Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Điền Xá (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Điền Xá (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_chat_luong_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_6_nam.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Điền Xá (Có đáp án)
- Trường THCS Điền Xá ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIAI ĐOẠN 3 MÔN NGỮ VĂN 6: NĂM HỌC 2016-2017 (Thời gian 90 phút ) I ,Phần trắc nghiệm :( 2 điểm) Đọc đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi bằng cách ghi chữ cái trước đáp án đúng của mỗi câu sau vào giấy thi: “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt ,đổ ra con sông Cửa Lớn ,xuôi về Năm Căn.Dòng sông Năm Căn mênh mông ,nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác ,cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng .Thuyền xuôi giữa dòng con song rộng hơn ngàn thước ,trông hai bên bờ ,rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận ” Câu 1:Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào ? A.Vượt thác C.Sông nước Cà Mau B.Bức tranh của em gái tôi D.Bài học đường đời đầu tiên Câu 2: giả của đoạn văn là ai? A.Đoàn giỏi C.Võ Quảng B.Tô Hoài D.Tạ Duy anh Câu 3: Đoạn văn được trình bày theo phương thức biểu đạt chính nào ? A.Miêu tả C. Thuyết minh B.Tự sự D.Biểu cảm Câu 4: Nội dung chính của đoạn văn là gì ? A.Vẻ đẹp của dòng sông Năm Căn C.Vẻ đẹp của chợ Năm Căn B.Vẻ đẹp của rừng đước D.Tất cả các vẻ đẹp trên Câu 5 : Đoạn văn trên có mấy phép so sánh ? A.Hai C.Ba B.Bốn D.Năm Câu 6: “Trường thành ”nghĩa là gì? A. Bức thành cao C. Bức thành lớn B. Bức thành dài D. Bức thành vô tận Câu 7: Từ “ra ”trong tổ hợp ngôn ngữ “đổ ra con sông Cửa Lớn ”thuộc từ loại nào ? A. Danh từ C. Phó từ B. Động từ D. Chỉ từ Câu 8: Cà Mau là mảnh đất : A. Cực Bắc của Tổ Quốc C.Cực Đông của Tổ Quốc B. Cực Đông của Tổ Quốc D. Cực Nam của Tổ Quốc II. Phần tự luận ( 8điểm) Câu 1 .(3 điểm ) Cho khổ thơ sau : Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh a .Khổ thơ được trích trong bài thơ nào ? Tác giả là ai?Nêu ngắn ngọn hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. b. Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên . Câu 2 ( 5 điểm) Hãy tả quê hương em vào một đêm trăng đẹp.
- Trường THCS Điền Xá HƯỚNG DẪN CHÂM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GĐ 3 NGỮ VĂN 6 (năm học 2016-2017) I Trắc nghiệm(2 điểm) 1.C 2.A 3.A 4.A 5.C 6.B 7.C 8.D II Tự luận(8 điểm) Câu 1(3 điểm) a. Trả lời đúng mỗi gạch đầu dòng dưới đây được 0,5 điểm(tổng 1,5đ) - Khổ thơ trên được trích trong bài Đêm nay Bác không ngủ. - Tác giả: Minh Huệ. - Bài thơ được sáng tác năm 1951 dựa trên sự kiện: trong chiến dịch Biên giới năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ độị và nhân dân ta.( Nếu Hs chỉ nêu được bài thơ sáng tác năm 1951 cho 0,25đ) b. Cảm nhận( 1,5đ) - Đây là khổ thơ cuối trong bài “Đêm nay bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ tạo nên sự âm vang cho toàn bài thơ, khắc sâu hình tượng Bác trong lòng người đọc.(0,25đ) - Hai câu đầu xuất hiện điệp từ “đêm nay” để nhấn mạnh đây chỉ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Người đồng thời tô đậm lần nữa hình tượng một con người luôn trăn trở vì dân vì nước trong mọi hoàn cảnh(0,5) - Hai câu sau xuất hiện một nghịch lí: đêm không ngủ là một lẽ thường tình ư? Nghịch lí đó được Minh Huệ khái quát thành một chân lí vừa giản dị vừa sâu sắc: “Bác là Hồ Chí Minh”. Bác không ngủ bởi lẽ Bác là Hồ Chí Minh, một con người suốt đời hi sinh cho dân, cho nước. Một điều trái với tự nhiên nhưng với Bác lại hết sức tự nhiên. Chính vì thế Người đã trở thành biểu tượng cho đức hi sinh cao cả, tình yêu thương vô bờ bến như nhà thơ Tố Hữu từng viết: Chỉ biết quên mình cho hết thảy Như dòng sông chảy nặng phù sa (0,5đ)
- - Cái tên Hồ Chí Minh khép lại bài thơ làm bừng sáng lên vẻ đẹp của Bác đồng thời thể hiện một lẽ sống một chân lí ở Người: “ nâng niu tất cả chỉ quên mình”. Qua đó em thêm kính yêu Bác và học tập, noi thoi tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.(0,25đ) Câu 2: (5 điểm) * Về hình thức: Học sinh cần viết được bài văn miêu tả có bố cục rõ ràng, lời văn trau chuốt, mượt mà, giàu hình ảnh. * Về nội dung: Xác định được đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả hợp lí, biết lựa chọn chi tiết và liên tưởng độc đáo, hợp lí. Yêu cầu cụ thể: - Mở bài: Giới thiệu đối tượng miêu tả: Quê hương em vào đêm trăng đẹp (0,5điểm) - Thân bài (4điểm) + Tả bao quát không gian trước trăng lên Màn đêm thăm thẳm, vầng trăng xuất hiện sau lũy tre làng, vạn vật trở nên huyền ảo dưới trăng + Tả chi tiết - Trăng trên sân nhà : cây câu đổ bóng xuống sân đưa hương thươm thoang thoảng; chú mèo giỡn trăng; một số sinh hoạt của gia đình em trên hiên nhà - Khu vườn tràn ngập ánh trăng: gió thổi, lá cây xào xạc rung động, mùi hương trái chín lan toả ngào ngạt. Tiếng côn trùng rả rích kêu -Ánh trăng trên đường làng: con đường như dải lụa thếp đầy ánh trăng, lũ trẻ nô đùa dưới trăng, cánh diều chở đầy ánh trăng ngân nga khúc nhạc đồng quê - Ánh trăng trên sông lung linh dát bạc, cảnh vật đôi bờ huyền hoặc như một miền cổ tích, những chú cá đớp bóng trăng, tiếng mái chèo khua nước Ánh trăng càng về khuya càng lung linh soi sáng không gian, cảnh vật. Tất cả dần đi vào tĩnh lặng. - Kết luận : (0,5đ) Cảm nghĩ về đối tượng miêu tả. Liên hệ với tình yêu thiên nhiên, quê hương.
- Lưu ý: bài viết bố cục rõ ràng, trình tự hợp lí, văn phong lưu loát, giàu hình ảnh thể hiện sự quan sát, liên tưởng tinh tế đạt 4-5 điểm -Bài viết bố cục rõ ràng, giàu hình ảnh nhưng mắc lỗi diễn đạt, từ ngữ chưa chọn lọc đạt 2,75 – 3,75 điểm - Bài viết đúng đăch trưng miêu tả song diễn đạt yếu, tả còn sơ sài linh hoạt cho từ 1- 2,5 điểm -