suối, thác, ghềnh -> nói lên không giang sống hiểm trở, khó khăn; nghị lực mạnh mẽ của người đồng mình Điệp ngữ không chê nhấn mạnh sự thủy chung với quê hương nghèo khó. -“Người đồng mình thô sơ phong tục” Cách nói hình ảnh: thô sơ da thịt – tầm vóc nhỏ bé, mộc mạc, chất phác -Đối lập thô sơ da thịt –chẳng nhỏ bé: chất phác, mộc mạc về thể chất nhưng không nhỏ bé về ý chí, tâm hồn. -Hình ảnh tự đục đá kê cao quê hương vừa tả thực vừa ẩn dụ: quá trình vất vả để xây dựng quê hương, ý chí tự lực tự cường, tự tôn dân tộc. Mối quan hệ 2 chiều gắn bó: con người xây dựng quê hương, quê hương tạo ra truyền thống, phong tục cho con người. -“Con ơi nghe con”: Cha muốn con kế thừa vẻ đẹp thô sơ da thịt của người đồng mình, vững vàng trên đường đời. *Nghệ thuật tiêu biểu: Hình ảnh thơ giản dị,giàu sức gợi cảm. Giọng điệu tâm tình, trìu mến. 8. Mây và sóng (Ta-go) -Bài thơ ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. GV: Nguyễn Thị Bích Vân
  6. -Hướng dẫn ôn tập Văn 9 – hk2 -Sự hấp dẫn trong trò chơi của em bé: Có sự hiện diện của mây, sóng và có cả mẹ trong trò chơi. Hai mẹ con quấn quýt, yêu thương trong trò chơi. Em bé được tự do khám phá thế giới kì diệu do mẹ mang lại. Ý nghĩa: Hạnh phúc đích thực là do con người tạo ra (tình mẫu tử). Tình mẫu tử là có thật và hiện hữu quanh ta, giúp ta vượt qua mọi cám dỗ đời thường. 9. Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê) *Viết năm 1971, trên tuyến đường Trường Sơn những năm chống Mỹ. Tác giả từng là nữ TNXP trong giai đoạn này. *Ba cô gái TNXP: a. Những nét chung: -Hoàn cảnh sống và chiến đấu: +trên một cao điểm, giữa vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn đầy bom đạn khắc nghiệt: “đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá cây xanh.” + công việc nguy hiểm, thử thách tính mạng: “chạy trên cao điểm cả ban ngày”. “ Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom, tổ trinh sát mặt đường khắc nghiệt, nguy hiểm, đánh cược tính mạng, quá sức với những cô gái trẻ. -Những phẩm chất của người chiến sĩ TNXP: +Dũng cảm, bất chấp khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ: Quen với công việc hàng ngày “Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần”, ‘chúng tôi bị bom vùi luôn”, bị bom vui luôn, chạt trên cao điểm cả ngày và chạy trên những quả bom có thể nổ bất cứ lúc nào +Tình đồng đội gắn bó: cảm giác lo lắng của Phương Định khi ở nhà trực điện thoại và lo lắng cho đồng đội của mình đi làm nhiệm vụ “Có gì lí thú đâu, nếu các bạn tôi không quay về”. Cảm giác lo lắng và hết lòng chăm sóc khi Nho bị thương -Những nét chung của các cô gái trẻ: dễ xúc cảm, nhiều mơ ước, thích làm đẹp: niềm vui ríu rít trước các anh lính trẻ, mơ màng với những bài hát, niềm vui thích cuống cuồng trước cơn mưa đá b. Những nét cá tính riêng: -Chị Thao: từng trải hơn, không dễ dàng hồn nhiên mơ ước nhưng cũng không thiếu những khát khao rung động của tuổi trẻ. Chị chiến đấu dũng cảm, bình tĩnh nhưng rất sợ khi nhìn thấy máu. -Phương Định: nhạy cảm, hồn nhiên, thích mơ mộng và hay sống với những kỉ niệm thời thiếu nữ, thích hát và bó gối ngồi mơ mộng -Nho: nhỏ nhắn, xinh xắn như que kem trắng nhưng cũng giàu sức chịu đựng khi bị thương, thích ăn kẹo. c. Nhân vật Phương Định: -Xuất thân: là con gái Hà Nội, có nhiều kỉ niệm yên bình bên gia đình và Hà Nội. Cô hay nhớ về những kỉ niệm ấy. Nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn trong cái khốc liệt của chiến trường. -Miêu tả tâm lí sâu sắc khi PĐ tự nói về mình: PĐ là cô gái nhạy cảm, hồn nhiên. Cô nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình “Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, GV: Nguyễn Thị Bích Vân
  7. -Hướng dẫn ôn tập Văn 9 – hk2 tôi là một cô gái khá ”. Cô cảm thấy vui và tự hào vì được mọi người chú ý. Nhạy cảm nhưng cô lại không hay biểu lộ tình cảm, tỏ ra kín đáo trước đám đông tưởng như kiêu kì. Trong thâm tâm, cô dặc biệt yêu mến những người chiến sĩ trên con đường ra trận mỗi ngày. -Tâm lí PĐ trong một lần phá bom được miêu tả rất cụ thể, tinh tế: Dù đã quen với công việc này nhưng cô vẫn rất căng thẳng, đó là sự thử thách thần kinh cho đến từng cảm giác. Từ khung cảnh căng thẳng “Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng” đến cảm giác các anh cao xạ đang dõi theo mình, để rồi lòng dũng cảm được kích thích bởi sự tự trọng. “Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đành hoàng mà bước tới”. Ở bên quả bóm, kề sát cái chết, cảm giác cũng trở nên sắc nhọn hơn: “thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình ” -Khi Nho bị thương: PĐ không còn là một cô gái tưởng chừng yếu đuối, mơ mộng mà rất thành thạo công việc cứu thương, chăm sóc Nho tận tình chu đáo, lo lắng cho Nho đến nỗi không thể hát được theo yêu cầu của chị Thao, đâm ra nổi cáu với chị. -Cảm xúc PĐ òa vỡ tự nhiên trước cơn mưa đá bất ngờ trên cao điểm: “Tôi chạy vào, lại chạy ra, vui thích cuống cuồng”, “Những niềm vui con trẻ của tôi lại nở tung ra, say sưa, tràn đầy”, “Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ ”. PĐ lại trở về với tính cách trẻ trung, tinh nghịch, hồn nhiên, mơ mộng của chính mình. Chiến tranh, bom đạn không giết được những cảm xúc trong trẻo ấy, nó làm dịu mát tâm hồn cô trong cái khốc liệt của chiến trường. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, ngôn ngữ kể chuyệt tự nhiên, giàu nữ tính đã phác họa nên thế giới nội tâm của PĐ – thế giới nội tâm phong phú nhưng trong sáng, không phức tạp. PĐ mang vẻ đẹp vừa là chiến sĩ vừa là cô gái trẻ, vừa giản dị vừa phi thường, vừa hiện thực vừa lãng mạn, Đó là vẻ đẹp chung của hình tượng tuổi trẻ trong văn học kháng chiến chống Mỹ. (Cố gắng học thuộc những dẫn chứng được in nghiêng) CHÚC CÁC EM ÔN TẬP TỐT. (16/4/2019) GV: Nguyễn Thị Bích Vân