Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Khối 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Hoàng Ngân (Có đáp án)

doc 4 trang thaodu 4280
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Khối 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Hoàng Ngân (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_khoi_7_nam.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Khối 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Hoàng Ngân (Có đáp án)

  1. Trường THCS Hoàng Ngân ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2016 – 2017 Môn: Ngữ Văn. Khối 7 Thời gian: 90’ (không kể thời gian phát đề) PHẦN I: TRẮC NGHIỆM Lựa chọn phương án đúng trong mỗi câu Câu 1: Thế nào là tục ngữ? A. Là những câu nói ngắn gọn, ổn định , có nhịp điệu, hình ảnh B. Là những câu nói thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt C. Là một thể loại văn học dân gian D. Cả 3 ý trên Câu 2: “ Bờ sông Đà, Bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên sông Đà” thuộc kiểu câu nào? A. Câu rút gọn B. Câu đặc biệt C. Câu đơn D. Câu ghép Câu 3: Dòng nào là trạng ngữ trong câu: “ Ở đây, mùa hái hạt bao giờ cũng trúng vào tháng mười, mười một, những ngày tháng vui vẻ nhất trong năm” ( Nguyễn Minh Châu) A. Ở đây B. Mùa hái hạt C. tháng mười, mười một D. Những ngày tháng vui vẻ nhất trong năm Câu 4: Bài đức tính giản dị của Bác Hồ được viết trong hoàn cảnh nào? A. Nhân dịp 80 năm ngày sinh nhật Bác B. Nhân kỉ niệm ngày quốc khánh năm 1975 C. Nhân ngày giải phóng miền Nam D. Nhân kỉ niệm 80 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Câu 5: Dòng nào nêu đúng nội dung văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ”. A. Cuộc đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất của Hồ Chí Minh B. Những hiểu biết sâu rộng về văn hóa các dân tộc trên thế giới của Hồ Chí Minh C. Đời sống và con người vô cùng giản dị, khiêm tốn của Hồ Chí Minh. D. Lí tưởng cao đẹp của Hồ Chí Minh Câu 6: Câu nào là câu chủ động A. Mười ba người thiệt mạng trong vụ thảm sát ở chợ An-ka-zi B. Giôn đã bị buộc phải thôi việc C. Lam đã giải được một bài toán khó D. Ba nghi phạm đã bị cảnh sát bắt giữ Câu 7: Linh hồn của bài văn nghị luận, yếu tố gắn kết tất cả các phần trong bài văn nghị luận là gì? A. Luận điểm B. Dẫn chứng là số liệu C. Dẫn chứng là các sự việc D. Cách tổ chức sắp xếp nội dung Câu 8: Ý nào nêu đúng đặc điểm, dẫn chứng được đưa vào văn bản nghị luận tinh thần yêu nước của nhân dân ta? A. Dẫn chứng lấy từ thực tế cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp B. Dẫn chứng lấy từ lịch sử đấu tranh của cha ông ta xưa và trong cuộc kháng chiến chống Pháp C. Dẫn chứng lấy từ thực tế cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. D. Dẫn chứng lấy từ lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm. PHẦN II: TỰ LUẬN Câu 1: ( 3đ) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi “ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng để thấy. Nhưng cũng có khi được cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày,
  2. nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”. a. Đoạn trích trên trong văn bản nào? Nêu tên tác giả? b. Cảm nhận của em về đoạn văn trên. Câu 2: Tập làm văn ( 5đ) Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Hết
  3. PHẦN TRẮC NGHIỆM. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D B A A C C A B PHẦN TỰ LUẬN Câu 1 a) HS trả lời đúng 2 ý sau, (1đ) + Trích trong văn bản tinh thần yêu nước của nhân dân ta. 0.5 + Tên tác giả: Hồ Chí Minh 0.5 b) Cảm nhận + Yêu cầu: - Nêu được hoàn cảnh sáng tác trích trong văn kiện báo cáo chính trị do chủ tịch HCM trình bày tại đại hội lần thứ 2 của Đảng lao động Việt Nam năm 1951 - Cảm nhận được bằng lý lẽ cụ thể, rõ ràng, những hình ảnh so sánh giàu sức gợi hình, gợi cảm và cách lập luận lô gic chặt chẽ, tác giả đã lý giải thật rõ ràng, cụ thể và sinh động, hai trạng thái biểu hiện của tinh thần yêu nước ( khi thì nổi lên rễ nhận ra, khi thì tiềm ẩn kín đáo). Đồng thời xác định rõ trách nhiệm phải tuyên truyền , lý giải để mọi người đều có ý thức phát huy, thể hiện tinh thần yêu nước trong từng việc làm cụ thể, phục vụ đắc lực công cuộc kháng chiến, kiến quốc. Cách cho điểm a) Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc, diễn đạt sáng rõ: 1,5-2,0 đ b) Cảm nhận được giá trị cơ bản: 0,75-1,25đ c) Có chi tiết chạm vào được yêu cầu của đề: 0,25-0,5đ d) Thiếu hoặc sai hoàn toàn : 0 đ Câu 2 HS làm đúng kiểu bài nghị luận chứng minh có luận điểm rõ rang, lí lẽ chặt chẽ, dẫn chứng xác đáng, đảm bảo được các nội dung sau: A. Mở bài. Giới thiệu vấn đề nghị luận: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của 0,5đ chúng ta B. Thân bài. a) Bảo về rừng là bảo vệ những lợi ích kinh tế to lớn của con người. - Rừng cho gỗ quý, dược liệu, chim thú, khoáng sản 0.5 - Rừng thu hút khách du lịch 0.5đ b. Bảo vệ rừng là bảo vệ những lợi ích về an ninh quốc phòng 1đ - Rừng đã cùng con người đánh giặc, che chở bộ đội, bao vây quân thù c. Bảo vệ rừng là bảo vệ sự cân bằng về hệ sinh thái, bảo vệ môi trường sống của con người. - Rừng là ngôi nhà chung của muôn loài động thực vật, bảo vệ 1đ rừng là bảo vệ sự cân bằng hệ sinh thái - Rừng là lá phổi xanh cung cấp oxi, thanh lọc bầu không khí. 0.5đ - Rừng ngăn lũ, chống xói mòn, chắn gió, chắn cát 0.5đ C. Kết bài - Khẳng định vai trò to lớn của rừng, ý nghĩa của việc bảo vệ rừng; 0,5đ
  4. nêu trách nhiệm cụ thể, bảo vệ rừng khai thác có kế hoạch, trồng rừng, khôi phục rừng