Đề kiểm tra khảo sát chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD và ĐT Nam Trực (Có đáp án)

doc 4 trang thaodu 3970
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra khảo sát chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD và ĐT Nam Trực (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_khao_sat_chat_luong_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_l.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra khảo sát chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD và ĐT Nam Trực (Có đáp án)

  1. Phòng GD- ĐT Nam Trực BÀI KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II Trường: THCS Nam Hoa Môn : Ngữ Văn 9 Thời gian 120 phút ( Không kể thời gian giao đề) Phần I : Tiếng việt:(2 điểm) Hãy chọn phương án đúng viết vào tờ giấy làm bài thi. Câu 1: Thuật ngữ nào sau đây thích hợp để diền vào chỗ trống trong câu sau: là thị tộc theo dòng họ người mẹ, trong đó nữ có quyền hơn nam. A. Mẫu hệ B. Phụ mẫu C. Phụ hệ D. Mẫu tử Câu 2: Từ chân trong câu nào sau đây được dùng với nghĩa chuyển? A. Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay. C. Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa. B. Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời. D. Chân phải bước tới cha. Câu 3: Thành ngữ Nói một đằng làm một nẻo liên quan đến phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng C. Phương châm quan hệ B. Phương châm về chất D. Phương châm lịch sự Câu 4: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu: Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. ( Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long) A. So sánh B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 5: Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn Chiếc áo mẹ mua cho tôi vừa như in là câu: A. Câu đơn B. Câu ghép C. Câu đặc biệt D. Câu rút gọn Câu 6: Xác định phép liên kết trong hai câu thơ sau: Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương, Còn quê hương thì làm phong tục. A. Phép thế, phép nối C. Phép lặp, phép thế B. Phép nối, phép liên tưởng D. Phép nối, phép lặp Câu 7: Dòng nào trong đoạn hội thoại sau có chứa hàm ý? A. Chủ nhật, cậu đi đá bòng với tớ đi. C. Chán quá. B. Chủ nhật, tớ phải học bài rồi. D. Ừ đành vậy. Câu 8 : Dòng nào sau đây không chứa thành phần biệt lập tình thái? A. Hình như ta sắp mở chiến dịch lớn. C. Việc nào cũng có cái thú của nó. B. Chắc là mưa đá. D. Nhất định bom sẽ nổ. Phần II: Đọc hiểu Văn bản (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi bên dưới: “ Vả, khi ta làm việc ta với công việc là đôi sao gọi là một mình được? Huống chi công việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất”. a, Đoạn đối thoại trên là lời của ai nói với ai? Em hiểu gì về nhân vật có những suy nghĩ đó? b, Từ suy nghĩ của nhân vật trong đoạn trích trên em hãy viết một đoạn văn từ 15-20 câu về chủ đề: Lao động với cuộc sống con người Phần III: Tập làm văn (5,0 điểm) Phân tích diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu trong lần ông Sáu về thăm nhà trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
  2. Phòng GD- ĐT Nam Trực HƯỚNG DẪN CHẤM Trường: THCS Nam Hoa BÀI KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ II Môn : Ngữ Văn 9 Phần I: Tiếng Việt ( 2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A B C B A D B C Phần II: Đọc hiểu Văn bản (3,0 điểm) a, Đoạn đối thoại trên là lời của nhân vật anh thanh niên nói với ông họa sĩ.(0,25 đ) - Nhân vật anh thanh niên là người làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. Đó là một con người yêu công việc và có trách nhiệm đối với công việc. Đó còn là một con người yêu đời, cởi mở khiêm tốn.(0,75 đ) b, Từ suy nghĩ của nhân vật trong đoạn trích trên em hãy viết một đoạn văn từ 15-20 câu về chủ đề: Lao động với cuộc sống con người (2 đ) * Yêu cầu về hình thức: Viết đúng hình thức một đoạn văn, đủ số câu (0,25đ) * Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo một số ý cơ bản sau: - Đoạn trích đã nói lên những suy nghĩ đẹp, đúng đắn của nhân vật anh thanh niên về ý nghĩa của lao động trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long: Lao động đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc đối với con người.(0,25đ) - Từ suy nghĩ của nhân vật, nêu nhận xét đánh giá của mình về vai trò, ý nghĩa của lao động đối với cuộc sống của con người.(1,0đ) + Nhờ lao động, con người có thể tự kiếm sống bằng chính đôi tay của mình, có một cuộc sống tự do, không bị lệ thuộc vào bất cứ ai. + Lao động còn là điều hết sức cần thiết không chỉ cho bản thân mà còn cho dân, cho nước lao động chính là động lực phát triển đất nước. + Lao động còn là nghĩa vụ của mỗi người. Bác Hồ kính yêu đã từng nói: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ- Tùy theo sức của mình” + Tuy nhiên, bên cạnh những tấm gương lao động miệt mài, ta không khỏi buồn lòng trước những hành động, thái độ coi thường lao động chân tay, hoặc những quan niệm lệch lạc về lao động. - Bài học: (0,5đ) + Chúng ta cần phải có ý thức trân trọng, giữ gìn những thành quả lao động mà ông cha ta đã tạo dựng và để lại cho đời sau. + Tự xác định cho mình thái độ lao động tốt bằng những việc làm đích thực cụ thể. Trước mắt chúng ta cần phải có thái độ chuyên cần trong học tập, tham gia tốt các phong trào lao động tập thể. PHẦN III. TẬP LÀM VĂN (5,0 điểm) Mở bài (0,25đ) - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. - Nêu cảm nhận khái quát về diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu trong lần ông Sáu về thăm nhà. Thân bài (4,5đ)
  3. * Học sinh dẫn dắt khái quát rồi phân tích được sự thay đổi trong hành động, tâm lí của nhân vật, qua đó cảm nhận được tình cảm sâu sắc mà bé Thu dành cho cha. 1. Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ông Sáu là cha (2 đ) - Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến, mãi đến khi con gái lên tám tuổi ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Gặp lại con, ông Sáu không kìm được nỗi vui mừng trong phút đầu nhìn thấy con. Nhưng thật trớ trêu, đáp lại sự vồ vập của cha, bé Thu lại tỏ ra ngờ vực, lảng tránh và ông Sáu càng muốn gần con thì đứa con lại càng tỏ ra lạnh nhạt, xa cách - Tâm lí và thái độ ấy của bé Thu được biểu hiện qua hàng loạt các chi tiết mà người kể chuyện quan sát và thuật lại rất sinh động: hốt hoảng, mặt tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên khi mới gặp ông Sáu; chỉ gọi trống không với ông Sáu mà không chịu gọi cha; nhất định không chịu nhờ ông giúp chắt nước nồi cơm to đang sôi; hất cái trứng cá mà ông gắp cho; cuối cùng khi bị ông Sáu tức giận đánh cho một cái thì bỏ về nhà bà ngoại, khi xuống xuồng còn cố ý khua dây cột xuồng kêu rổn rang thật to (HS lần lượt đưa ra dẫn chứng phân tích làm sáng rõ từng ý) - Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, bé Thu không tin ông Sáu là cha chỉ vì trên mặt ông có thêm vết sẹo, khác với hình ba mà nó đã được biết. Sự ương ngạnh, phản ứng của bé Thu là không đáng trách mà hoàn toàn tự nhiên. Qua đây ta thấy bé Thu có cá tính mạnh mẽ, tình cảm của em sâu sắc, chân thật, em chỉ yêu ba khi tin chắc đó đúng là ba Trong cái “cứng đầu” của em có ẩn chứa cả sự kiêu hãnh của trẻ thơ về một tình yêu dành cho người cha khác, người chụp chung trong tấm hình với má của em 2. Thái độ và hành động của Thu khi nhận ra ông Sáu chính là cha.(2đ) - Trong buổi sáng cuối cùng, trước phút ông Sáu phải lên đường, thái độ và hành động của bé Thu đã đột ngột thay đổi hoàn toàn. + Lúc chia tay, sau khi bắt tay hết mọi người, ông Sáu đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà; khi người cha nhìn nó với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu và tạm biệt thì đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao. -> Đằng sau đôi mắt mênh mông ấy chắc đang xáo động biết bao ý nghĩ tình cảm Cách dẫn dắt khéo léo của nhà văn khiến người đọc bị lôi cuốn theo một cách rất tự nhiên + Lần đầu tiên Thu cất tiếng gọi “ba”: chi tiết bé Thu gọi cha được tác giả đặc biệt nhấn mạnh và miêu tả: bỗng nó kêu thét lên: Ba a a ba! Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó. -> Tiếng kêu ấy thể hiện khao khát mãnh liệt của Thu được gọi ba từ bao lâu nay, tiếng kêu chứa đựng bao yêu thương khiến người đọc xúc động + Hành động: chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó, nói trong tiếng khóc hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa, ôm chặt lấy ba hai tay nó siết chặt lấy cổ, dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba, đôi vai nhỏ bé của nó run run. -> Tác giả sử dụng kết hợp các phép so sánh, tăng tiến, liệt kê, yếu tố miêu tả, nghị luận thể hiện ấn tượng sinh động tâm lí, tình cảm cô bé trong phút chia tay cha - Trong đêm bỏ về nhà bà ngoại, Thu đã được bà giải thích về vết sẹo làm thay đổi khuôn mặt ba nó. Sự nghi ngờ bấy lâu đã được giải tỏa và ở Thu nảy sinh một trạng thái như sự ân hận, hối tiếc “nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. Vì thế, trong giờ phút chia tay, tình yêu và nỗi mong nhớ với người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu, nay bùng ra thật mạnh mẽ và hối hả, cuống quýt, có xen lẫn cả sự hối hận vì trước đó đã trót đối xử không phải với ba 3. Đánh giá: Đánh giá chung về nhân vật và nghệ thuật kể chuyện (0,5đ) - Nghệ thuật: Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu; nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả - Nội dung: Tác phẩm đã diễn tả một cách cảm động tình cảm thắm thiết, sâu sắc của bé Thu dành cho cha (trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh). Qua đó khẳng định và ca ngợi tình
  4. cảm cha con thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc và càng cao dẹp hơn trong những cảnh ngộ khó khăn. Tác phẩm còn gợi cho người đọc nghĩ đến những đau thương mất mát, éo le mà chiến tranh gây ra cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình Kết bài: (0,25đ) Khẳng định sự thành công của tác giả khi xây dựng nhân vật bé Thu và liên hệ bản thân Cách chấm điểm: - Điểm 4,5 - 5: Đáp ứng đầy đủ những yêu cầu trên, viết văn có cảm xúc, diễn đạt tốt, dẫn chứng chọn lọc, phong phú, đảm bảo phương pháp nghị luận về nhân vật. - Điểm 3,5 - 4: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát, bố cục rõ ràng, dẫn chứng hợp lý, đảm bảo phương pháp nghị luận về nhân vật. Có thể mắc một vài lỗi chính tả, dùng từ. - Điểm 2 - 3: Đáp ứng được khoảng nửa số ý, diễn đạt được, làm khá rõ trọng tâm. Có thể mắc một số lỗi. - Điểm 1- 1,5: Nắm chưa chắc tác phẩm, dẫn chứng nghèo nàn, bố cục lộn xộn, sa vào tình trạng thuật, kể mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu - Điểm 0: bài viết sai hoàn toàn. Hết