Đề kiểm tra đánh giá cuối kì 1 môn Giáo dục công dân 9

doc 4 trang Hoài Anh 27/05/2022 8200
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra đánh giá cuối kì 1 môn Giáo dục công dân 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_danh_gia_cuoi_ki_1_mon_giao_duc_cong_dan_9.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra đánh giá cuối kì 1 môn Giáo dục công dân 9

  1. PHÒNG GDĐT ĐAN PHƯỢNG ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ I TRƯỜNG THCS THƯỢNG MỖ Năm học: Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1: Thế nào là chí công vô tư? A. Là một phẩm chất đạo đức của con người B. Là đối xử công bằng trong mọi trường hợp C. Là giải quyết mọi việc dựa trên lập trường, suy nghĩ của bản thân D. Là phẩm chất đọa đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. Câu 2: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự chí công vô tư? A.Chỉ làm những gì nếu thấy có lợi cho bản thân. B. Khi giải quyết công việc luôn ưu tiên cho người thân quen. C. Kiên quyết không hi sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích tập thể. D. Kiên quyết phản đối những hành vi đi ngược lại lợi ích của tập thể. Câu 3: Để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư học sinh không được: A. Ủng hộ, quý trọng người chí công vô tư B. Phê phán những hành động vụ lợi cá nhân C. Bình bầu thi đua cho những bạn mình quý mến D. Lên án những hành động thiếu công bằng Câu 4: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện sự chí công vô tư? A. Lợi dụng chức quyền để thu lợi cho cá nhân B. Vô tư, khách quan khi đánh giá người khác C. Hi sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung D. Đấu tranh chống những biểu hiện cá nhân, thu vét của chung làm lợi cho mình. Câu 5: Kỉ luật tốt làm cho A. Áp lực học tập và công việc nặng nề B. Quyền lực người quản lí tăng lên C. Chất lượng và hiệu quả công việc tăng cao D. Con người tự tin trong cuộc sống Câu 6: Mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội được gọi là: A. Tự chủ B. Dân chủ C. Quản lí D. Tự quản Câu7: Ý kiến: “ Dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra” nói về A. Vai trò của nhân dân B. Tự quản C. Sức mạnh của nhân dân D. Dân chủ Câu 8: Biểu hiện nào sau đây thể hiện thiếu kỉ luật A. Học sinh đi học đúng giờ, nghỉ học có đơn xin phép B. Công nhân đảm bảo kĩ thuật an toàn trong lao động sản xuất C. Cán bộ, nhân viên đang giờ làm việc bỏ ra ngoài làm việc riêng D. Đội viên tham gia bỏ phiếu bầu Ban chỉ huy Liên đội theo đúng quy định Câu 9: Để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, học sinh cần phải làm gì? A. Có ý thức rèn luyện, có ý thức tổ chức kỉ luật B. Thực hiện đúng nội quy của trường, của lớp C. Không quay cóp bài trong kiểm tra, thi cử
  2. D. Cả ba ý kiến trên Câu 10: Em tán thành ý kiến nào dưới đây? A. Mọi người đều có quyền được sống trong hòa bình B. Chỉ có các nước lớn, nước giàu mới ngăn chặn được chiến tranh C. Bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của lãnh đạo các nước D. Chiến tranh sẽ thúc đẩy xã hội phát triển Câu 11: Bảo vệ hòa bình là: A. Giữ gìn cuộc sống bình yên B. Dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tông giáo và quốc gia C. Không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang D. Tất cả các ý trên Câu 12: Hành vi nào dưới đây không thể hiện tình yêu hòa bình A. Tham gia viết thư giao lưu với bạn bè quốc tế B. Tìm hiểu văn hóa các dân tộc trên thế giới C. Luôn tìm cách để người khác phải phục tùng theo ý kiến của mình D. Giải quyết mâu thuẫn bằng thương lượng, đàm phán Câu 13: Hoạt động nào không phải là hoạt động thể hiện hoà bình. A. Đấu tranh chống khủng bố. B. Dùng vũ lực để dẹp yên các cuộc biểu tình. C. Mít tinh phản đối chiến tranh. D. Thiết lập quan hệ hữu nghị hợp tác với các dân tộc trên thế giới Câu 14: Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của tình yêu hòa bình? A. Biết lắng nghe để hiểu và thông cảm với người khác. B. Không chấp nhận điểm khác với mình ở người khác. C. Phân biệt đối xử, kì thị với người khác. D. Dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn. Câu 15: Xu thế chung của thế giới hiện nay là A. Hòa bình ổn định và hợp tác kinh tế C. Chiến tranh lạnh B. Đối đầu xung đột D. Chống khủng bố Câu 16: Ý kiến nào dưới đây thể hiện lòng yêu hoà bình ? A. Chiều theo ý muốn của người khác sẽ tránh được mâu thuẫn B. Mâu thuẫn nào cũng có thể thương lượng để giải quyết C. Sống khép mình mới tránh được xung đột D. Cần thân thiện với những người có quan hệ mật thiết với mình Câu 17: Hành vi nào sau đây không thể hiện tinh thần yêu hoà bình? A. Biết lắng nghe và luôn quan tâm đến người khác B. Dùng sức mạnh để giải quyết mâu thuẫn C. Ủng hộ các cuộc đấu tranh vì chính nghĩa D. Tham gia các cuộc thi vẽ tranh về hoà bình Câu 18: Việc làm nào sau đây góp phần bảo vệ hòa bình cho toàn nhân loại? A. Tăng cường chế tạo vũ khí để hủy diệt hàng loạt. B. Tăng cường giao lưu, hợp tác giữa các quốc gia. C. Xâm lấn lãnh thổ của các quốc gia, dân tộc.
  3. D. Kích động để chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo. Câu 19: Tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang được gọi là A. Ổn định B. Hòa hoãn C. Hòa giải D. Hòa bình Câu 20: Những hoạt động nhằm ngăn chặn, không để xảy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang được gọi là hoạt động A. Bảo vệ hòa bình B. Giải quyết xung đột C. Đàm phán hòa bình D. Bảo vệ nhân dân Câu 21: Thành phố nào ở Việt Nam được công nhận là thành phố vì hòa bình? A. Thành phố Hồ Chí Minh B. Huế C. Hà Nội D. Đà Nẵng Câu 22: Cho biết xu thế chung của thế giới ngày nay là: A. Đối đầu xung đột. C. Hòa bình ổn định và hợp tác để phát triển kinh tế. B. Chiến tranh lạnh. D. Hạn chế quan hệ với các nước để tránh xảy ra xung đột. Câu 23: Bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của ai? A. Những người có tiềm lực quân sự mạnh. B. Những nước giàu có. C. Toàn nhân loại. D. Những nước từng bị chiến tranh. Câu 24: Câu 114: Con vật nào sau đây là biểu tượng của hòa bình? A. Bồ câu B. Hải âu C. Bồ nông D. Đại bàng Câu 25: Em sẽ ứng xử như thế nào khi thấy các bạn cãi nhau, đánh nhau? A. Tránh đi, không tham gia vào cuộc cãi lộn hoặc đánh lộn đó. B. Tham gia đánh cãi nhau để bênh vực lẽ phải. C. Can ngăn các bạn và giúp các bạn hòa giải. D. Đứng ngoài cổ vũ cho bên nào mạnh hơn. Chúc các con làm bài tốt!
  4. Đap an : Câu1: D, câu 2: D, câu: C, câu 4; A, câu 5: c, câu 6: B, câu 7: D, câu 8: C, câu 9: D, câu10; A, câu 11:D, câu 12: C, câu 13; B, câu 14:A, câu 15: A, câu 16:B, câu 17:B, câu 18: B, câu 19: D, câu 20:A, câu 21: C, câu 22: C, câu 23:c, câu 24:A, câu 25:C