Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Giao Phong (Có đáp án)

doc 5 trang thaodu 4460
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Giao Phong (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Giao Phong (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2014-2015 GIAO PHONG MÔN: NGỮ VĂN 7 (Thời gian làm bài: 90 phút) PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : 2 ĐIỂM Đọc đoạn văn sau rồi khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 8 ) “Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ con thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa. Trước mũi thuyền là một không gian rộng để vua hóng mát ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên. Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp.” (Ngữ Văn 7- Tập II) Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? A. Cổng trường mở ra. C. Ca Huế trên sông Hương. B. Cuộc chia tay của những con búp bê. D. Mùa xuân của tôi. Câu 2: Nội dung của đoạn văn trên là gì ? A. Nói lên sự phong phú, đa dạng của ca Huế. B. Nói lên sự hiểu biết phong phú của tác giả về ca Huế. C. Ca ngợi, tuyên truyền cho nét đẹp văn hóa cố đô Huế. D. Thể hiện vẻ đẹp thâm trầm, mộng mơ của Huế. Câu 3: Câu văn “ Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam.” có sử dụng kiểu liệt kê nào ? A. Liệt kê tăng tiến. C. Liệt kê theo từng cặp. B. Liệt kê không tăng tiến. D. Không phải những đáp án trên. Câu 4: Nghĩa của từ “Lữ khách” trong câu văn “Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ con thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa” có nghĩa là gì? A. Người đi đường xa. C. Người ở trong dàn nhạc. B. Người đi nhiều nơi nay đây, mai đó. D. Người thưởng thức ca Huế. Câu 5: Mục đích sử dụng phép tương phản trong truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn là gì ? A. Làm nổi bật tư tưởng chính của tác phẩm : sự đối lập đến gay gắt giữa sinh mạng của người dân và cuộc sống của bọn quan lại bất lương. B. Chỉ làm nổi bật cuộc sống của tên quan phủ. C. Chỉ làm nổi bật số phận của nhân dân khi bị thiên tai hoành hành. D.Chỉ làm nổi bật giữa một bên là sức trời với một bên là sức người với sức nước. Câu 6: Trong những câu sau đây, câu nào có sử dụng cụm chủ - vị làm thành phần câu ? A. Tôi rất thích quyển truyện bố tặng tôi nhân dịp sinh nhật. B. Mẹ về lả một tin vui. C. Ông tôi đang ngồi đọc báo trên tràng kỉ, ở phòng khách. D. Chúng tôi đã làm xong bài tập mà thầy giáo cho về nhà.
  2. Câu 7: Làm thế nào bài văn giải thích của em có sức thuyết phục người đọc ? A. Cần xác định rõ điều cần giải thích. B. Cần xác định rõ lí lẽ đưa ra để giải thích. C. Lần lượt trình bày các điều cần giải thích. D. Cần xác định rõ dẫn chứng giúp lí lẽ trở lên có sức thuyết phục. Câu 8: Văn bản hành chính là gì ? A. Là loại văn bản nghị luận đặc biệt ngắn gọn. B. Là một thể loại của văn bản tự sự. C. Là một thể loại của văn bản trữ tình. D. Là một văn bản dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn giải quyết. PHẦN II : TỰ LUẬN: 8 ĐIỂM Câu 1: (3 điểm): Cho đoạn văn sau: “ Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn để trong khay khảm, khói bay nghi ngút, tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoái tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt. [ ] Ngoài kia tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, trang nghiêm lắm [ ] . a, Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào ? của ai ? Nêu một số hiểu biết của em về tác giả đó ? b, Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên. Câu 2 :(5 điểm) : Dân gian ta thường nhắc nhở nhau : “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng .” Em hãy tìm hiểu xem người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy. Hết
  3. TRƯỜNG THCS HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II GIAO PHONG MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 NĂM HỌC 2014-2015 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Học sinh trả lời đúng đáp án sau, mỗi câu trả lời đúng cho 0,25 điểm . Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 C D C A A A,B,D A,B,D D Những câu có nhiều đáp án, học sinh phải nêu đủ và đúng tất cả các đáp án mới cho điểm. PHẦN II: TỰ LUẬN: 8 ĐIỂM Câu 1: (3 diểm ): Học sinh cần nêu được các ý sau: a) - Đoạn văn trích trong văn bản “ Sống chết mặc bay”. ( 0, 25 điểm ). - Tác giả : Phạm Duy Tốn . (0,25 điểm ). - Phạm Duy Tốn (1883-1924) quê ở Thường Tín, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội ), là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại. (0,25 điểm). b, - Đoạn văn đã nêu rõ cuộc sống của quan phụ mẫu trong khi đi hộ đê. (0,25 điểm). - Bằng cách dùng từ đặc sắc với bút pháp liệt kê, cùng với cách miêu tả một số đồ dùng của tên quan phủ trong khi đi hộ đê “ bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi chữ nhật, trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên “ ống thuốc bạc, dao chuôi ngà, ống vôi chạm, ngoái tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông ”, đã cho ta thấy cuộc sống xa hoa, quý phái hoàn toàn cách biệt với cuộc sống của đám con dân đang chân lấm tay bùn cố gắng hết sức cứu lấy con đê đang trong tình trạng sắp vỡ. ( 1 điểm ). - Với nghệ thuật đối lập, tương phản, tác giả đã phơi vẽ sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống cơ cực lầm than của người dân với cuộc sống chơi bời, hưởng lạc, vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời . ( 0,5 điểm ). Qua đó cũng thể hiện niềm thương cảm của tác giả với những người dân lao động và thái độ phê phán gay gắt với bọn quan lại bất lương. ( 0,5 điểm ). * Cách cho điểm: - Đảm bảo các ý như yêu cầu, diễn đạt trong sáng, lưu loát, biểu cảm, viết câu, dùng từ chuẩn xác, không sai lỗi chính tả. (2,25 điểm). - Đảm bảo các ý, thể hiện được cảm xúc, không sai chính tả, đôi chỗ diễn đạt chưa lưu loát. ( 1,5 điểm – 2,0 điểm ). - Đảm bảo các ý, một vài chỗ diễn đạt chưa lưu loát. ( 1,0 điểm ). - Bài làm sơ sài, thiếu nhiều ý . ( 0,5 điểm ). - Bài làm không đúng ý, lạc đề không cho điểm. Câu 2: ( 5 điểm ): I – Mở bài: (0,5 điểm ). - Dẫn dắt giới thiệu câu ca dao. - Nêu vấn đề cần giải thích: Câu ca dao là lời nhắc nhở mọi người phải có lòng nhân ái, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. II – Thân bài: ( 4 điểm ). a. Giải thích ý nghĩa câu ca dao: ( 1,25 điểm ). + Nhiễu điều: Là thứ hàng tơ lụa màu đỏ đẹp đắt giá. (0,25 điểm ).
  4. + Giá gương : Là vật dụng được làm bằng gỗ chạm khắc khéo léo vừa đỡ lấy tấm gương soi vừa để trang hoàng nhà cửa. (0,25 điểm ). Đem tấm nhiễu điều phủ lên giá gương chúng sẽ tao nên một cảnh tượng vừa rực rỡ, vừa uy nghiêm. Tấm “nhiễu điều” giữ cho gương sáng mãi, khỏi bị ố mờ, còn tấm gương kia nhờ có tấm nhiễu điều nên luôn sáng tươi mãi. (0,25 điểm ). + Ý nghĩa của câu tục ngữ : Từ 2 hình ảnh ví von, gợi cảm đó, người xưa muốn khuyên chúng ta: Là người trong cùng một nước ta phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là trong lúc hoạn nạn, khó khăn . (0,5 điểm ). b,Giải thích vì sao người trong một nước phải yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau :(2,5 điểm). - Về mặt tình cảm : Người cùng chung một nước có cùng chung một nguồn gốc lịch sử, cùng chung một tổ tiên, đều là dòng giống Lạc Hồng, cùng một thứ tiếng mẹ đẻ Vì vậy phải biết yêu thương, tương trợ nhau để vượt qua khó khăn, gian khổ.( 0,75 điểm ). - Về mặt lí trí: Không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội được mà phải hòa nhập vào cộng đồng, thống nhất về ý chí, gắn bó chặt chẽ về quyền lợi, mới tạo nên một sức mạnh để đưa đất nước tiến lên . ( 0,75 diểm ). - Nhờ tình tương thân, tương ái đó mà dân tộc ta đã vượt qua biết bao gian khổ từ lúc dựng nước, giữ nước cho đến ngày hôm nay: Yêu thương, đùm bọc trong thời chiến để giữ nước; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong thời bình để xây dựng đất nước. Trong lao động sản xuất, sức mạnh đoàn kết đã giúp ta xây dựng thành công con đê Sông Hồng ngăn dòng nước lũ bảo vệ mùa màng. Trong đời sống hàng ngày nhờ tinh thần “lá lành đùm lá rách” mà dân tọc ta mới vững vàng như ngày hôm nay . ( 1.0 điểm ). - Yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau phải xuất phát từ lòng chân thành, tự nguyện mới là nghĩa cử cao đẹp đáng chân trọng. Đó cũng là nền tảng đạo đức, cách sống văn minh của con người mới trong thời đại ngày nay . c, Liên hệ tới mặt trái của vấn đề . ( 0,25 điểm). - Tuy nhiên, bên cạnh những người sống đoàn kết, yêu thương, tương trợ lẫn nhau thì trong xã hội ta vẫn còn tồn tại những cách sống ích kỷ, chỉ biết đến quyền lợi cá nhân, thờ ơ trước nỗi đau của người khác. Đó là biểu hiện suy thoái về đao đức, nhân cách cần bị lên án, phê phán . III – Kết bài: (0,5 điểm ). - Nêu được ý nghĩa giáo dục sâu sắc của câu ca dao : Câu ca dao mãi là bài học sâu sắc về đạo lí làm người . - Bài học rút ra cho bản thân: Giữ vững và phát huy truyền thống ấy để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. * Cách cho điểm: - Bài làm đảm bảo các ý cơ bản như trên, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, không mắc lỗi diễn đạt cho từ 4 đến 5 điểm. - Bài làm đảm bảo các ý cơ bản như trên, lập luận còn thiếu chặt chẽ, không mắc lỗi diễn đạt cho từ 3 đến 4 điểm. - Bài làm đảm bảo các ý cơ bản như trên, lập luận còn thiếu chặt chẽ, mắc một số lỗi diễn đạt cho từ 2 đến 3 điểm.
  5. - Bài làm còn thiếu ý, lập luận thiếu chặt chẽ, chưa có sức thuyết phục cao, mắc nhiều lỗi diễn đạt cho từ 1 đến 2 điểm. - Bài làm không trình bày được các ý như trên hoặc chưa đúng thể loại văn nghị luận giải thích không cho điểm. * Chú ý: Điểm toàn bài làm tròn đến 0,5 điểm