Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Mã đề 701 - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Bắc Giang

pdf 3 trang thaodu 2680
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Mã đề 701 - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Bắc Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ky_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Mã đề 701 - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Bắc Giang

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I BẮC GIANG NĂM HỌC: 2019-2020 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề Mã đề 701 I. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Câu 1: Say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có là nội dung của khái niệm A. sáng tạo. B. năng động. C. dân chủ. D. tự chủ. Câu 2: Phẩm chất đạo đức của con người thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Bảo vệ hòa bình. B. Chí công vô tư. C. Dân chủ, kỷ luật. D. Năng động, sáng tạo. Câu 3: Mọi người được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện và giám sát những công việc chung của tập thể hoặc của xã hội là nội dung của khái niệm A. pháp luật. B. dân chủ. C. đạo đức. D. kỷ luật. Câu 4: Tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang là A. phát triển. B. lạc hậu. C. bất ổn. D. hoà bình. Câu 5: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là A. lịch sử lâu dài của dân tộc được đúc kết qua cuộc sống con người. B. những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài. C. những công trình kiến trúc, di tích hình thành trong lịch sử của dân tộc. D. những giá trị vật chất được hình thành lâu dài trong quá trình lịch sử. Câu 6: Biểu hiện của người năng động, sáng tạo là A. dám làm tất cả mọi việc để đạt được mục đích của bản thân. B. chỉ làm theo những điều đã được hướng dẫn, chỉ bảo có sẵn. C. linh hoạt xử lý các tình huống nảy sinh trong quá trình làm việc. D. tìm ra cách làm mới nhanh hơn nhưng không chú ý tới chất lượng. Câu 7: Nội dung nào dưới đây thể hiện nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta? A. Can thiệp sâu vào công việc nội bộ của các nước khác. B. Gây sức ép, áp đặt và làm cho nước khác phụ thuộc nước mình. C. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau. D. Đe dọa dùng vũ lực và giải quyết bất đồng bằng vũ lực. Câu 8: Tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao cả về nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định là nội dung của khái niệm A. làm việc tự giác, tự nguyện, nhiệt tình. B. lao động sáng tạo, siêng năng, cần cù. C. lao động và hợp tác cùng phát triển. D. làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. Câu 9: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện rõ tính tự chủ? A. Luôn nhắc mình đi ngủ sớm, mai đến lớp chép bài tập của bạn. B. Luôn làm theo số đông, vì cho rằng số đông luôn luôn đúng. C. Không tin bất kì người nào và luôn hành động theo ý mình. D. Từ chối lời rủ đi chơi của bạn thân để làm cho xong bài tập. Câu 10: Câu nói: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” có nội dung nói về A. tự lập. B. tự quản. C. dân chủ. D. tự chủ. Câu 11: Biểu hiện nào sau đây thể hiện phẩm chất chí công vô tư? A. Khi giải quyết công việc ưu tiên người thân. B. Kiên quyết phản đối việc làm sai trái. C. Chỉ làm những việc thấy có lợi cho mình. D. Không hi sinh lợi ích cá nhân cho tập thể. Câu 12: Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả cần phải tránh A. lao động tự giác, sáng tạo. B. rèn luyện nâng cao tay nghề. C. làm việc năng động, sáng tạo. D. buông lỏng kỉ luật lao động. Câu 13: Tư tưởng nào dưới đây nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta? A. Tôn sư trọng đạo. B. Cha truyền con nối. C. Trọng nam kinh nữ. D. Mê tín dị đoan. Trang 1/2 - Mã đề thi 701
  2. Câu 14: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự năng động, sáng tạo? A. Né tránh những công việc khó, chỉ làm việc dễ. B. Làm theo suy nghĩ của bản thân, không nghe góp ý. C. Tìm tòi cách giải quyết công việc hiệu quả hơn. D. Dám làm mọi việc để đạt được mục đích của mình. Câu 15: Biểu hiện nào sau đây thể hiện lòng yêu hòa bình trong cuộc sống hàng ngày? A. Biết dùng thương lượng giải quyết mâu thuẫn. B. Phân biệt đối xử, bắt mọi người theo ý mình. C. Không biết thừa nhận nhược điểm của mình. D. Chê bai các dân tộc khác, nền văn hóa khác. Câu 16: Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của hợp tác cùng phát triển? A. Các bác sĩ Nga và Việt Nam phối hợp phẫu thuật tim cho bệnh nhân. B. Nhóm của H hợp tác với nhau để tẩy chay các bạn khác trong lớp. C. Một nhóm người liên kết với nhau để cùng khai thác gỗ trái phép. D. Trong giờ kiểm tra, M và T hợp tác với nhau cùng làm bài toán khó. Câu 17: Trong giờ kiểm tra Giáo dục công dân lớp 9, T và M thỏa thuận hợp tác với nhau để làm bài được nhanh: T làm phần trắc nghiệm, M làm phần tự luận, sau đó trao đổi cho nhau để chép vào bài kiểm tra. Em đồng tình với nhận xét nào dưới đây về hai bạn T và M? A. Vi phạm nội quy học tập, thiếu trung thực. B. Rất sáng tạo, đáng để học tập, làm theo. C. Việc làm tiết kiệm được thời gian làm bài. D. Thể hiện tinh thần hợp tác đúng đắn. Câu 18: Khi được phân công lao động dọn cỏ tại nghĩa trang liệt sĩ ở địa phương, H bàn với P lấy liềm khắc tên mình lên lưng tấm bia Tổ quốc ghi công để người khác đến thăm viếng biết mình đã từng có công chăm sóc nghĩ trang liệt sĩ. Việc làm của H và P thể hiện họ là người A. tự nguyện, chăm chỉ, sáng tạo trong lao động của tập thể. B. tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua của đoàn đội. C. làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả ngoài mong đợi. D. thiếu ý thức tôn trọng, giữ gìn truyền thống dân tộc. Câu 19: Trong buổi sinh hoạt bàn về hoạt động chào mừng 22/12, cô giáo phân công nhiệm vụ cho các tổ. Trong đó, tổ của em phải nhận nhiệm vụ nhiều nhất. Trong tình huống đó, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây để đảm bảo tính dân chủ và kỉ luật? A. Không đồng tình với nhiệm vụ cô giao, nhưng không nêu ý kiến. B. Lắng nghe cô phân công, sau đó cùng với tổ đóng góp ý kiến. C. Ngay thời điểm cô phân công, đứng lên ý kiến phản đối nhiệm vụ. D. Bày tỏ sự bức xúc của bản thân lên mạng xã hội facebook và zalo. Câu 20: N đang rất buồn vì vừa nhận được kết quả báo điểm kiểm tra học kỳ các môn đều thấp và lo lắng bố mẹ sẽ trách phạt. T thấy vậy liền rủ N: “Cậu cứ đi với tớ đến quán này hay lắm, quẩy một trận, rồi hít bóng cười là vui ngay !”. Theo em, N nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây? A. Từ chối thẳng thắn, không tiếp chuyện T nữa và nghĩ T là người xấu xa. B. Đi cùng và làm theo lời T, vì bạn bè rất cần có nhau những lúc buồn vui. C. Từ chối, khuyên T không nên đến đó, vì không thay đổi được kết quả học tập. D. Đi cùng T, đồng thời rủ thêm nhiều bạn bè cùng tham gia để quên đi nỗi buồn. II. PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu 1 (3.0 điểm). a) Trình bày khái niệm kỉ luật. Theo em, để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, học sinh chúng ta cần phải làm gì? b) Theo em, để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, mỗi học sinh cần phải làm gì? Câu 2 (2.0 điểm). Tình huống: T thường tâm sự với các bạn: “Nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam, mình có mặc cảm thế nào ấy. So với thế giới, nước mình còn lạc hậu lắm. Ngoài truyền thống đánh giặc ra, dân tộc ta có truyền thống nào đáng tự hào đâu?”. a. Em có đồng ý với T không? Vì sao? b. Nếu là bạn cùng lớp của T, em sẽ ứng xử và nói gì với T? HẾT Trang 2/2 - Mã đề thi 701
  3. Trang 3/2 - Mã đề thi 701