Bài tập ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ học để phòng dịch Covid-19 môn Giáo dục công dân Khối 9

doc 9 trang thaodu 2460
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ học để phòng dịch Covid-19 môn Giáo dục công dân Khối 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_on_tap_o_nha_trong_thoi_gian_nghi_hoc_de_phong_dich.doc

Nội dung text: Bài tập ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ học để phòng dịch Covid-19 môn Giáo dục công dân Khối 9

  1. BÀI TẬP- ÔN TẬP Ở NHÀ TRONG THỜI GIAN NGHỈ HỌC ĐỂ PHÒNG DỊCH COVID- 19 MÔN GDCD 9 Bài 7 KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC Phần 1: Câu hỏi/Bài tập A. Bài tập trắc nghiệm Bài tập 1: Những thái độ và hành vi nào sau đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? a) Tìm đọc tài liệu nói về các truyền thống và phong tục, tập quán của dân tộc; b) Chê bai những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, là quê mùa; c) Đánh giá cao, kích phục các nghệ nhân của những nghề truyền thống; d) Không tôn trọng những người lao động chân tay; đ) Sống chỉ biết mình, không quan tâm đến người khác; e) Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa; g) Tích cực tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc; h) Thích xem phim, kịch, nghe nhạc của Việt Nam; i) Sưu tầm những món ăn và kiểu tranh phục dân tộc độc đáo; k) Lấy chồng sớm trước tuổi quy định của pháp luật; l) Tìm hiểu và giới thiệu với mọi người về các lễ hội truyền thống của dân tộc. Bài tập 2: Lựa chọn đáp án đúng nhất để điền vào những chỗ trống dưới đây sao cho đúng với kiến thức đã học: 1. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị (1) được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. a. vật chất b. của cải c. tinh thần d. tư tưởng 2. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là góp phần gìn giữ (2)
  2. a. giá trị vật chất của dân tộc b. bản sắc của dân tộc Viêt Nam c. phong tục, tập quán của người Việt d. cách ứng xử của người Việt Nam - (3) được xem là truyền thống có vị trí cội nguồn của các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta? a. Yêu nước b. Tự hào dân tộc c. Đoàn kết d. Quyết chiến quyết thắng Bài tập 3: Hãy chọn phương án đúng, sai bằng cách đánh dấu (X) vào các cột tương ứng: Phương án lựa chọn Đúng Sai 1. Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp, rất đáng hào x 2. Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển x 3. Nhờ có truyền thống, mỗi dân tộc mới giữ được bản sắc riêng x 4. Trong thời đại mở cửa và hội nhập hiện nay, truyền thống dân x tộc không còn quan trọng nữa 5. Nghe và hát những bài dân ca có thể làm cho mình "quê" đi x 6. Thờ cúng ông bà tổ tiên là một phong tục tốt đẹp của người x Việt Nam B. Bài tập tự luận Bài tập 1: Câu hỏi trong phần gợi ý của bài học a) Truyền thống yêu nước của dân tộc ta thể hiện như thế nào qua lời nói của Bác Hồ? b) Em có nhận xét gì về cách cư xử của học trò cụ Chu Văn An đối với thầy giáo cũ? Cách cư xử đó thể hiện truyền thống gì của dân tộc ta? c) Em hãy kể những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà em biết Bài tập 2: Hãy kể một vài việc mà em và các bạn đã và sẽ làm để góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của địa phương.
  3. Bài tập 3: An thường tâm sự với các bạn: “Nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam, mình có mặc cảm thế nào ấy. So với thế giới, nước mình còn lạc hậu lắm. Ngoài truyền thống đánh giặc ra, dân tộc ta có truyền thống nào đáng tự hào đâu?” Em có đồng ý với An không? Vì sao? Em sẽ nói gì với An? Bài 8 NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO Phần 1: Câu hỏi/Bài tập A. Bài tập trắc nghiệm Bài tập 1: Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện tính năng động, sáng tạo: a) Dám làm mọi việc để đạt được mục đích của mình; b) Dám làm những việc khó khăn mà người khác né tránh; c) Biết suy nghĩ để tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau trong học tập và trong công việc; d) Có ý kiến riêng và bày tỏ ý kiến riêng của mình; đ) Chỉ làm theo những điều đã được hướng dẫn, chỉ bảo. e) “Mất bò mới lo làm chuồng” g) “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học” Bài tập 2: Lựa chọn đáp án đúng nhất để điền vào những chỗ trống dưới đây sao cho đúng với kiến thức đã học: - (1) là luôn say mê, tích cực tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lý các tình huống trong học tập, lao động, công tác nhằm đạt kết quả cao. a. Năng động b. Sáng tạo c. Nhiệt tình d. Năng động, sáng tạo
  4. - Để trở thành người năng động, sáng tạo, mỗi học sinh cần tự mình tìm ra (2) học tập hiệu quả nhất và tích cực (3) những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống. 2.a. phương pháp b. nguyên tắc c. nguyên nhân d. kết quả 3.a. nghiên cứu b. vận dụng c. tìm kiếm d. sáng tạo - Năng động, sáng tạo là phẩm chất (4) của người lao động trong xã hội hiện đại. Nó giúp con người rút ngắn (5) để đạt được mục đích đã đề ra một cách nhanh chóng và tốt đẹp. 4.a. nên có b. cần thiết c. bình thường d. không quan trọng 5.a. công sức b. tiền bạc c. điều kiện d. thời gian Bài tập 3: Hãy đánh dấu x vào cột trống mà em cho là thích hợp: Không Năng động, Hành vi, thái độ năng động, sáng tạo sáng tạo a) Trong giờ học các môn khác, Nam thường đem bài tập toán hoặc tiếng Anh ra làm; b) Ngồi trong lớp, Thắng thường chú ý nghe thầy cô giảng bài, khi có điều gì không hiểu là Thắng mạnh dạn hỏi ngay; c) Trong học tập, bao giờ An cũng chỉ làm theo những điều thầy cô nói ra; d) Vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên anh Văn cho rằng mình cần phải làm bất cứ cách nào để tăng thêm thu nhập; đ) Sau khi đã cân nhắc và bàn bạc kĩ lưỡng, ông Thận quyết định xin vay vốn ngân hang để đầu tư sản xuất;
  5. e) Mặc dù trình độ học vấn không cao, song ông Luỹ luôn tự tìm tòi học hỏi để tìm ra cách làm riêng của mình; g) Đang là sinh viên, song anh Quang thường hay bỏ học để làm kinh tế thêm; h) Khi tìm hiểu bất cứ vấn đề gì, Minh thường đặt câu hỏi “vì sao” và trao đổi lại với thầy cô, bạn bè hoặc tìm đọc thêm những sách có liên quan để tìm lời giải đáp. Bài tập 4: Hãy chọn phương án đúng, sai bằng cách đánh dấu (X) vào các cột tương ứng: Phương án lựa chọn Đúng Sai 1. Trong tất cả các giờ học, học sinh năng động là học sinh biết x đem những môn học mà mình yêu thích ra học. 2.Việc năng động, sáng tạo trong công việc không quan trọng x bằng việc sử dụng những kinh nghiệm có sẵn của cha ông. 3. Những thành tựu văn minh của nhân loại là kết quả của quá x trình lao động say mê và sáng tạo của con người 4. Học tập cũng là một công việc rất cần sự năng động, sáng tạo x 5. Nếu thấy việc khó thì nên bỏ cuộc sớm để khỏi mất thời gian x và công sức. Bài tập 5: Hãy chọn phương án đúng, sai bằng cách đánh dấu (X) vào các cột tương ứng: Phương án lựa chọn Đúng Sai 1. Năng động, sáng tạo chỉ cần thiết đối với những công việc x khó khăn, còn đối với những việc nhỏ thì không cần. 2. Năng động, sáng tạo là phẩm chất quan trọng của người lao x động ở mọi thời đại. 3. Vận dụng phương pháp học tập hiệu quả của bạn phù hợp với x
  6. hoàn cảnh của mình cũng là một biểu hiện của sự sáng tạo 4. Năng động, sáng tạo là những phẩm chất riêng có của những x nhân tài 5. Chỉ trong lĩnh vực kinh doanh mới cần sự năng động, sáng x tạo B. Bài tập tự luận Bài tập 1: Câu hỏi trong phần gợi ý của bài học a) Em có nhận xét gì về việc làm của Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng trong những câu chuyện trên? Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính năng động, sang tạo của họ. b) Theo em, những việc làm đó đã đem lại những kết quả gì cho Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng? c) Năng động, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong thời đại ngày nay? Bài tập 2: Em tán thành hay không tán thành với những quan điểm nào sau đây? Vì sao? a) Học sinh nhỏ tuổi chưa thể sáng tạo được; b) Năng động, sáng tạo là phẩm chất riêng của những thiên tài; c) Chỉ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mới cần đến sự năng động; d) Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có của con người trong nền kinh tế thị trường; đ) Người căng động, sáng tạo thì càng vất vả; e) Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có của người lao động trong mọi thời đại. Bài tập 3: Vì sao học sinh phải rèn luyện tính năng động sáng tạo? Để rèn luyện đức tính đó cần phải làm gì? Bài 9 LÀM VIỆC CÓ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ Phần 1: Câu hỏi/Bài tập
  7. A. Bài tập trắc nghiệm Bài tập 1: Lựa chọn một đáp án đúng nhất (hoặc đúng duy nhất) trong các câu sau: 1. Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả thì cần tránh điều gì sau đây ? a. Tích cực nâng cao tay nghề b. Rèn luyện sức khỏe c. Lao động tự giác, kỷ luật. d. Chỉ sử dụng những kinh nghiệm đã có sẵn. 2. Để khẳng định sự năng suất, chất lượng và hiệu quả, chúng ta cần căn cứ vào những yếu tố nào trong quá trình tạo ra các sản phẩm có giá trị ? a. Số lượng và thời gian tạo ra b. Số lượng và giá thành c. Giá thành và thời gian tạo ra d. Giá trị và giá thành của sản phẩm 3. Biểu hiện nào sau đây thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả ? a. Chỉ cần chất lượng là đủ. b. Tăng số lượng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng c. Luôn quan tâm đến số lượng. d. Chạy theo lợi nhuận nhất thời Bài tập 2: Theo em, những hành vi nào sau đây thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? a) Để tranh thủ thời gian, trong giờ học môn Lịch sử, Minh thường đem bài tập của môn khác ra làm; b) Trong giờ kiểm tra, chưa đọc kỹ đề bài, Nam đã vội làm ngay; c) Hà thường sắp xếp thời gian và kế hoạch học tập một cách hợp lý, vì vậy đã đạt được kết quả cao trong học tập; d) Anh Phong cho rằng, để nâng cao hiệu quả sản xuất thì cần phải tăng nhanh số lượng sản phẩm trong một đơn vị thời gian; đ) Chị Thuỷ thường tranh thủ thời gian để hoàn thành tốt công việc trong thời gian ngắn nhất;
  8. e) Anh Tân bảo vệ luận án trước thời hạn và đạt kết quả xuất sắc. g) Trường tiểu học A luôn đẩy mạnh phong trào đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh. h) Tỉ lệ học sinh đậu tốt nghiệp của trường B không phản ánh đúng chất lượng học tập của học sinh Bài tập 3: Hãy chọn phương án đúng, sai bằng cách đánh dấu (X) vào các cột tương ứng: Phương án lựa chọn Đúng Sai 1. Trong nền kinh tế thị trường, năng suất, chất lượng hiệu quả x là mục đích của quá trình sản xuất. 2. Trong nền kinh tế thị trường, năng suất, chất lượng hiệu quả x cũng không bằng tiếp thị, quảng cáo. 3. Năng suất và chất lượng là hai mặt đối lập nhau nên không x thể có được cả hai yếu tố này khi sản xuất. 4. Năng xuất đem lại lợi ích cho người sản xuất, chất lượng đem x lại lợi ich cho người tiêu dùng. Vì thể sản xuất chỉ cần quan tâm đến năng suất. 5. Niện nay, năng suất, chất lượng hiệu quả sẽ quyết định sự x thành bại của quá trình sản xuất B. Bài tập tự luận Bài tập 1: Câu hỏi trong phần gợi ý của bài học a) Qua câu chuyện trên, em có nhận xét gì về những việc làm của Giáo sư Lê Thế Trung? b) Hãy tìm những chi tiết trong truyện chứng tỏ Giáo sư Lê Thế Trung là người làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. c) Theo em, thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Điều đó có ý nghĩa gì trong cuộc sống? Bài tập 2:
  9. Vì sao làm việc gì cũng đòi hỏi phải có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Nếu làm việc chỉ chú trọng đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng, thì hậu quả sẽ ra sao? Bài tập 3 Hôm nay, đến phiên bạn Cường và Dũng trực nhật lớp. Bạn Cường đến sớm hơn nhưng vừa làm vừa chơi, không gác ghế lên bàn để dễ quét, không vẩy nước và đeo khẩu trang để chống bụi. Dũng đến sau, bảo Bình: sao cậu làm chậm thế, phải làm nhanh lên chứ. Nói xong, Dũng quét lấy quyết để làm bụi bay mù mịt và nhiều chỗ bị bỏ sót, giẻ lau bảng không sạch nên bảng đen trông lem nhem rất xấu ? Em có nhận xét gì về cách làm việc của hai bạn Cường và Dũng. Từ đó rút ra bài học cho bản thân.