Ma trận và đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 6, 8, 9

doc 6 trang thaodu 6410
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 6, 8, 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docma_tran_va_de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6.doc

Nội dung text: Ma trận và đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 6, 8, 9

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – MÔN GDCD – NĂM HỌC 2016 -2017 I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh ôn tập khắc sâu các chuẩn mực đạo đức đã được học và thực hành trong Chương trình Giáo dục công dân đã học trong suốt học kì I 2. Thái độ: Có thái độ đúng đắn rõ ràng trước các tình huống xẩy ra trong cuộc sống, có trách nhiệm với bản thân gia đình và xã hội 3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết, kĩ năng đánh giá hành vi của bản thân và mọi người xung quanh, năng xác định và lựa chọn cách xử lí phù hợp. II. Hình thức kiểm tra: Tự luận III. Xây dựng ma trận đề kiểm tra học kì I: MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – MÔN GDCD 6 – NĂM HỌC 2016 -2017 Cấp độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cộng Chủ đề Cấp độ thấp Cấp độ cao 1. Yêu thiên Nêu được khái Hiểu được vai nhiên, sống hoà niệm về thiên trò, giá trị của hợp với thiên nhiên thiên nhiên nhiên. Số câu: 0,5 0,5 1 Số điểm 1,0 2,0 3,0 Tỷ lệ % 10% 20% 30 % Nêu được khái Liên hệ cách 2. Lịch sự, tế nhị niệm về lịch sự, ứng xử đúng – tế nhị. sai. Số câu, 0,5 0,5 1 Số điểm 2,0 2,0 4,0 Tỷ lệ % 20% 20% 40% 3. Tích cực, tự Vận dụng kiến giác trong hoạt thức để giải động tập thể và quyết tình trong hoạt động huống thực xã hội. tiễn. Số câu, 1 1 Số điểm 3,0 3,0 Tỷ lệ % 30% 30% Tổng số câu 1 0,5 1,5 3 Tổng số điểm 3,0 2,0 5,0 10 Tỷ lệ % 30% 20% 50% 100%
  2. Biên soạn đề kiểm tra: Câu 1: Thiên nhiên là gì? Thiên nhiên cần thiết cho cuộc sống của con người như thế nào?(3đ) Câu 2: Thế nào là lịch sự, tế nhị? Trong giờ học môn GDCD khi thầy giáo giảng đang say sưa bài thì nghe tiếng cười của Hùng. Thì ra Hùng đang đọc truyện cười. Em có nhận xét gì về hành động của Hùng?(4đ) Câu 3: Phương là học sinh giỏi toàn diện nhưng Phương không khi nào tham gia các hoạt động của trường, lớp với lí do là Phương rất bận học. Nếu em là bạn thân của Phương em sẽ khuyên Phương như thế nào?(3đ) Hướng dẫn trả lời và biểu điểm: Câu 1:Học sinh nêu được: + Thiên nhiên bao gồm: không khí, bầu trời, song, suối, rừng cây, đòi, núi, động, thực vât (1đ) + Thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống của con người: _ Là môi trường cho con người sinh sống, học tập, làm việc (1đ) _ Là nơi cung cấp giá trị vật chất và tinh thần cho con người (1đ) Câu 2: Học sinh nêu và hiếu được: + Lịch sự là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp, ứng xử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc. (1đ) + Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biêt, có văn hoá.(1đ) + Khẳng định hành động của Hùng là sai trái, thiếu lịch sự tế nhị, không tôn trọng thầy giáo.(1đ) + Hành động của Hùng vừa thiếu lịch sự, tế nhị mà còn để lại hậu quả là không hiểu bài, thể hiện con người không có hiểu biết, không có văn hoá(1đ) Câu 3: Nếu em là bạn Phương em sẽ khuyên Phương: + Nói cho Phương hiểu tham gia các hoạt động của trường, lớp cũng là cách chúng ta học tập.(1đ) + Tích cực tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội sẽ mở rộng hiểu biết, rèn luyện được những kĩ năng cần thiết của bản thân(1đ) + Tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội sẽ góp phần xây dựng quan hệ tập thể, tình cảm thân ái với mọi người xung quanh, sẽ được mọi người yêu quý.(1đ)
  3. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – MÔN GDCD 8 – NĂM HỌC 2016 -2017 Cấp độ Vận dụng Nhận biết Thông Cộng Chủ đề hiểu Cấp độ thấp Cấp độ cao Nêu được 1. Tự lập khái niệm, ý Liên hệ bản nghĩa của thân tự lập Số câu: 0,5 0,5 1 Số điểm 2,0 1,0 3,0 Tỷ lệ % 20% 10% 30% Nhận xét, đánh Đưa ra được cách 2. Tôn trọng học hỏi giá hành vi qua xử sự đúng đắn các dân tộc khác tình huống của bản thân Số câu, 0,5 0,5 1 Số điểm 2,0 2,0 4,0 Tỷ lệ %: 20% 20% 40% 3. Quyền và nghĩa vụ Nêu được Bổn phận củ công dân trong gia những đối với đình quyền và cha mẹ, nghĩa vụ ông bà của cha mẹ Số câu, 0,5 0,5 1 Số điểm 2,0 1,0 3,0 Tỷ lệ % 20% 10% 30% Tổng số câu 1 0,5 1,5 3 Tổng số điểm 4,0 1,0 5,0 10 Tỷ lệ % 40% 10% 50% 100%
  4. Biên soạn đề kiểm tra: Câu 1: (3đ)Tự lập là gì? Ý nghĩa của tự lập? Bản thân em thể hiện tính tự lập như thế nào? Câu 2:( 4đ)Tình huống: Sau khi học xong bài tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác , Hoàng nói: Mình thấy ở các nước đang phát triển không có gì đáng học tập vì họ lạc hậu lắm, chỉ ở những nước phát triển có kinh tế, khoa học- kĩ thuật tiên tiến mới có nhiều thành tựu đáng cho ta học tập. a. Em có nhận xét gì về ý kiến của Hoàng ? b. Nếu em là bạn của Hoàng em sẽ sẽ giải thích như thế nào cho Hoàng hiểu? Câu 3: (3đ) Em hãy nêu quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà đối với con, cháu? Nêu bổn phận của con cháu đối với ông bà, cha mẹ ? Hướng dẫn trả lời và biểu điểm: Câu 1: Học sinh nêu được: (1đ)Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo lieu, tạo dựng cho cuộc sống của mình; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác. (1đ) Tự lập giúp con người trưởng thành hơn, dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách; có ý chí nổ lực phấn đấu, vươn lên trong học tập, vì vậy họ thường thành công trong cuộc sống và được mọi người yêu quý (1đ) Biểu hiện của tính tự lập như: Tự giác học bài và làm bài tập đày đủ trước khi đến lớp Tự vệ sinh cá nhân mà không cần ai nhắc nhở Tự giáo lao đọng, vệ sinh trực nhật Câu 2: (1đ)Khẳng định ý kiến của Hoang là sai trái, không đúng. Giải thích cho Hoàng hiểu: + Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác không chỉ học hỏi một lĩnh vực nào đó mà chúng ta học hỏi trên tất các các lĩnh vực.(1đ) + Mỗi một dân tộc, quốc gia trên thế giới đêu có những thành tựu nổi bật về kinh tế, khoa học- kĩ thuật, văn hoá, nghệ thuật, những công trình đặc sắc, những truyền thống quý báo. Đó là vốn quý của loài người cần được tôn trọng, tiếp thu và phát triển.(1đ) + Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác chính là tôn trọng dân tộc mình, góp phần làm phong phú truyền thống dân tộc.(1đ) Câu 3: Học sinh nêu được: Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà đối với con, cháu: + Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con,tôn trọng ý kiến của con, không được phân biệt, đối xr giữa các con (1đ) + Ông bà nội, ngoại có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu cháu không có người nuôi dưỡng. .(1đ) Bổn phận của con, cháu đối với cha mẹ, ông bà: Con, cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà; có quyền và nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi cah mạ, ông bà ốm đau, già yếu .(1đ)
  5. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 9 – MÔN GDCD NĂM HỌC 2016 – 2017 Cấp độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cộng Chủ đề Cấp độ thấp Cấp độ cao 1. Kế thừa, phát Ý nghĩa của kế Vận dụng giới huy truyền thống thừa, phát huy thiệu 1 truyền tốt đẹp của dân truyền thống tốt thống dân tộc tộc. đẹp của dân tộc Số câu: 1/2 1/2 1 Số điểm Tỷ lệ % 1,0 ( 20%) 3,0 (30 %) 4,0 ( 4,0 % ) 2. Năng động , Biểu hiện năng Trình bày được sáng tạo động, sáng tạo ý kiến cá nhân về một quan điểm . Số câu, 1/2 1/2 1 Số điểm Tỷ lệ 1,0 ( 10%) 2,0 ( 20 %) 3,0 (30 %) %: 3. Làm việc có Nêu được khái Vận dụng giải năng suất, chất niệm Làm việc quyết tình lượng, hiệu quả năng, suất chất huống cụ thể. lượng, hiệu quả Số câu, 1/2 1/2 1 Số điểm Tỷ lệ % 1,0 (10%) 2,0 ( 25%) 3,0 ( 30 %) Tổng số câu 1 1 1 3 Tổng số điểm Tỷ 2,0 (20%) 3,0 (30%) 5,0 (60%) 10 (100%) lệ % Biên soạn đề kiểm tra: Câu 1: Biểu hiện của năng động, sáng tạo? Em có suy nghĩ gì khi có người cho rằng: học sinh nhỏ tuổi chưa thể sáng tạo được?(3đ) Câu 2: Thế nào làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Trong giờ GDCD Hằng thường mang bài tập các môn khác ra làm và cho rằng như vậy là có chất lượng. Theo em việc làm của Hằng đúng hay sai? Vì sao?(3đ) Câu 3: Tục ngữ có câu:” Thương người như thể thương thân”.(4đ) a. Câu tục ngữ đó nói lên truyền thống nà của dân tộc ta? Em hãy giới thiệu về truyền thống đó? b. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc có ý nghĩa như thế nào? Hướng dẫn trả lời và biểu điểm: Câu 1: (1đ) +Học sinh nêu được biểu hiện của năng động, sáng tạo: Tìm tòi cách giải bài toán mới nhanh hơn, hiệu quả hơn
  6. Biết suy nghĩ để tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau trong học tập và trong công việc. Biết sáng tạo từ những cái cũ, phương pháp cũ để đưa lại kết quả cao hơn + Ý kiến cho rằng học sinh nhỏ tuổi chưa thể sang tạo được là sai vì: Sáng tạo không giới hạn độ tuổi, nghề nghiệp (1đ) Đã có rất nhiều tấm gương về tuổi trẻ sáng tạo (1đ) Câu 2: Học sinh nêu được: + Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao cả về nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định(1đ) + Khẳng định việc là của Hằng là sai(1đ) + Giải thích cho Hằng hiểu làm việc có chất lượng, hiệu quả là giờ nào việc nấy chứ không phải giờ này làm việc nọ (1đ) Việc làm của Hằng không chỉ để lại hậu quả là Hăng không hiểu bài mà còn biểu hiện thiếu tôn trọng thầy cô giảng dạy (1đ) Câu 3: a. Câu tục ngữ nói lên truyền thống yêu thương con người(1đ) + Yêu thương con người là sự quưn tâm, giúp đỡ, làm những điều tôt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn (1đ) + Biểu hiện của truyền thống yêu thương con người đó là(1đ): Trước đây . Bây giờ . b. truyền thống tố đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của mỗi dân tộc, cá nhân. Vì vậy việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc có ý nghĩa là để góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt nam