Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Trực (Có đáp án)

doc 3 trang thaodu 6360
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Trực (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Trực (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II NAM TRỰC NĂM HỌC 2016- 2017 .MÔN: NGỮ VĂN 8 ( Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề) PHẦN I: TRẮC NGHIỆM ( 2 ĐIỂM) Chọn một đáp án đúng trong 4 đáp án A, B, C, D đối với mỗi câu hỏi bên dưới và viết vào tờ giấy làm bài thi. Câu 1: Trong 4 kiểu câu chia theo mục đích nói, kiểu câu nào được sử dụng phổ biến nhất? A. Câu nghi vấn. B. Câu cảm thán. C. Câu trần thuật. D. Câu cầu khiến. Câu 2: “ Pháp chạy, Nhật hàng, Vua Bảo Đại thoái vị” thuộc kiểu câu nào? A. Câu đơn nhiều chủ ngữ. B. Câu đơn nhiều vị ngữ C. Câu ghép đẳng lập. D. Câu ghép chính phụ. Câu 3: Văn học Hiện thực, Hiện thực phê phán thuộc giai đoạn văn học nào? A. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX B. Từ đầu XX đến trước CM Tháng 8- 1945 C. Từ 1945- 1954. D. Từ 1930- 1945 Câu 4: “ Hoa đào có nhiều loại: phổ biến nhất là đào bích có màu hồng, sai hoa; đào phai hoa màu hồng nhạt; đào bạch ít hoa hơn, giống hoa màu trắng. Các giống đào này đều có cánh kép, cho quả bé hoặc không cho quả”. Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính? A. Miêu tả. B. Tự sự C. Thuyết minh D. Miêu tả + Thuyết minh Câu 5: Phép nghệ thuật nào không có trong bài Đi đường? A. Ẩn dụ B. So sánh C. Điệp ngữ D. Chất cổ điển kết hợp với hiện đại Câu 6: Dòng nào nói đúng nhất về cách sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh? A. Không được sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. B. Chỉ được sử dụng một biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. C. Cần sừ dụng tối đa mọi biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. D. Có thể sử dụng các biện pháp nghệ thuật thích hợp trong văn bản thuyết minh. Câu 7: Hai câu thơ: “ Giấy đỏ buồn không thắm / Mực đọng trong nghiên sầu” Sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Ẩn dụ. B. Nhân hóa. C. Hoán dụ. D. Nói quá. Câu 8: Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác khi nào? A. Tác giả mới tham gia hoạt động cách mạng. B. Tác giả đang học tại trường Quốc học Huế. C. Tác giả đang ở Huế. D. Tác giả mới bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ. PHẦN II: TỰ LUẬN ( 8 ĐIỂM) Câu 1: (1 đ) Thế nào là câu cầu khiến, nêu đặc điểm hình thức chức năng của câu cầu khiến ? Câu 2( 3 đ) Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “ Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.” ( Quê hương- Tế Hanh) Câu 3(4 đ) Giới thiệu về chiếc bánh chưng Việt Nam
  2. ĐÁP ÁN: PHẦN I: TRẮC NGHIỆM.( 2 Đ) ( Mỗi câu trả lời đúng cho 0,25 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C C D D B D B D PHẦN II: TỰ LUẬN. Câu 1: Học sinh trả lời được các ý sau: - Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, chớ, đừng, đi, thôi, nào, hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, (0,5đ) - Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.( 0,5đ) Câu 2: Học sinh cảm nhận được các ý sau: - Giới thiệu tác giả, bài thơ (0,5 đ) + Tế Hanh là nhà thơ có mặt trong phong trào Thơ Mới chặng cuối. Thơ Tế Hanh là một hồn thơ lãng mạn. Tế Hanh được biết đến nhiều nhất như một nhà thơ của quê hương, gắn bó máu thịt với quê hương. Tế Hanh là một nhà thơ lãng mạn. Bài thơ được ông viết khi ông mười tám tuổi, cái tuổi mộng mơ thời áo trắng. Tác giả xa quê nhớ về làng quê như một động lực để phấn đấu chứ không phải cái cảm giác buồn man mác. + Đặc biệt là đoạn thơ giới thiệu cảnh người dân chài ra khơi đánh cá: (1,5 đ) Sau những câu thơ giới thiệu về làng quê của mình. những công việc thường ngày của người dân ven biển không có gì là xa lạ đó là nghề đánh cá. Mây trời, gió biển là hình ảnh vô cùng đẹp được tác giả sử dụng để nói về thời tiết nơi đây. - Đoàn thuyền ra khơi trong một buổi bình minh đẹp, khoáng đạt: bầu trời cao rộng, trong trẻo được điểm bởi những tia nắng hồng rực rỡ: tác giả đã vẽ được một không gian rộng lớn, vô tận. Một ngày mới ở làng thuở bắt đầu bằng vẻ tươi mát của thiên nhiên và tâm trạng hào‘hứng của người lao động. Nổi bật lên ở cái không gian nhẹ nhàng và đẹp đẽ ấy là hình ảnh dũng mãnh của đoàn thuyền băng mình ra khơi. - Những hình ảnh so sánh vô cùng đẹp đi vào bài thơ một cách tự nhiên, như không cần một tý kĩ thuật nào, các động từ mạnh đã toát lên sức sống, vẻ đẹp hùng tráng, sự dũng mãnh của con thuyền vượt sóng ra khơi. Dưới ngòi bút nhà thơ, cảnh sớm mai ỏ’ làng chài hiện lên đầy vẻ rạng rỡ, tinh khôi và điểm sáng huy hoàng nhất ở đây là hình ảnh cánh buồm căng gió. - Vốn mang một vẻ đẹp lãng mạn, có thể quan sát được, bất ngờ được so sánh với hồn làng là những gì lớn lao, thiêng liêng, phi vật thể. Sự so sánh này không làm cho cánh buồm được miêu tả cụ thể hơn nhưng nó đã gợi nên một vẻ đẹp mới, lớn lao, thiêng liêng, vừa thơ mộng, vừa hùng tráng. Từ một “cánh buồm” hết sức cụ thể đem so với “mảnh hồn làng” vô cùng trừu tượng, nhà thơ đã mỏ’ ra một khoảng trời thênh thang cho những liên tưởng của người đọc: cánh buồm, hay mảnh hồn làng, là sự che chỏ’ cho thuyền nhỏ bé, là sức mạnh đẩy thuyền đi xa, là phương tiện để chèo lái con thuyền - Liên hệ thực tế và liên hệ với các nhà văn khác ( Nguyễn Tuân- Cô Tô) (0,5 đ) - Người dân chài ra khơi như mang đi một phần máu thịt quê hương, cánh buồm gắn với con thuyền như “hồn vía” làng quê chỏ’ che, neo giữ họ Kẻ xa quê lâu ngày, thoáng thấy cánh buồm tưởng như bắt gặp hình bóng của miền quê yêu dấu Biểu hiện linh hồn làng chài bằng hình ảnh cánh buồm trắng no gió biển khơi là một sáng tạo độc đáo của Tế Hanh.
  3. -Tế Hanh đã vẽ nên một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, nổi bật trong hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người chân chài lưới, qua đó thể hiện tình yêu quê hương tha thiết và đằm thắm của tác giả. (0,5 đ) Câu 3: HS đảm bảo được các ý sau: a) Mở bài: Giới thiệu khái quát về loại bánh chưng b) Thân bài: - Nguồn gốc của bánh chưng : liên quan đến hoàng tử Lang Liêu của vua Hùng Vương thứ 6,nhắc nhở con cháu nhớ đến truyền thống dân tộc và coi trọng nền văn minh lúa nước - Quan niêm về loại bánh này: Bánh chưng thì tượng trưng chi đất,nhắc sự biết ơn .tôn trọng mảnh đất đã nuôi sống con người Việt Nam cũngnhư nhấn mạnh nền văn minh lúa nước của dân tôc. - Quá trình chuẩn bị nguyên liệu: + Lá dong, lá chuối + Gạo nếp thơm ngon + Thịt mỡ, đạu xanh làm nhân bánh - Quá trình chế biến: + Gói bánh +Luộc bánh +Ép và bảo quản sau khi bánh chịn - Sử dụng bánh + Chọn bánh đẹp để đặt cúng trên bàn thờ tổ tiện + Làm quà biếu cho người thận + Dùng để đãi khạch + Dùng để dùng trong gia định - Vịtrí của bánh trong ngày tết c) Kết bài: Ý nghĩa của bánh chưng trong văn hóa truyền thống của dân tôc Việt Nam. * Cách cho điểm: - Từ 3,5- 4 điểm: đáp ứng đầ đủ nội dung của bài văn thuyết minh. Văn viết rõ ràng, mạch lạc, sử dụng hiệu quả phương pháp thuyết minh. - Từ 2,5- 3 điểm: Văn viết rõ ràng, mạch lạc, đủ ý nhưng các ý còn sơ sài. - Từ 1,5- 2 điểm: Học sinh biết cách làm văn thuyết minh về một phương pháp cách làm đạt tương đối mạch lạc, tương đối đủ ý. - Từ 0,5- 1 điểm: Học sinh viết chung chung, bố cục lộn xộn , diễn đạt chưa lưu loát. - Học sinh làm lạc đề không cho điểm